Thursday, May 31, 2012
Nhớ
Nhớ!
Nhớ nhung triền miên
Nhớ nhung lặng thinh
Tình xa trống vắng
Nhớ nhung hàng đêm!
Nhớ! Nhớ em hoài mong
Âm thầm ngóng trông
Lá thư nắng sớm
Từ phương trời đông
Nhớ! Nhớ như vời mưa
Rả rích lưa thưa
Thì thầm khúc khích
Có nhau ngày xưa
Nhớ! Nhớ đêm thu nào
Tình mình xôn xao
Bập bùng ánh lửa
Lò sưởi lách tách
Vòng ôm khít khao
Nhớ! Nhớ em day dứt
Mất ngủ thao thức
Trời cao có biết
Người tôi yêu đâu?
JSong
31 May 2012
Wednesday, May 30, 2012
Cây Bồ đề Phật Giáo và Cây Lâm Vồ (Moraceae)
Cây Bồ Đề Phật Giáo và Cây Lâm Vồ
Sóng Việt Đàm Giang
Trên nhiều đường phố ở nhiều tỉnh thành khác nhau người ta thường thấy một loại cây xanh trồng dọc bên đường . Cây này nhìn rất giống cây Bồ đề Phật giáo, và mang một tên không mấy quen thuộc là cây lâm vồ.
Cây lâm vồ và cây Bồ đề Phật giáo đều thuộc chi Sung Ficus (sung, si, sộp, gừa, đa...), gia đình Dâu tằm (Moraceaea).
Family Moraceaea có chừng 600-800 loài khác nhau.
Một số quen thuộc gồm:
cây sanh: ficus retusa
cây gừa: ficus microcarpa
cây sộp: ficus pisocarpa
cây sung: ficus racemona, glomerata
cây đa lâm vồ: ficus rumphii
đa búp đỏ: ficus elastica
đa rễ: ficus macrophylla (strangler fig)
đa lá tròn : ficus benghalensis
sung kiểng: ficus benjamina
Bồ đề Phật giáo: ficus religiosa
Sự lầm lẫn giữa cây bồ đề Phật giáo và cây giống cây bồ đề cũng dễ hiểu vì cả hai cây có lá từa tựa như nhau.
Sự phân biệt giữa cây lâm vồ và cây Bồ đề Phật giáo cũng không khó khăn lắm dưới mắt nhìn của những người quen thuộc với cây cỏ.
Cả hai loại đều thuộc chi Sung (ficus), họ Dâu tằm (Moraceaea)
Cây Bồ đề Phật giáo (ficus religiosa) có chồi ngọn ngắn, cuống lá dài, đáy lá nhọn, mép lá hơn gơn sóng, đỉnh là có đuôi nhọn kéo dài (hình 1)
Cây bồ đề đường phố (cây sung/cây lâm vồ/ficus rumphii): Cây gỗ lớn, có nhánh to, vỏ nhẵn, môc trắng. Lá hình tam giác cụt, có khi hơi thót lại ở cuống, mép không gợn sóng, có đỉnh mũi nhọn hình tam giác, không có đuôi kéo dài, cuống lá ngắn hay dài rất mảnh. Quả sung xếp từng cặp trên nhánh có lá, không có cuống, hình cầu, khi chín màu đỏ sẫm. (hình 2)
Cây đa/sung/ bồ đề giả này trồng rất nhiều tại nhiều nơi, nhiều tỉnh bên lề đuờng vì cây lá xanh và cho nhiều bóng mát.
Đặc biệt chi Sung/Ficus này có nhiều loại được dùng trong nghệ thuật bonsai (như ficus retusa, ficus macrophylla, ficus benghalensis, ficus rumphii, và ngay cả ficus religiosa...)
Sóng Việt Đàm Giang
26 May 2012
(hình internet)
Ngò Om và Ngổ Trâu
Sóng Việt Đàm Giang
Ngổ, ngò om hay ngò ôm (limnophila aromatica) là một loại rau gia vị sống tại vùng khí hậu nhiệt đới thuộc họ Mã đề. Các tỉnh miền Nam gọi là rau om hay rau ôm. Tại các tỉnh miền trung, rau này còn được gọi là ngổ hương. Các tên gọi khác ngổ thơm, ngổ om, mò om hoặc ngổ điếc
Ngổ là cây thân thảo, mọc bò, thân rỗng giòn, dài 20 – 30 cm, có nhiều lông, mùi rất thơm, lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá.
