Sunday, May 31, 2015
Saturday, May 30, 2015
Áo dài trong Thơ và Nhạc. Lê Hữu
Áo
dài trong thơ và nhạc
Lê Hữu
Trong vườn quên lãng
áo ai xanh
(“Dạ hội”, thơ Đinh Hùng)
Chiều nào áo tím nhiều quá / lòng thấy
rộn ràng nhớ người...
Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của Duy Trác cất lên đâu đó trong một
ngày đầu thu gợi nhớ hình ảnh và nơi chốn thân quen trước “cổng trường áo
tím” những chiều tan học. Áo tím túa ra như đàn bướm, áo tím thướt tha
dọc theo những “lối đi dưới lá” trên lề đường Phan Thanh Giản, trên những đường
phố Saigon ngập nắng. Những tà áo nhẹ bay trong gió từ lâu lắm đã đi vào
thi ca, làm rung động lòng người và là nguồn cảm hứng vô tận của những người
làm thơ, viết nhạc. Tà áo nên thơ ấy, dưới đôi mắt ngắm nhìn của người
nghệ sĩ, là bức tranh sinh động với nhiều đường nét, nhiều dáng vẻ, thể hiện
qua từng lời thơ ý nhạc:
Dưới mắt Vũ Thành là “Áo dài bay ngờm ngợp
cả khung trời...” (Mùa kỷ niệm)
Dưới mắt Hoàng Dương là “Áo mầu tung gió chơi
vơi...” (Hướng về Hà Nội)
Dưới mắt Trịnh Công Sơn là “Áo xưa lồng
lộng đã xô dạt trời chiều...” (Tình nhớ)
Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất
trong những trang thơ tiền chiến. Từ…
“Đôi tà áo lụa bay trong nắng” (Áo
lụa, Bàng Bá Lân) đến…
“Nắng thơ dệt sáng trên tà áo
lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài” (Áo
trắng, Huy Cận)
Áo dài cũng len cả vào những câu lục bát trữ
tình của Nguyễn Bính:
“Hồn anh như bông cỏ may
một chiều cả gió bám đầy áo em” (Bông
cỏ may)
Và len cả vào dòng thơ hào hùng và lãng mạn
của Quang Dũng:
“Em đi áo mỏng buông hờn tủi
dòng lệ thơ ngây có dạt dào” (Đôi bờ)
Áo dài còn là giấc mơ thanh bình của những
làng quê hiền hòa trong tình ca quê hương của Phạm Duy:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi / mơ thấy bên
lề cuộc đời / áo dài đùa trong tiếng cười… (Quê nghèo)
Áo dài lướt thướt như vạt áo của nàng Xuân
trong thơ Trần Mộng Tú:
“Tôi gói xuân vào hai vạt áo
ngước nhìn mây trắng dạ mang mang” (Mẫu
Đơn)
Áo dài bồng bềnh như dải trăng thu huyền ảo
trong thơ Nghiêu Minh:
“Dấu thu kinh tự còn mê
Em mang tà áo bốn bề là trăng” (Thu
vô lượng)
Kỷ niệm êm đềm về một tà áo, một đôi mắt huyền
được Tô Vũ ghi lại bằng nét nhạc lâng lâng:
Em đến thăm anh / người em gái
Tà áo hương nồng / mắt huyền trìu mến sưởi ấm
lòng anh… (Em đến thăm anh một
chiều mưa)
“Ta ước mơ một chiều thêu nắng...”, nỗi “ước
mơ” của chàng nhạc sĩ họ Tô ấy được vẽ lại trong những câu lục bát Trần Dạ Từ.
