Friday, May 18, 2012

Vô Ưu, Bồ Đề, Đầu Lân_Sóng Việt Đàm Giang
















Những Cây Liên Hệ Đến Phật Giáo
Cây Vô Ưu (Sacara asoca), Cây Bồ Đề (Ficus religiosa),
Và Cây Đầu Lân (Couroupita guianensis),
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn

Mở đầu
Ấn độ (India) là một nước có nền văn hóa và triết lý từ lâu đời và được xem như là nơi phát sinh Phật giáo nguyên thủy, một Thánh địa của đạo Phật. Trong truyền thống gần đây, hành trình về đất Phật mang danh Thánh tích Tứ Động Tâm Phật giáo là những địa điểm quan trọng : Sravasti (Xá Vệ), Lumbini (Lâm Tì Ni), Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Sarnath (Lộc Uyển), và Kushinagar (Câu thi Na).
Trong Phật giáo có 3 cây biểu tượng qua cuộc đời của Đức Phật :
- Cây Vô ưu là cây liên hệ đến khi Đức Phật ra đời ở Lumbini (Nepal)
- Cây Bồ Đề là cây Đức Phật thành đạo ở Bodhgaya (Bihar-India)
- Cây Song long thọ là cây Đức Phật nhập diệt ở Kushinagar (Ấn độ)
Sự nhầm lẫn giữa một loại cây mang tên shorea và Song long thọ trong sự nhận diện cây và tên đề trên bảng gắn ở một số cây tại những nơi như đền đài, điện, chùa ở Cambodia, và có thể còn nhiều nơi khác đã làm mọi người hiểu nhầm. Và sự lầm lẫn về tên gọi giữa cây sala, cây vô ưu, cây shorea robusta hiện diện rất nhiều trên các trang internet.


Phân biệt các loại cây linh thiêng liên hệ đến Phật giáo

Trong tài liệu Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Vô Ưu, trong vườn Lumbini, thành đạo dưới gốc cây Bồ đề ở Bodhgaya, và nhập diệt giữa hai cây Sala song thọ tại Kushinagar. Vì nguồn gốc đó mà ngoài cây Bồ đề, cây Sala cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.

Cây Hoa Vô Ưu
Trong hình vẽ nghệ thuật, Phật Giáo thường mô tả thân mẫu Đức Phật là Hoàng Hậu Maya đã sinh nở trong vườn Lumbini, khi bà đưa cánh tay phải lên vịn cành hái một đóa hoa Vô Ưu và đã hạ sinh Thái Tử Siddhartha. Hoa Vô Ưu trong hình vẽ miêu tả mọc từng chùm trực tiếp từ thân chứ không mọc từ cành hay ngọn cành như những loài hoa khác.











Cây Vô ưu, hoa, lá và quả

Cây vô ưu xanh quanh năm, mùa xuân có hoa đẹp, và ở Hà Nội, thấy trồng nhiều quanh khu tượng đài Lý Thái Tổ (nhìn ra hồ Hoàn Kiếm) vị vua rất kính trọng đạo Phật và cũng là vị vua tạo lập kinh thành Thăng Long. Trước cổng đền Ngọc Sơn và đền Voi phục cũng có cây Vô ưu.


Đền Voi Phục Đền Voi Phục Công trường Lý Thái Tổ

Cây Bồ đề. Cây đề, nhiều người gọi là cây Bồ-đề (Ficus religiosa), là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở India, tây nam China và Đông Dương về phía đông Việt Nam. Nó là một loài cây lớn, cao tới 30m và đường kính thân có thể to đến tới 3 m. Lá cây với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10-17 cm và rộng 8-12 cm, với cuống lá dài 6-10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.