Ngổ mọc nhiều nhất trong vùng Đông Nam Á, nơi chúng phát triển dễ dàng trong môi trường nóng và nhiều nước, như trong ruộng lúa. Chúng mọc nổi trên mặt nước nhưng cũng có thể trồng trên cạn nếu tưới nhiều nước; khi đó rau mọc thành bụi. Rau này được sử dụng nhiều trong ẩm thực và cũng có thể dùng như một cây cảnh trong hồ cá cảnh hoặc bể thủy sinh.
Ngổ từng được phân loại vào họ Hoa mõm sói)- Scrophulariaceae.
Ngổ dễ bị lẫn với ngổ trâu (enhydra fluctuans Lour.) mà miền Nam gọi là rau ngổ hay ngổ cộng thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi hay ngập nước.
Rau Ngổ Trâu (Rau Ngổ)
Rau ngổ, Ngổ trâu, Ngổ đất, Ngổ hương, Cúc nước, Phak hom pom - Enydra fluctuans Lour, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, phân cành nhiều, có đốt. Thân hình trụ, có rãnh. Lá mọc đối, không cuống, gốc hơi rộng và ôm lấy thân, mép có răng cưa. Cụm hoa dạng đầu, không cuống bao bởi hai lá bắc hình trái xoan tù, màu lục. Hoa cái và hoa lưỡng tính đều sinh sản. Quả bế không có mào lông.
Cây ra hoa từ tháng 11-12 đến tháng 4 năm sau.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Enydrae Fluctuantis.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam tới Inđônêxia. Ở nước ta cây mọc hoang trong các ao hồ, mương máng và cũng được trồng làm rau ăn sống hay nấu canh.
Ngổ trâu (Enydra fluctuans Lour.[1]), còn gọi là ngổ đắng, ngổ đất, ngổ thơm, ngổ hương, cúc nước, cần nước, miền Nam gọi là rau ngổ hoặc ngổ cộng[2], là loài cây thuốc thuộc họ Cúc.
Ngổ trâu mọc dưới nước, sống nổi hoặc ngập nước, phân cành nhiều, có mắt. Lá dài, không cuống, mọc đối hay từng ba cái một; phiến hẹp, nhọn, bìa có răng thưa. Thân dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn không lông, phân cành nhiều, có mắt, không lông. Lá ngổ trâu mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài khoảng 5 cm, rộng 6–10 mm. Cụm hoa hình đầu, không cuống, hoa mọc ở nách lá, hay ngọn, có màu trắng hoặc lục nhạt; 4 lá bắc hình trái xoan. Toàn hoa ống, hoa ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng và chia 3 thùy, hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn và ngắn. Bầu hình trụ cong. Quả bế không mào lông.
Ngổ trâu mọc nhiều ở các ao hồ tại Việt Nam. Ngoài ra còn thấy có ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc.
Ngổ trâu dễ bị lẫn với ngổ (limnophila aromatica) mà miền Nam gọi là ngò om. So với ngò om, thân ngổ trâu to cao hơn, mùi ít hăng hơn, ít tinh dầu hơn. Ngổ trâu không dùng làm gia vị kèm theo rau mùi, húng quế, trong các món canh chua như ngò om mà dùng để xào với thịt bò hay tép, ăn kèm mắm kho, lươn um.
Ghi chú. Tài liệu trên trích từ vi-wikipedia
Lời bàn phía dưới
(Sóng Việt Đàm Giang)
Rau om bán tại tiệm bán thực phẩm thường là loại ngò om (limnophila aromatic)
Hai loại có thể phân biệt được do nhìn vào hình dạng lá
Ngò Om (limnophila aromatica) là cây thân thảo, mọc bò, thân rỗng giòn, dài 20 – 30 cm, có nhiều lông, mùi rất thơm, lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa.
Ngổ (ehydra fluctuans): Cây thảo sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, phân cành nhiều, có đốt. Thân hình trụ, có rãnh. Lá mọc đối, không cuống, gốc hơi rộng và ôm lấy thân, mép có răng cưa.
Như vậy: nếu lá hình thon lại khi gần thân, mép hơi có răng cưa thì đó là rau ngò om (ngổ thơm)
Lá thon dài, không cuống, phần gắn vào thân hơi rộng thì đó là rau ngổ.
Xin xem hình đính kèm.
Sóng Việt Đàm Giang
Friday, May 25, 2012
Thơ: Chẳng Dấu!
Chẳng Dấu!