Trong phút giây chờ đợi bước chân người tình khe khẽ đến bên hiên nhà,
chàng tưởng chừng nghe được cả tiếng gió lay động vạt áo dài và tiếng lá nhẹ
rơi bên thềm:
“Môi cười vết máu chưa se
cành hoa gạo cũ nằm nghe nắng hiền
Anh nằm nghe bước em lên
ngoài song lá động, trên thềm áo bay” (Khi
nàng đến)
Áo bay làm gió lộng cả đường đi, làm… lay động
cả trái tim chàng nhạc sĩ Tuấn Khanh:
Mỗi lần em về là gió lộng đường đi / Anh nhìn
em bồi hồi trông theo tà áo… (Từ đó khôn nguôi)
Áo bay làm nhớ nhung, như nỗi nhớ da diết một
mầu áo, một đôi môi thắm trong nhạc Từ Công Phụng:
Chiều nay nhớ em rồi / và nhớ áo em đẹp trời
thơ / môi tràn đầy ước mơ…
(Bây giờ tháng mấy)
Áo bay làm ngơ ngẩn, như chàng Huy Cận thuở
mới lớn, trước cổng trường nữ sinh:
“Một hôm trận gió tình yêu lại
đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” (Học
sinh)
Áo bay mất làm “cậu học trò” rụt rè Nguyên Sa
phải hối tiếc vì một lời yêu chưa kịp nói:
“Nàng đến gần tôi chỉ dám... quay đi
Tà áo khuất, thì thầm: ‘Chưa phải lúc’” (Tuổi mười ba)
Tà áo khuất, thì thầm: ‘Chưa phải lúc’” (Tuổi mười ba)
Áo bay trong nắng sân
trường làm anh chàng làm thơ Kim Tuấn phải bâng khuâng:
“Áo chiều bay trong nắng
sân trường ai bâng khuâng” (Thu ở xa người)
sân trường ai bâng khuâng” (Thu ở xa người)
Áo bay làm chàng thi sĩ đa tình Nguyễn Tất
Nhiên phải thẫn thờ, dõi mắt nhìn theo mãi một tà áo vu quy:
“Đò qua sông chuyến đầu ngày
người qua sông mặc áo dài buông eo” (Chuyến
đò Cửu Long)
Áo bay mịt mù theo gió theo mây, như cánh chim
đã bay mất, như tình đã vụt bay trong thơ Như Thương:
“Thôi thì anh, cánh chim bay
Em tà áo mỏng theo mây nghìn trùng” (Vàng thu)
Em tà áo mỏng theo mây nghìn trùng” (Vàng thu)
“Áo trắng đơn sơ, mộng
trắng trong” 1
Áo trắng trinh nguyên tuổi học trò, áo trắng
của “một thời áo trắng”, từng làm ngất ngây trái tim bao chàng trai, để đêm đêm
trong giấc ngủ chập chờn còn trông thấy “áo ai bay trắng cả giấc mơ”.2
Áo trắng như dòng suối mát trong thơ Huy Cận:
“Dịu dàng áo trắng trong như suối
tỏa phát đôi hồn cánh mộng bay” (Áo
trắng)
Áo trắng như lụa trắng trong thơ Hoàng Anh
Tuấn:
“Áo em lụa trắng sông Hương
qua đò Thừa Phủ nhớ thương rạt rào”
(Về chân trời tím)
Và trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:
“Đài các chân ngà ai bước khẽ
quyện theo tà lụa cả phương đông” (Tháng Giêng, chim)
quyện theo tà lụa cả phương đông” (Tháng Giêng, chim)
Và trong thơ Kim Tuấn:
“Em về tà áo lụa
bay ngập ngừng trong anh” (Thu ở xa người)
bay ngập ngừng trong anh” (Thu ở xa người)
Và cả trong thơ Nguyên Sa:
“Guốc cao, gót nhỏ, mây vào gót
áo lụa trăng mềm bay xuống thơ” (Tám
phố Saigon)
Áo trắng như gió, như mây, để “nhà thơ của
tình yêu” phải bâng khuâng:
“Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi, một phần mây?
Hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay?” (Tương
tư)
Áo trắng của nhà thơ còn là dải sương mù lướt
thướt trên bến sông Seine giữa kinh thành hoa lệ Paris, gợi nhớ một vạt áo dài
mềm mại nơi chốn xa quê nhà:
“Anh về giữa một dòng sông trắng
là áo sương mù hay áo em” (Paris có
gì lạ không em?)