Hồ Puskarni ở Lumbini-Nepal

Gốc cây Bồ đề (Sravasti-India)



Cây Đầu Lân hay Sala song thọ







Hoa, quả và cây Đầu lân (Khu du lịch Đại nam)


Hình cho thấy cây hoa sala này (mang tên tiếng Anh là cannonball) có tên khoa học là couroupita guianensis, họ Lecythidaceae, nguồn gốc ở Nam Mỹ. Ở Việt Nam, cộng đồng Phật giáo, gọi couroupita guianensis là cây Sala, Sala Song Thọ thường được trồng trong các chùa.
Căn cứ trên hình dáng hoa, người miền Bắc thường hay gọi là Hàm Rồng. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, gọi là cây Đầu Lân (Cây cỏ Miền Nam, 1970, quyển 1, trang 917). Giới sưu tập cây cảnh thường sử dụng tên Ngọc Kỳ Lân.









Cây đầu lân đề bảng tên pentacme siamensis tại Hoàng Cung, Phompenh




Ghi chú. Ngoài cây sala mang tên ngọc kỳ lân (couroupita guianensis) trên, còn có cây Sala mang tên Sāl, Shala, Shorea robusta, Dipterocarpaceae; đây là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á, và ngày nay là một loại cây được trồng để cung cấp gỗ cứng.
Sala trong kinh điển: cây sala, có tên khoa học là couroupita guianensis họ Lecythidaceae. Thân thẳng hình trụ. Tán lá có khuynh hướng phân tuyến vươn cao lên ở cây con và xòe rộng ra ở cây già. Vỏ cây trưởng thành thô ráp với những nếp nhăn rất dài dọc thân. Cây sa-la có lá quanh năm; nhưng, ở nơi khô hạn, cây trải qua một thời kỳ thay lá ngắn ngủi từ tháng Hai đến tháng Tư. Lá non xuất hiện trong tháng Tư, những chiếc lá dài rộng có hình quả trứng; thớ lá nhám và dai, khi phát triển đầy đủ thì mặt trên sáng bóng. Hoa sala xuất hiện đầu mùa Hè, có màu trắng hồng rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát, mọc ngay trên thân cây suốt từ gốc lên; chùm hoa dài ra liên tục, có thể dài tới 2-3 m. Kết cấu cả chùm hoa giống con rắn thần (naga), mỗi bông hoa trông như đầu và miệng rắn phùng mang che phần nhụy ở giữa. Sala kết trái trong mùa hè; trái sala chín lại có mùi hôi và khi chín nẫu thì hạt sala mới đủ già để nẩy mầm.

Ghi chú. trên hai cây sala trồng tại Hoàng Cung, Phnompenh thì lại được gắn cho hai tên hoàn toàn khác: đó là pentacme siamnensis và shorea robusta.

Đoạn tả cây trên cho thấy dù mang cây bảng tên Shorea robusta (dipterocarpaceae) hay pentacme siamensis (dipterocarpacea), cả hai cây tại Hoàng cung, Phompenh, đều nhìn giống nhau về lá, hoa đều xuất phát từ thân và quả thì tròn tương tự trái cantaloupe nhỏ, và đúng ra phải mang tên là couroupita guianensis (lecythidaceae.)

Cây đầu lân. Boulet de canon-Ayahuma. Sala .Cây song long thọ. Couroupita Guianensis Aubl. Lecythidaceae.