Chẳng dấu anh đâu…vẫn ngóng tìm
Một cánh thư xanh tựa cánh chim
Gửi đến từ xa xôi ngàn dặm
Nôn nao như hội… mở trái tim
Chẳng dấu anh đâu…vẫn hát thầm
Bài ca tình hỡi quyện thanh âm
Kể chuyện cuộc tình đầy nhung nhớ
Ươm hạt dưới trăng …chờ nẩy mầm
Chẳng dấu anh đâu…vẫn làm thơ
Đêm mưa lụt ấy chuốc ngẩn ngơ
Tháng sáu ngày đó mình tíu tít
Mùa xuân năm nay…chợt bơ vơ
Chẳng dấu anh đâu…
vẫn …
Sóng Việt
25 May 2012
Wednesday, May 23, 2012
Duyên Thương dich thơ HXH: Đánh Đu
Dịch Thơ Hồ Xuân Huơng
From Sóng Việt Đàm Giang
Introduction.
About Ho Xuan Huong
"Ho Xuan Huong was born at the end of the second Le Dynasty (1592-1788), a period of calamity and social disintegration. By the end of the Le period, the Confucian social order had calcified and was crumbling. In the North, the powerful Trinh clan controlled the Le kings and their court at present-day Hanoi. The Trinh warred with the Nguyen clan whose southern Hue court was aided by Portuguese arms and French troops recruited by colonial missionaries. Finally, adding to decades of grim chaos, in 1771 three brothers known as the Tay-Son began a populist rebellion that would vanquish the Trinh, the Le, and the Nguyen rulers, seizing Hanoi, Hue, and Saigon, and creating their own short-lived dynasty (1788-1802) that would soon fall to the Nguyen.
At the end of the Le Dynasty, when the social status of women was sharply reduced, Ho Xuan Huong constantly questioned the order of things, especially male authority. The rigid feudalism of the latter Le Dynasty took the 2000-year-old Confucian Book of Rites as its fundamentalist guidebook in which a woman "when unmarried, should obey her father; when married, her husband, and, if widowed, her son." To make matters worse, dowry and wedding rules had become so expensive and complicated by Ho Xuan Huong's time that fewer women of her class were getting married; more were becoming concubines.
Ho Xuan Huong chose to write in Nom writing system that represented Vietnamese speech rather than Chinese, the language of the mandarin elite. Her choice to write poetry in Nom gives her poetry a special Vietnamese dimension filled with the aphorisms and speech habits of the common people.
The most surprising fact is that the greater part of her poems--each a marvel in the sonnet-like lu-shih style--are double entendres: each has hidden within it another poem with sexual meaning.
For her erotic attitudes, Ho Xuan Huong turned to the common wisdom alive in peasant folk poetry and proverbs, attitudes that from her literary pen might be read more accurately as defiance rather than as a psychosexual malady, as some of her critics have charged."
Note. All of above facts are retrieved from the internet, John Balaban is the writer.
And now, dear friends and colleagues,
I would like to introduce to you one well-known poem written by Ho Xuan Huong, “Đánh Đu” (The swing/La balançoire), translated beautifully by one of our Pharmaceutical community, Pharmacist Nguyen Xuan Duyet/Duyen Thuong with a gracious touch by Chị DS Bình Nhung.
Thank you Mr. Duyet and chị Bình Nhung for providing us two excellent French and English versions of Đánh Đu.
Hope you all enjoy reading the poem.
Truly,
So’ng Vie^.t
http://health.groups.yahoo.com/group/dd_duockhoa_vn/message/8998
Friday November 29 2002
***
DDa'nh DDu
Bo^'n co^.t khen ai khe'o khe'o tro^`ng !
Ngu+o+`i thi` le^n dda'nh ke? ngo^`i tro^ng
Trai du go^'i ha.c khom-khom ca^.t
Ga'i uo^'n lu+ng ong ngu+?a-ngu+?a lo`ng
Bo^'n ma?nh qua^`n ho^`ng bay pha^'p-pho+'i
Hai ha`ng cha^n ngo.c duo^~i song-song.
Cho+i Xua^n dda~ bie^'t Xua^n cha(ng ta' ?
Co.c nho^? ddi ro^`i lo^~ bo? kho^ng.
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng!
Người thì lên đánh kẻ ngồi không
Trai du gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi Xuân đã biết Xuân chăng tá?
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.
La balançoire
Félicitations à celui qui adroitement
A planté les quatre poteaux de la balançoire.
Les uns montent se balancer, les autres assis, regardant.
Le gars cambre ses genoux, bande ses reins.Victoire!
La fille arquant sa taille de guêpe, offre son bassin.
Quatre pans de pantalons roses claquent au vent.
Deux paires de belle jambes s'étirent parallèlement.
Pour ces jeux printaniers, êtes -vous réellement mûrs?
Les piliers retirés, on laisse tels quels les trous.
****
The swing
Congratulations to whoever, skillfully
Planted the four posts of the swing, beautifully.
Some people climb aboard to swing, while others
Are just quiet onlookers, observing and smiling.