Áo trắng của Hoàng Thi Thơ là bướm trắng, là
hoa trắng, là mây trắng…
Ngày nào em đến áo em mầu trinh / áo xinh là
xinh
Áo em trong trời buồn / là gió / là bướm / là
hoa / là mây chiều tà… (Hình ảnh người em không đợi)
Áo trắng một màu trắng thanh khiết trong nhạc
Nguyễn Vũ:
Áo trắng em bay như cánh thiên thần… (Bài thánh ca buồn)
Áo trắng nhẹ bay trong chiều giáo đường trong
nhạc Lê Trọng Nguyễn:
Tà áo trinh nguyên tung bay / nụ cười thân
ái… (Chiều bên giáo đường)
Áo trắng một màu trắng xóa làm hoa cả mắt nhà
thơ Hàn Mặc Tử:
“Áo em trắng quá nhìn không ra” (Đây
thôn Vĩ Dạ)
Áo trắng như bài thơ trên những nhịp cầu chênh
vênh đón bước ai qua trong thơ Y Dịch:
“Áo em trắng cả bài thơ
Cầu cong giữa nhịp chân chờ bước ai” (Tiễn
đưa)
Áo trắng níu chân
người trên đường phố dập dìu trong nhạc Phan Ni Tấn:
Nghe xôn xao thị thành
/ áo ai trắng bay mù lòng đường / làm rối bước anh về cõi thơ... (Sinh
nhật của cây đàn)
Áo trắng không còn bay trên những đường phố cũ
trong nhạc Phạm Anh Dũng:
Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng / Duy Tân im
lìm phố vắng / thương cây lá hoang tàn… (Nhớ Saigon)
Áo trắng xôn xao mùa
tựu trường trong thơ Đoàn Vị Thượng:
“Sáng nay áo trắng tựu
trường
gót chân cuống quýt cả
hương cúc vàng” (Ánh mắt tựu trường)
Áo trắng lượn lờ như đôi cánh trắng trong thơ
Luân Hoán:
“Tà áo trắng xoè như đôi cánh lượn
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh” (Trong sân trường bữa ấy)
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh” (Trong sân trường bữa ấy)
Áo trắng trên đường lá me bay và ánh mắt trông
theo trong thơ Trần Huy Sao:
“Đường em về vàng rụng lá me trưa
anh ngơ ngẩn vời theo màu áo trắng” (Áo
trắng học trò)
Áo trắng ngày xưa nay trôi dạt về đâu, để lại
nỗi tiếc nhớ trong thơ Ngàn Sau:
“Tôi về Ban-mê-thuột chiều mưa
em ơi áo trắng bây giờ ở đâu?” (Nhớ
Ban Mê)
Bao nhiêu là áo trắng trên sân trường kỷ niệm!…
Mỗi người đều cần có một mái trường để luyến
tiếc, để nhớ về... Nhớ về ngôi trường cũ là nhớ về những người thầy, người bạn,
nhớ về những lớp học, những giờ ra chơi, những tà áo mầu, áo trắng mềm mại và
những tháng năm tươi đẹp nhất của một đời người.
“Áo mầu tung gió chơi
vơi” 3
Áo bay như bướm lượn, áo bay như đàn bướm muôn
mầu muôn sắc trong khu vườn mùa xuân. Áo bay nhiều quá, để chàng nhạc sĩ Hoàng
Thi Thơ làm... thơ:
Hôm nay sao áo bay
nhiều thế! / Tôi tưởng ngàn cánh bướm khoe mầu… (Tà áo cưới)
Áo mầu của Phạm Duy lất phất trong gió chiều
như lòng người... phất phơ:
Xin cho em một chiếc
áo mầu / cho em đi nhẹ trong nắng chiều
Một chiều nhiều người
theo / ở ngoài đường trên phố / và lòng người như áo phất phơ… (Tuổi ngọc)
Nhớ về một mầu áo là nhớ về những đường phố
quen tên, nhớ áo ai bay trong chiều trên những con đường ngập xác lá vàng, như
nỗi nhớ ngút ngàn của Trịnh Công Sơn:
Nhớ Saigon những chiều
lộng gió / lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa
như gấm / Có không gian mầu áo bay lên… (Em còn nhớ hay em đã quên)
Những tà áo muôn mầu muôn vẻ vẫn khoe sắc thắm
trong những trang thơ và nhạc. Áo vàng trong thơ Nguyên Sa có khi là bông cúc
vàng:
“Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc” (Tuổi
mười ba)
Có khi là nắng thu vàng:
“Có phải mùa xuân sắp sửa về
hay là gió lạnh lúc đêm khuya?
