Vài hàng về cây Hoa Lẻ Bạn
Tài liệu thu thập trên internet với links đính kèm.
Photos internet.
Người viết những hàng chữ này thấy cây này rất thường mà không hề biết là cây hoa này lại có tên
Việt ngữ ngộ như thế!.
SVĐG
Cây
hoa lẻ bạn hay Lão Bạng Minh Châu tên khoa học là Rhoeo Spathacea hay Tradescantia spathacea, tiếng Anh
gọi là Oyster plant, cây hoa thuyền lily ( boatlily) hayr Moses-in-the-Basket/Cradle, thuộc họ
Commelinaceae.
Cây hoa này là một loại cây vùng bán nhiệt đới thường trồng rất nhiều ở những nơi
như shopping centers, công viên, vuờn nhà, dọc theo đường phố, v.v…
Cây
hoa lẻ bạn thấp nhỏ cao độ chừng 20-30 cm. Tàu lá màu tím than mặt dưới, bông hoa
mọc ra từ gốc thân, giống như hai cái vỏ sò khép lại. Khi bông nở, hai mảnh vỏ
mở ra phô hoa nhụy trắng như hạt ngọc, có lẽ do đó mà cây mang tên Lão Bạng Sinh
Châu.
Trong
sách của cụ Vương Hồng Sển có ghi cây hoa này mang tên này lấy từ câu Lão Bạng
Sinh Châu, chuyện cho biết qua nhân vật Mai Lão Bạng.
Tương truyền, thân phụ Mai Lão Bạng theo Nho học và sống bằng
nghề thuốc, hay giúp đỡ người nghèo khó trong vùng nên được dân chúng quý mến,
khi quá tuổi trung niên mới sinh con nên khi được bà con, bạn bè chia vui mới lấy
câu thành ngữ "Lão bạng sinh châu" (老蚌生珠), trai già nhả ngọc) để đặt tên con là Lão Bạng và tự là Châu.
Mai Lão Bạng
(1866-1942) sinh thời cùng Phan Bội Châu
(1867-1940).
Trích Ngục Trung Thư của Phan Bội Châu, đoạn viết về Mai
Lão Bạng:
...Tôi (tác giả, tức Phan Bội Châu) với yếu nhân của đảng là Mai
quân (tức Mai Lão Bạng) cùng bị bắt hạ ngục...Từ khi xuất dương tới giờ, tôi
được nếm mùi ở tù, lần này là lần thứ nhất. Nhưng Mai quân hơn tôi: lần này ông
ta vào ngục là lần thứ ba rồi. Vào ngục bữa đầu hết, tôi với Mai quân ở chung
một sà lim. Đêm hôm ấy, tôi đọc miệng một bài thơ an ủi Mai quân như vầy:
Phiêu bồng ngã bối các tha hương
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường
Tính mạng kỷ hồi tần tử địa
Tu mi tam độ nhập linh dường
Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú
Bất thế phong vân đế chủ trương
Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dung thường.
|
Đại ý là:
Bơ vơ đất khách bác cùng tôi:
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt
Mày râu ba lượt bị giam rồi!
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa giúp thành công tất có hồi.
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.
|
Hai câu:
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.
Thường đuợc biết đến qua hai câu có thay đổi
trong câu một như sau:
Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai
Và đã từng đuợc gán cho tác giả là Nguyễn Công Trứ.
**
Đoạn sau đây chép lại từ Việt Báo.vn
Theo tài liệu chúng tôi
hiện có, hai câu thơ trên là bản Việt dịch hai câu thơ cuối trong bài thơ An
Mai Quân bằng Hán văn của Phan Bội Châu. Bài An Mai Quân như sau:
Phiêu bồng ngã bối các tha hương
Tân khổ thiên quân phận ngoại thường
Tính mạng kỷ hồi tần tử địa
Tu mi tam độ nhập linh đường
Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú
Bất thế phong vân đế chủ trương
Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dung thường.
Và đây là bản dịch Việt ngữ của cụ Đào Trinh Nhất:
An ủi Mai Lão Bạng
Bơ vơ đất khách bác cùng tôi:
Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.
Tính mạng bao phen gần chết hụt.
Mày râu ba lượt bị giam rồi!
Trời toan đại dụng nên rèn chí,
Chúa giúp thành công tất có hồi
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.
Theo tác phẩm Ngục trung thư của Phan Bội Châu,
bài An Mai Quân ra đời trong nhà ngục ở Quảng Đông, để an ủi linh mục Mai Lão Bạng.
Như vậy, từ hai câu dịch
của Đào Trinh Nhất trên đây, nhiều người nghe phong vị thơ rất giống với cung
cách cám cảnh thế thái nhân tình của Nguyễn Công Trứ xưa kia mà gán nhầm cho
ông. Cũng lưu ý thêm là: hai câu do Đào Trinh Nhất dịch, có khác ba chữ (nếu, phải,
hết thay vì ví, phỏng, cả), nhưng xét về
nghĩa đều giống nhau.
Hơn nữa, câu cuối bài thơ của Phan Bội Châu giống
câu bạn nêu 100%, nên khẳng định hai câu trên xuất xứ từ bài thơ trên của Phan
Bội Châu là hợp lẽ. Còn một khả năng nữa, là có ai đó ngoài Đào Trinh Nhất cũng
dịch bài này, và câu thứ bảy dịch "ví phỏng đường đời bằng phẳng cả”.
Nhưng xét nguyên tác, câu "Anh hùng hào kiệt
giã dung thường" (anh hùng hào kiệt cũng thường thôi) mà dịch thành
"anh hùng hào kiệt có hơn ai" là một sáng tạo của cụ Đào Trinh Nhất rồi,
nên khả năng tồn tại một bản dịch khác giống bản này từng chữ ở câu cuối như thế
là rất hiếm.