Curving his knees, the boy arches his back.
Twisting her wasp- waist, the girl pushes her pelvis.
Four pink pant-tails are flapping in the wind.
Two pairs of legs are stretching side by side
For these spring games, are you really mature ?
Once the posts are removed, the holes are left as such.
29 Nov 2002
Duyên- Thương
Tuesday, May 22, 2012
Duyên Thương dịch thơ Huy Cận (Ngậm Ngùi)
Nga^.m Ngu`i
Huy Ca^.n
Na('ng chia nu+?a ba~i chie^`u ro^`i
Vu+o+`n hoang trinh nu+~, xe^'p ddo^i la' ra^`u
So+.i buo^`n, con nhe^.n gia(ng mau
Em o+i! Ha~y ngu?... anh ha^`u qua.t dda^y
Lo`ng anh mo+? vo+'i qua.t na`y
Tra(m con chim mo^.ng ve^` bay dda^`u giu+o+`ng
Ngu? ddi em, mo^.ng bi`nh thu+o+ng!
Ru em sa(~n tie^'ng, thu`y du+o+ng ma^'y bo+`;
Ca^y da`i bo'ng xe^' nga^?n ngo+
Ho^`n em dda~ chi'n ma^'y mu`a thu+o+ng ddau?
Tay anh, em ha~y tu+.a dda^`u,
Cho anh nghe na(.ng, tra'i sa^`u ru.ng ro+i...
COMPASSION ou L' Aventurier et la Courtisane.
Le crépuscule envahit de mélancolie
La belle plage à demi-ensoleillée.
Dans cette roseraie longtemps abandonnée
La charmante et humble sensitive replie
Ses folioles froissées par le vent volage !
De ses fils de chagrin l'araignée envisage
De tisser follement sa toile à n'en plus finir.
-Viens dormir ma chère ,je suis là pour te servir
A ton chevet, mon coeur s'ouvre comme cet éventail
Et cent oiseaux de rêve reviennent au bercail.
-Dors, chérie, serein est ton rêve qui ramène
Les murmures des saules berçant ton âme en peine.
L'ombre du soir, parmi les grands arbres élancés
Se faufile et se perd en des coins égarés.
Des saisons bien mûres de douleur et de passion
Pèsent sur ton âme en mal de compassion.
Sur mon bras étendu laisse choir la tristesse
Ce fruit d'anxiété ruinant ta jeunesse.
Duyen - Thuong , traducteur libre.
Observation: En tant que poète , lui- même, Duyen-Thuong, très sentimental et plein d'empathie pour la courtisane, ajouterais volontiers , si Huy-Can le lui permettais, et vous aussi
Chers Lecteurs, 4 vers de son cru, à la fin du poème traduit.
Les voici :
Demain ,crois moi, ton destin sera bien changé.
Le vent emportera l'éternelle souffrance
Du mal profond tu sors,ivre de délivrance,
De joie et de bonheur avec l'être aimé.!
Mai dda^y, em ha~y tin ra(`ng
DDo+`i Em thay ddo^?i , thoa't vo`ng tra^`m u+u .
Gio' xe~ cuo^'n ddi trái sa^`u va.n co^?
Em say vui su+o+'ng so^'ng cu`ng ngu+o+i ye^u.
DUYEN -THUONG
Nov 30, 2002
Duyên Thương dịch thơ Hồ Xuân Hương
Thi sĩ Duyên Thương (DS Nguyễn Xuân Duyệt) vừa qua đời ngày 18 tháng 5, 2012
tại Montreal, Canada, hưởng thọ 85 tuổi.
Được biết ông làm rất nhiều thơ bằng Pháp ngữ cùng dịch một số thơ.
Ông có đăng một số bài thơ dịch sang Pháp ngữ vào thời điểm cuối năm 2002,
đầu năm 2003 trên diễn đàn Dược Khoa.
Hai bài dưới đây Vịnh cái Quạt và bài Dệt Vải trong posting trước là do chính
thi sĩ Duyên Thương gửi đến Ban điều hành DĐDK (TBN và SVĐG)và đồng ý cho phổ biến.
Sự hiện diện của hai bài dịch này,nếu có từ ngày đó, ra ngoài sự hiểu biết của người viết.
Những bản dịch nay đuợc mang lên để tưởng nhớ người Dược sĩ tài giỏi rất năng động
trong sự phụng sự khoa học, nghề nghiệp và văn chương.
Sóng Việt Đàm Giang
Vịnh Cái Quạt
Mười bảy hay là mười tám đây?
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Mỏng dầy chừng ấy chành ba góc,
Rộng hẹp dường nào cắm một cây.
Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát,
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
Chúa dấu vua yêu một cái này.