hay là em chọn sai mầu áo
để nắng thu vàng giữa lối đi?” (Tương
tư)
Áo vàng như cánh mai vàng trong nhạc Trần
Thiện Thanh. Người lính trẻ thấy sắc hoa rừng, mơ về mầu áo năm xưa:
Những hôm vừa xong
phiên gác chiều ven rừng kín hoa mai vàng
chợt nhớ tới sắc áo
năm nào em đến thăm gác nhỏ… (Đồn vắng chiều xuân)
Người lính chiến trong nhạc Phạm Đình Chương
cũng bâng khuâng vì một sắc hoa, một mầu áo, một đôi mắt người xưa:
Ngày hành quân anh đi
về cánh rừng thưa / thấy sắc hoa tươi nên mơ mầu áo năm xưa
Kỷ niệm đầu len len
trở về tâm tư / Có mắt ai xanh thắm trong mộng mơ… (Màu kỷ niệm)
Tà áo màu xác pháo để lại nỗi buồn lắng đọng
trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:
“Người qua sông mặc áo hường
Nắng dương gian, nắng buồn hơn trước
nhiều” (Chuyến đò Cửu Long)
Áo mầu tím, mầu của “định mệnh”, của mộng mơ, của nhớ nhung
và chia cách. Chuyện tình “ngàn thu áo tím” của cô bé trót yêu màu tím, được
Hoàng Trọng, “nhạc sĩ của mầu tím”, kể lại:
Ngày xưa xa xôi em rất yêu mầu tím...
Chiều xuống áo tím thường thướt tha / bước
trên đường thắm hoa / ngắm mây trời lướt xa…
Rồi khi vừa biết yêu là khi chia tay với mầu
tím, chia tay với tình đầu:
Ngàn thu mưa rơi trên
áo em mầu tím
Ngàn thu đau thương
vương áo em mầu tím… (Ngàn thu áo
tím)
Trong mắt Vũ Thành, “nhà thơ của mầu tím”, khi
mùa thu buông áo xuống một phương trời, mầu mây tím trông như mầu áo người mình
yêu để lòng chàng gợn lên nỗi buồn trăn trở:
“Áo em tím cả phương này
anh nghe thành phố đêm nay trở buồn” (Áo
tím)
Vạt áo dài mầu tím hoa sim, trong thơ Phạm
Thiên Thư, chỉ là thoáng lay động, vừa ngập ngừng e ấp vừa nao nức gọi mời:
“Áo em vạt tím ngàn sim
nửa nao nức gọi, nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ độ bao giờ
gặp đây giả bộ hững hờ khói bay” (Động
hoa vàng)
Rồi áo tím qua cầu, mang theo cả mùa thu, để
lại nỗi trống vắng mênh mang trong lòng nhà thơ Trang Châu:
“Thế giới của anh không có chân trời
không có mùa xuân lấy đâu hoa bướm
không có bàn tay cho bàn tay hò hẹn
áo tím qua cầu nên cũng hết mùa thu” (Thế
giới của anh)
Có những gặp gỡ rất tình cờ, bất chợt, như gặp
gỡ một tà áo tím, cũng đủ để lòng chàng nhạc sĩ Hoàng Nguyên mãi vấn vương theo
mầu áo:
Một chiều lang thang
bên dòng Hương giang / tôi gặp một tà áo tím / nhẹ thấp thoáng trong nắng
vương…
Rồi lòng bâng khuâng
theo mầu áo ấy… (Tà
áo tím)
“Nhạc sĩ của mầu xanh”, danh hiệu ấy có lẽ
thuộc về hai chàng nghệ sĩ Đoàn Chuẩn–Từ Linh chứ chẳng ai khác hơn:
Với bao tà áo xanh đây
mùa thu… (Gửi gió cho
mây ngàn bay)
Câu hát nghe như bàn tay kéo nhẹ tấm màn cửa mở
ra khung trời bát ngát mùa thu, bát ngát màu xanh.