Đại cương: cây Couroupita guianensis, tên thông thường gọi là Ayahuma hay cây đạn cà nông là một cây có lá không rụng quanh năm và có nguồn gốc vùng nhiệt đới phía Bắc nam Mỹ và miền nam Caribbean. Tại Ấn Độ, sự hiện diện và phát triển ít nhất cũng hai hay ba ngàn năm, do đó, có thể nói rằng cây “song long thọ” có nguồn gốc ở Ấn Độ, thuộc họ Lecythidaceae, phát triển có thể cao đến 25 m chiều cao. Tên gọi “cây đạn cà nông” vì lý do những trái giống những viên đạn đại bác cannon thời xưa, màu nâu. Phần lớn các cây, không phải mọc ngoài thiên nhiên, được trồng do dạng cây lớn cổ thụ và hoa mọc trên thân đẹp, thơm.
Nói chung, Sala (couroupita guianensis) là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala ra từ thân cây, mọc suốt từ gốc lên, thành chùm hoa dài ra liên tục có thể nở tiếp tục tới 2-3m, hoa đặc biệt có màu cam sặc sở, đôi khi đỏ tươi.Trái, hình cầu, to, đường kính 15 – 24 cm chứa bên trong khoảng 200 đến 300 hạt mỗi trái.
Ở miền Nam Việt nam, cây đầu lân hay sala song thọ này có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm... Có một cây Sala to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm. Tại khu du lịch Đại Nam cũng có hai cây khá lớn, và rất nhiều chùa ở các nơi khác tại Việt Nam cũng đều có trồng cây sala này.
Và qua những tài liệu thực vật thì ta có thể kết luận cây được mô tả ở trên là cây ngọc kỳ lân hay cannon ball và mang tên couroupita guianensis (lecythidaceae) chứ không phải shorea robusta. Sự lầm lẫn này có lẽ vì cây Shorea Robusta, nguồn gốc bên Ấn độ, thuộc họ Dipterocarpaceae, do nhà thực vật Roxburgh tìm ra (mang tên Shorea Robusta Roxb.) cũng thường được gọi là Sal, Shal, Sala.
Cây Song long thọ được xem như một biểu tượng tôn giáo ở Á Châu: cây cũng được trồng rộng rãi trong các đền thờ Shiva ở Ấn Độ. Tiếng Hindi (một trong những ngôn ngữ chính của Ấn độ), cây được gọi là Shiv Kamal và cũng được biết đến như Kailaspati. Cây được gọi là cây Nagalingam ở Tamil. Hoa gọi là hoa Shivalinga. Tại Ấn Độ, tôn giáo tôn kính cây này như là một cây thiêng liêng bởi vì các cánh hoa tương tự như một cái mui xa của Naga, một rắn thiêng, bảo vệ cho thần Shiva Lingam.

Kết luận

Tóm lại, trong Phật giáo có 3 cây biểu tượng qua cuộc đời của Đức Phật :
- Cây Vô ưu (sacara asoca) là cây liên hệ khi Đức Phật ra đời,
- Cây Bồ Đề (ficus religiosa) là cây liên hệ khi Đức Phật tu luyện và thành đạo,
- Cây Song long thọ (couroupita guianensis ). Mặc dù có sự nhầm lẫn trong những bảng tên khoa học tại một số thắng cảnh lịch sử có trồng cây song long thọ (hay cây đầu lân), cây được minh họa tại nhiều đền đài, điện tại Ấn độ và thấy trồng ở đất Phật liên hệ đến Đức phật khi ngài nhập diệt ở Kushinagar, chính là cây song long thọ.





Cây Vô Ưu -Lumbini





Cây Bồ đề- Bohdgaya




Cây Sala song thọ -Kushinagar-Vaishali (tại chùa Kiều Đàm Di)







Ghi chú. Ngoài trừ một số hình thuộc bộ hình riêng của tác giả, hầu hết hình ảnh, tranh vẽ đều được sưu tầm và trích ra từ nhiều trang nhà wikipedia, vi-wikipedia và trang du lịch. Người viết (Sóng Việt Đàm Giang) xin được cảm ơn tất cả tác giả những bức hình mang lên trong bài viết này.


Sóng Việt Đàm Giang
12 May, 2012

1 comment:

Unknown said...

Chỗ này có hơi nhập nhằng. Theo những gì mình biết thì cây Sala (nơi Phật viên tịch) là loại cây mọc ra 2 nhánh, nhìn từ xa sẽ tưởng như là 2 cây và phủ hoa trắng rừng. Còn cây đầu lân (hàm rồng) lại là cây 1 nhánh, thẳng đứng, hoa đỏ. Vậy cây Hàm Rồng hay cây Shorea Robusta mới đúng là cây "Sala Song Long Thọ" mà Phật đã từng ở đó viên tịch? Ngoài ra, nếu mình muốn mua giống cây Shorea robusta (không phải cây hàm rông) thì có thể mua ở đâu được?