Hồ Xuân Hương
L’EVENTAIL
Dix-sept ou dix- huit ! quel est donc ton âge !
L'on ne sait ! mais laisse-moi t 'aimer et t' étreindre.
Tu t' évases en triangle mince, alors j' en profite !
Bien enflée! Ah ! cause du tenon qui t' enfile.!
Ample ou étroit, on te baise quand même .
Plus il fait chaud , plus tu nous procures la fraîcheur.
Je ne m'en lasse pas ,jour et nuit, et comment !
Grâce à la colle KAKI, d' odeur irrésistible
Liant les 17 lattes de l`éventail , donnant
Aux joues et lèvres rouge - orange de la fille
Un certain sex-appeal des plus langoureux.
Seigneurs et Rois que nous sommes, on te chérit bien
« Cher objet de notre désir.»
DUYEN - THUONG
( Traduction libre de « Ca'i Qua.t.»)
Vịnh Cái Quạt II
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Hồ Xuân Hương
L'EVENTAIL
Mon trou, profond soit-il,s'ajuste à ton désir.
Depuis des millénaires, mon charme t'attire.
Si je m'écarte en triangle , la chair me manque.
Si je ferme les deux côtés, ma belle chair fait saillie.
Le vent cesse, je rafraichis la face du héros.
La pluie tombe, je protège la tête de l'honnête homme.
Je dorlote, j'interroge l'homme à son poste de commande.
" De mon être remuant, êtes -vous satisfait? "
DUYEN-THUONG ( Traducteur)
tại Montreal, Canada, hưởng thọ 85 tuổi.
Được biết ông làm rất nhiều thơ bằng Pháp ngữ cùng dịch một số thơ.
Ông có đăng một số bài thơ dịch sang Pháp ngữ vào thời điểm cuối năm 2002,
đầu năm 2003 trên diễn đàn Dược Khoa.
Hai bài dưới đây Vịnh cái Quạt và bài Dệt Vải trong posting trước là do chính
thi sĩ Duyên Thương gửi đến Ban điều hành DĐDK (TBN và SVĐG)và đồng ý cho phổ biến.
Sự hiện diện của hai bài dịch này,nếu có từ ngày đó, ra ngoài sự hiểu biết của người viết.
Những bản dịch nay đuợc mang lên để tưởng nhớ người Dược sĩ tài giỏi rất năng động
trong sự phụng sự khoa học, nghề nghiệp và văn chương.
Sóng Việt Đàm Giang
Vịnh Cái Quạt
Mười bảy hay là mười tám đây?
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Mỏng dầy chừng ấy chành ba góc,
Rộng hẹp dường nào cắm một cây.
Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát,
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
Chúa dấu vua yêu một cái này.
Hồ Xuân Hương
L’EVENTAIL
Dix-sept ou dix- huit ! quel est donc ton âge !
L'on ne sait ! mais laisse-moi t 'aimer et t' étreindre.
Tu t' évases en triangle mince, alors j' en profite !
Bien enflée! Ah ! cause du tenon qui t' enfile.!
Ample ou étroit, on te baise quand même .
Plus il fait chaud , plus tu nous procures la fraîcheur.
Je ne m'en lasse pas ,jour et nuit, et comment !
Grâce à la colle KAKI, d' odeur irrésistible
Liant les 17 lattes de l`éventail , donnant
Aux joues et lèvres rouge - orange de la fille
Un certain sex-appeal des plus langoureux.
Seigneurs et Rois que nous sommes, on te chérit bien
« Cher objet de notre désir.»
DUYEN - THUONG
( Traduction libre de « Ca'i Qua.t.»)
Vịnh Cái Quạt II
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Hồ Xuân Hương
L'EVENTAIL
Mon trou, profond soit-il,s'ajuste à ton désir.
Depuis des millénaires, mon charme t'attire.
Si je m'écarte en triangle , la chair me manque.
Si je ferme les deux côtés, ma belle chair fait saillie.
Le vent cesse, je rafraichis la face du héros.
La pluie tombe, je protège la tête de l'honnête homme.
Je dorlote, j'interroge l'homme à son poste de commande.
" De mon être remuant, êtes -vous satisfait? "
DUYEN-THUONG ( Traducteur)
Dịch Thơ Hồ Xuân Hương: Dệt Vải
Lời giới thiệu.
Cố thi Sĩ Duyên Thương (DS Nguyễn Xuân Duyệt)có dịch một số bài thơ của Hồ Xuân Hương.
Ba bài duới đây do chính Thi sĩ Duyên Thương gửi cho người viết những hàng chữ này vào tháng 11, 2002.