Trong những dòng kẻ nhạc của hai chàng nghệ sĩ
đa tình ấy vẫn luôn luôn thấp thoáng một “tà áo xanh” và một “màu xanh ái ân”:
Tà áo xanh nào về với
giấc mơ / Mầu áo xanh là mầu anh trót yêu… (Thu quyến rũ)
“Trót”, như một định mệnh, buộc chặt người
viết câu hát ấy với mầu xanh kia.
Hẹn một ngày nao khi
mầu xanh lên tà áo… (Cánh hoa duyên
kiếp)
Câu hát nghe như câu hẹn ước, như lời thề
nguyền sắt son.
Khi nào em đến với anh
/ xin đừng quên chiếc áo xanh… (Tà áo xanh)
Còn lời dặn dò nào ân cần, thiết tha hơn thế
nữa!
Nhớ về một mầu áo là “nhớ những giây phút
êm đềm / nắng loang trên sân trường một chiều nào...” 4
Màu áo xanh trong thơ Nguyên Sa là màu cây cỏ xanh tươi trên sân trường
phượng vỹ:
“Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường” (Tuổi
mười ba)
Màu áo xanh trong nhạc Y Vũ & Nhật Ngân
gợi nhớ một mái tóc, một tà áo thấm đẫm nước mưa:
Chiều xưa mưa rơi âm
thầm / để thấm ướt chiếc áo xanh / và đẫm ướt mái tóc em… (Tôi đưa em sang sông)
Tà áo mầu xanh thắm của một “tiếng hát học
trò” gieo vào lòng hai chàng nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Minh Kỳ bao “niềm thương
nhớ đầy vơi”:
Thuở ấy không gian
chìm lắng trong mơ / Tà áo em xanh / mầu mắt ngây thơ… (Tiếng hát học trò)
Thiếu nữ vừa biết yêu trong nhạc Trần Thiện Thanh
cũng bồi hồi khoác vào người chiếc áo mầu xanh da trời trong lần hò hẹn đầu
tiên:
Biết anh thích mầu
trời / em đã bồi hồi chọn mầu áo xanh… (Bảy ngày đợi mong)
Tà áo dài trong nhạc Nguyễn Văn Đông có màu
xanh của rừng thông Đà Lạt một mùa nào Giáng Sinh:
Tà áo năm xưa xanh màu
thông Đà Lạt… (Màu xanh Noel)
Áo xanh mộng mị còn bay cả vào trong thơ
“trung niên thy sỹ” Bùi Giáng:
“Biển dâu sực tỉnh giang hà
còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh”
(Áo xanh)
Áo xanh mộng mị của một thời quên lãng trong
thơ Đinh Hùng:
“Trong vườn quên lãng áo ai xanh” (Dạ
hội)
* * *
Làm sao kể hết được câu chuyện về những vạt áo
dài dịu dàng và thướt tha, những vạt áo dài lộng gió trong thơ và nhạc. Tà áo
dài mềm mại đã nhẹ nhàng êm ái đến với cuộc đời, nhẹ nhàng êm ái đi vào lòng
người...
Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dù ở chốn quê
nhà gần gũi, hay ở phương trời nào xa thẳm, chiếc áo dài cũng mang theo bầu
trời quê hương, cũng mang về mùa xuân ấm áp trong lòng người Việt tha hương.
Chiếc áo dài còn là biểu tượng thân quen để người Việt nhận ra nhau trên bước
đường lưu lạc trong cuộc sống nổi trôi nơi xứ lạ quê người.
Thấy một vạt áo dài, thấy quê hương xa xăm mà
gần gũi.
Qua bao mùa tang thương dâu bể, qua bao nhiêu
vật đổi sao dời, chiếc áo dài truyền thống, chiếc áo dài duyên dáng và trữ tình
của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn luôn là hình ảnh khó phai mờ và còn đọng lại
mãi trong lòng người.