Một hay hai bài có thể đã đăng trên diễn đàn Dược Khoa vào cuối tháng 11, năm 2002.
Dệt vải
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con cò mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
Rộng, hẹp, nhỏ, to, vừa vặn cả.
Ngắn, dài, khuôn khổ cũng như nhau.
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến ba thu mới dãi mầu.
Hồ Xuân Hương
Tissage nocturne
La lampe allumée,quel éclat blanc pur.
Le bec de cigogne se trémousse,
Sans cesse, toute la nuit.
Les pieds s'abaissent et se soulèvent rythmiquement.
La navette enfilant la trame s'en donne à coeur joie.
Large ou étroit, petit ou gros,
Tous les formats s'ajustent parfaitement.
Courtes ou longues,les formes conviennent bien.
Hé! Hé! Tisseuse que vous êtes ,
Si vous voulez bien faire, soyez habile,
Laissez le tissu tremper longuement !
Cela prend trois assauts automnaux avant que
Votre virginité n'en dévoile sa couleur !
DUYEN-THUONG (TRADUCTEUR )
Remarque aux lecteurs et lectrices:
Il faut comprendre un peu le sens des mots utilizes par HXH, notre fameuse poétesse.
Elle est la NEC PLUS ULTRA des poétesses viêtnamiennes.
Ses mots utilisés, devront être compris dans un sens figure s'il vous plaît ! Je parle ainsi aux jeunes confrères et consoeurs.
Ainsi:
Bec de cigogne: con co`. Pourquoi ? Parce que la pièce du métier est en forme de tête d'oiseau, précisement de bec de cigogne. Les deux derniers vers en viêtnamien ou en français, s'expliquent comme ceci:
Si vous voulez que votre tissu ait une belle texture,
trempez le longuement dans l'eau un peu amidonnée et d'un !
Et de deux: Il faut attendre 3 automnes pour que la couleur que vous allez donner au tissu s'absorbe bien. Mais HXH veut vous dire autre chose que cela. Niaiseux (ses) que vous êtes (peut- être bien ! ).
Ainsi:
Ma^`u : couleur veut dire aussi la virginité de la fille.
Vulgairement parlant je dirais volontiers le sexe de la fille.
Ba thu : 3 automnes. ! Non, NON !" THU" veut dire encore recevoir. Comme Thu Tiên` ou THU TI`nh ( recevoir l'amour)
Vulgairement parlant je vais vous expliquer de cette manière:
La fille experte,se laisse aller passivement en recevant l'amour; cela prend peut-être 3 assauts amoureux pour qu'elle arrive à l'orgasme! Eh oui ! ET voilà ! HONNI soit qui mal y pense!
Duyen THuong.
Friday, May 18, 2012
Vô Ưu, Bồ Đề, Đầu Lân_Sóng Việt Đàm Giang
Những Cây Liên Hệ Đến Phật Giáo
Cây Vô Ưu (Sacara asoca), Cây Bồ Đề (Ficus religiosa),
Và Cây Đầu Lân (Couroupita guianensis),
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn
Mở đầu
Ấn độ (India) là một nước có nền văn hóa và triết lý từ lâu đời và được xem như là nơi phát sinh Phật giáo nguyên thủy, một Thánh địa của đạo Phật. Trong truyền thống gần đây, hành trình về đất Phật mang danh Thánh tích Tứ Động Tâm Phật giáo là những địa điểm quan trọng : Sravasti (Xá Vệ), Lumbini (Lâm Tì Ni), Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Sarnath (Lộc Uyển), và Kushinagar (Câu thi Na).
Trong Phật giáo có 3 cây biểu tượng qua cuộc đời của Đức Phật :
- Cây Vô ưu là cây liên hệ đến khi Đức Phật ra đời ở Lumbini (Nepal)
- Cây Bồ Đề là cây Đức Phật thành đạo ở Bodhgaya (Bihar-India)
- Cây Song long thọ là cây Đức Phật nhập diệt ở Kushinagar (Ấn độ)
Sự nhầm lẫn giữa một loại cây mang tên shorea và Song long thọ trong sự nhận diện cây và tên đề trên bảng gắn ở một số cây tại những nơi như đền đài, điện, chùa ở Cambodia, và có thể còn nhiều nơi khác đã làm mọi người hiểu nhầm. Và sự lầm lẫn về tên gọi giữa cây sala, cây vô ưu, cây shorea robusta hiện diện rất nhiều trên các trang internet.
Phân biệt các loại cây linh thiêng liên hệ đến Phật giáo
Trong tài liệu Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Vô Ưu, trong vườn Lumbini, thành đạo dưới gốc cây Bồ đề ở Bodhgaya, và nhập diệt giữa hai cây Sala song thọ tại Kushinagar. Vì nguồn gốc đó mà ngoài cây Bồ đề, cây Sala cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.
Cây Hoa Vô Ưu
Trong hình vẽ nghệ thuật, Phật Giáo thường mô tả thân mẫu Đức Phật là Hoàng Hậu Maya đã sinh nở trong vườn Lumbini, khi bà đưa cánh tay phải lên vịn cành hái một đóa hoa Vô Ưu và đã hạ sinh Thái Tử Siddhartha. Hoa Vô Ưu trong hình vẽ miêu tả mọc từng chùm trực tiếp từ thân chứ không mọc từ cành hay ngọn cành như những loài hoa khác.
Cây Vô ưu, hoa, lá và quả
Cây vô ưu xanh quanh năm, mùa xuân có hoa đẹp, và ở Hà Nội, thấy trồng nhiều quanh khu tượng đài Lý Thái Tổ (nhìn ra hồ Hoàn Kiếm) vị vua rất kính trọng đạo Phật và cũng là vị vua tạo lập kinh thành Thăng Long. Trước cổng đền Ngọc Sơn và đền Voi phục cũng có cây Vô ưu.
Đền Voi Phục Đền Voi Phục Công trường Lý Thái Tổ
Cây Bồ đề. Cây đề, nhiều người gọi là cây Bồ-đề (Ficus religiosa), là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở India, tây nam China và Đông Dương về phía đông Việt Nam. Nó là một loài cây lớn, cao tới 30m và đường kính thân có thể to đến tới 3 m. Lá cây với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10-17 cm và rộng 8-12 cm, với cuống lá dài 6-10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.
Hồ Puskarni ở Lumbini-Nepal
Gốc cây Bồ đề (Sravasti-India)
Cây Đầu Lân hay Sala song thọ
Hoa, quả và cây Đầu lân (Khu du lịch Đại nam)
Hình cho thấy cây hoa sala này (mang tên tiếng Anh là cannonball) có tên khoa học là couroupita guianensis, họ Lecythidaceae, nguồn gốc ở Nam Mỹ. Ở Việt Nam, cộng đồng Phật giáo, gọi couroupita guianensis là cây Sala, Sala Song Thọ thường được trồng trong các chùa.
Căn cứ trên hình dáng hoa, người miền Bắc thường hay gọi là Hàm Rồng. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, gọi là cây Đầu Lân (Cây cỏ Miền Nam, 1970, quyển 1, trang 917). Giới sưu tập cây cảnh thường sử dụng tên Ngọc Kỳ Lân.
Cây đầu lân đề bảng tên pentacme siamensis tại Hoàng Cung, Phompenh
Ghi chú. Ngoài cây sala mang tên ngọc kỳ lân (couroupita guianensis) trên, còn có cây Sala mang tên Sāl, Shala, Shorea robusta, Dipterocarpaceae; đây là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á, và ngày nay là một loại cây được trồng để cung cấp gỗ cứng.
Sala trong kinh điển: cây sala, có tên khoa học là couroupita guianensis họ Lecythidaceae. Thân thẳng hình trụ. Tán lá có khuynh hướng phân tuyến vươn cao lên ở cây con và xòe rộng ra ở cây già. Vỏ cây trưởng thành thô ráp với những nếp nhăn rất dài dọc thân. Cây sa-la có lá quanh năm; nhưng, ở nơi khô hạn, cây trải qua một thời kỳ thay lá ngắn ngủi từ tháng Hai đến tháng Tư. Lá non xuất hiện trong tháng Tư, những chiếc lá dài rộng có hình quả trứng; thớ lá nhám và dai, khi phát triển đầy đủ thì mặt trên sáng bóng. Hoa sala xuất hiện đầu mùa Hè, có màu trắng hồng rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát, mọc ngay trên thân cây suốt từ gốc lên; chùm hoa dài ra liên tục, có thể dài tới 2-3 m. Kết cấu cả chùm hoa giống con rắn thần (naga), mỗi bông hoa trông như đầu và miệng rắn phùng mang che phần nhụy ở giữa. Sala kết trái trong mùa hè; trái sala chín lại có mùi hôi và khi chín nẫu thì hạt sala mới đủ già để nẩy mầm.
Ghi chú. trên hai cây sala trồng tại Hoàng Cung, Phnompenh thì lại được gắn cho hai tên hoàn toàn khác: đó là pentacme siamnensis và shorea robusta.