Lê Hữu
1 Áo trắng, thơ Huy Cận
2 Phượng hồng, nhạc Vũ Hoàng & Đỗ
Trung Quân
3 Hướng về Hà Nội, nhạc Hoàng Dương
4 Từ giã thơ ngây, nhạc Nguyễn Hiền & Minh Kỳ
3 Hướng về Hà Nội, nhạc Hoàng Dương
4 Từ giã thơ ngây, nhạc Nguyễn Hiền & Minh Kỳ
Tuesday, May 26, 2015
Danh Võ. Mỹ Thuật Ý Niệm. Sóng Việt Đàm Giang
Nghệ Sĩ Danh Võ và Mỹ Thuật Ý Niệm
Sóng Việt Đàm Giang biên soạn
Trước khi nói về nghệ sĩ của trường phái Nghệ thuật Ý niệm, tưởng cũng cần biết Mỹ thuật ý niệm là gì?
Mỹ thuật Ý niệm, hay Mỹ thuật Vị niệm, hay Mỹ thuật Khái niệm (Conceptual Art),
xuất hiện từ những năm đầu của niên kỷ 1960s, nhưng chưa từng có một định nghĩa chung nào về mỹ thuật ý
niệm được chấp nhận dù có nhiều cái đã được công bố.
Việc sử dụng thuật ngữ này
được biết đến một cách rộng rãi đầu tiên là trong bài ‘Paragraphs on Conceptual
Art’ của nghệ sĩ Sol LeWitt được đăng trên Artforum vào năm 1967: ‘Trong
mỹ thuật khái niệm ý tưởng hay ý niệm là khía cạnh quan trọng nhất của tác
phẩm. Khi một nghệ sĩ sử dụng một hình thức khái niệm của mỹ thuật, điều đó có
nghĩa là tất cả hoạch định và những quyết định đã có sẵn trước và việc tiến
hành chỉ là công việc chiếu lệ. Ý tưởng đó trở thành một cái máy tạo ra mỹ
thuật.’
Tuy nhiên định nghĩa này không hoàn toàn đúng
với những nghệ sĩ trong nhóm gọi là mỹ thuật ý niệm nói chung.
Biểu hiệu sớm nhất của nghệ sĩ trong nhóm này là
dùng những vật đã làm sẵn và biến thành một tác phẩm nghệ thuật. Một vài tác phẩm thuộc trường phái mỹ thuật ý
niệm như dưới đây.
- Tiêu biểu nhất là một cái bồn tiểu tiện làm bằng sứ mang tên Suối nguồn/Fountain (1917) được đặt nằm
ngược 90 độ/mặt lưng trên một cái bệ và có ký danh hai chữ R. Mutt bên cạnh, của
nghệ sĩ Marcel Duchamp được triển lãm tại
Hiệp hội Nghệ sĩ Độc lập ở New-York vào năm 1917.
- Một ví dụ khác về Mỹ thuật Ý niệm là
dự án panelsquảng cáo của nghệ sĩ Mỹ Felix Gonzalez-Torres, mà trong đó Gonzalez-Torres
đã dùng bức ảnh chụp một cái giường đôi không người với tấm trải giường nhàu
nát để làm thành 24 tấm panels quảng cáo bày ở những địa điểm khác nhau và khắp
nơi ở New York nhưng không có ngôn từ hay chú giải kèm theo . Với người qua đường nó có thể mang
nhiều ý nghĩa, lệ thuộc vào chính những hoàn cảnh của họ. Nó có thể là biểu
hiệu cho một tình yêu và sự xa vắng, một
hình ảnh riêng tư một cách khác thường khi được trưng bày ở mọi nơi công cộng và
dĩ nhiên cái môi trường đó đã trở thành một phần trọng yếu trong ý nghĩa của
nó. Ý nghĩa là những gì mà mỗi chúng ta tự khám phá về nó.
- Tác phẩm Một và ba cái ghế /One and
Three Chairs của Joseph Kosuth là một ví dụ nữa về
tư liệu bằng chứng, trong đó tác phẩm ‘thật’ là ý niệm ‘Một cái ghế là gì?’