Đoạn tả cây trên cho thấy dù mang cây bảng tên Shorea robusta (dipterocarpaceae) hay pentacme siamensis (dipterocarpacea), cả hai cây tại Hoàng cung, Phompenh, đều nhìn giống nhau về lá, hoa đều xuất phát từ thân và quả thì tròn tương tự trái cantaloupe nhỏ, và đúng ra phải mang tên là couroupita guianensis (lecythidaceae.)
Cây đầu lân. Boulet de canon-Ayahuma. Sala .Cây song long thọ. Couroupita Guianensis Aubl. Lecythidaceae.
Đại cương: cây Couroupita guianensis, tên thông thường gọi là Ayahuma hay cây đạn cà nông là một cây có lá không rụng quanh năm và có nguồn gốc vùng nhiệt đới phía Bắc nam Mỹ và miền nam Caribbean. Tại Ấn Độ, sự hiện diện và phát triển ít nhất cũng hai hay ba ngàn năm, do đó, có thể nói rằng cây “song long thọ” có nguồn gốc ở Ấn Độ, thuộc họ Lecythidaceae, phát triển có thể cao đến 25 m chiều cao. Tên gọi “cây đạn cà nông” vì lý do những trái giống những viên đạn đại bác cannon thời xưa, màu nâu. Phần lớn các cây, không phải mọc ngoài thiên nhiên, được trồng do dạng cây lớn cổ thụ và hoa mọc trên thân đẹp, thơm.
Nói chung, Sala (couroupita guianensis) là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala ra từ thân cây, mọc suốt từ gốc lên, thành chùm hoa dài ra liên tục có thể nở tiếp tục tới 2-3m, hoa đặc biệt có màu cam sặc sở, đôi khi đỏ tươi.Trái, hình cầu, to, đường kính 15 – 24 cm chứa bên trong khoảng 200 đến 300 hạt mỗi trái.
Ở miền Nam Việt nam, cây đầu lân hay sala song thọ này có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm... Có một cây Sala to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm. Tại khu du lịch Đại Nam cũng có hai cây khá lớn, và rất nhiều chùa ở các nơi khác tại Việt Nam cũng đều có trồng cây sala này.
Và qua những tài liệu thực vật thì ta có thể kết luận cây được mô tả ở trên là cây ngọc kỳ lân hay cannon ball và mang tên couroupita guianensis (lecythidaceae) chứ không phải shorea robusta. Sự lầm lẫn này có lẽ vì cây Shorea Robusta, nguồn gốc bên Ấn độ, thuộc họ Dipterocarpaceae, do nhà thực vật Roxburgh tìm ra (mang tên Shorea Robusta Roxb.) cũng thường được gọi là Sal, Shal, Sala.
Cây Song long thọ được xem như một biểu tượng tôn giáo ở Á Châu: cây cũng được trồng rộng rãi trong các đền thờ Shiva ở Ấn Độ. Tiếng Hindi (một trong những ngôn ngữ chính của Ấn độ), cây được gọi là Shiv Kamal và cũng được biết đến như Kailaspati. Cây được gọi là cây Nagalingam ở Tamil. Hoa gọi là hoa Shivalinga. Tại Ấn Độ, tôn giáo tôn kính cây này như là một cây thiêng liêng bởi vì các cánh hoa tương tự như một cái mui xa của Naga, một rắn thiêng, bảo vệ cho thần Shiva Lingam.
Kết luận
Tóm lại, trong Phật giáo có 3 cây biểu tượng qua cuộc đời của Đức Phật :
- Cây Vô ưu (sacara asoca) là cây liên hệ khi Đức Phật ra đời,
- Cây Bồ Đề (ficus religiosa) là cây liên hệ khi Đức Phật tu luyện và thành đạo,
- Cây Song long thọ (couroupita guianensis ). Mặc dù có sự nhầm lẫn trong những bảng tên khoa học tại một số thắng cảnh lịch sử có trồng cây song long thọ (hay cây đầu lân), cây được minh họa tại nhiều đền đài, điện tại Ấn độ và thấy trồng ở đất Phật liên hệ đến Đức phật khi ngài nhập diệt ở Kushinagar, chính là cây song long thọ.
Cây Vô Ưu -Lumbini
Cây Bồ đề- Bohdgaya
Cây Sala song thọ -Kushinagar-Vaishali (tại chùa Kiều Đàm Di)
Ghi chú. Ngoài trừ một số hình thuộc bộ hình riêng của tác giả, hầu hết hình ảnh, tranh vẽ đều được sưu tầm và trích ra từ nhiều trang nhà wikipedia, vi-wikipedia và trang du lịch. Người viết (Sóng Việt Đàm Giang) xin được cảm ơn tất cả tác giả những bức hình mang lên trong bài viết này.
Sóng Việt Đàm Giang
12 May, 2012
Subscribe to:
Posts (Atom)