‘Chúng ta biểu đạt một cái ghế như thế nào?’ và ‘Sự biểu đạt là gì?’ Nó dường
như là một sự lặp lại không cần thiết: một cái ghế là một cái ghế là một cái
ghế, cũng như anh ta khẳng định rằng ‘mỹ thuật là mỹ thuật là mỹ thuật’ là lặp
lại thừa thãi. Ba yếu tố mà chúng ta thật sự trông thấy (một bức ảnh của cái
ghế, một cái ghế thực và định nghĩa về một cái ghế) phụ thuộc vào cái ghế đó.
Chúng nói về chính chúng: nó là một cái ghế rất đỗi bình thường, định nghĩa đó
là một sao chụp từ một tự điển, và tấm ảnh thậm chí cũng không được chụp bởi
Kosuth nữa- chẳng hề có bàn tay của người nghệ sĩ trong tác phẩm này.
Theo Sol Lewitt, Conceptual Art (1967), mỹ thuật
ý niệm hay nghệ thuật vị niệm dùng ý tưởng để tạo nên khái niệm là khía cạnh
quan trọng nhất của một tác phẩm, tất cả quyết định mang đến thông điệp cho người
nhìn đều đã đuợc chuẩn bị trước và việc thực hiện chỉ là một chuyện đuơng nhiên
sau đó.
Nghệ thuật vị niệm
không nhất thiết phải mang tính cách luận lý (logic). Các ý tưởng cũng không nhất
thiết phải phức tạp. Hầu hết các ý tưởng thành công nhất đều có vẻ đơn giản đến
mức không ngờ. Nhìn chung, các ý tưởng thành công thường mang theo bản hình giản
dị bởi chúng luôn có vẻ tự nhiên sẵn thế. Nghệ sĩ thậm chí luôn bất ngờ với bản
thân khi ý tưởng xuất hiện. Các ý tưởng được xuất phát qua trực giác.
Tác phẩm trông ra sao không phải là điều quá quan trọng. Dù sao nó cũng phải có một hình dạng nào đó khi được thực hiện xong. Điều quan trọng không phải là tác phẩm sau cùng trông sẽ ra sao, mà là -tác phẩm phải được khởi đầu với một ý tưởng. Chính tiến trình khái niệm hóa và rồi tiến trình thực hiện tác phẩm mới là những gì nghệ sĩ phải quan tâm. Một khi được hoàn tất tác phẩm sẽ mở ra cho sự tri giác (perception) của tất cả mọi người, bao gồm chính nghệ sĩ. (tri giác/perception ở đây theo nghĩa là khả năng thấu hiểu những dữ liệu-cảm giác, tức sự hiểu ý tưởng của tác phẩm một cách khách quan, và đồng thời, là sự diễn giải chủ quan và hiểu biết về tác phẩm đó). Chỉ có thể tri giác tác phẩm nghệ thuật sau khi nó đã hoàn tất.
Tưởng cũng nên chú ý về dạng nghệ thuật chỉ nhằm gây xúc động về mặt thị giác là Nghệ thuật cảm thụ (Perceptual Art) chứ không phải Nghệ thuật Vị niệm (Conceptual Art). Những dạng nghệ thuật ấy bao gồm Optical Art (Nghệ thuật Ảo thị), Kinetic Art (Nghệ thuật Động lực), Light Art and Color Art (Nghệ thuật Duy sắc và Nghệ thuật Vị quang). Nghệ thuật Ảo thị/Thị giác được coi là một hình thái, khuynh hướng nghệ thuật hậu hiện đại. Nó gồm Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Arts), Nghệ thuật Trình diễn (Performance Arts) và Nghệ thuật Thân thể (Body Arts).
Tác phẩm trông ra sao không phải là điều quá quan trọng. Dù sao nó cũng phải có một hình dạng nào đó khi được thực hiện xong. Điều quan trọng không phải là tác phẩm sau cùng trông sẽ ra sao, mà là -tác phẩm phải được khởi đầu với một ý tưởng. Chính tiến trình khái niệm hóa và rồi tiến trình thực hiện tác phẩm mới là những gì nghệ sĩ phải quan tâm. Một khi được hoàn tất tác phẩm sẽ mở ra cho sự tri giác (perception) của tất cả mọi người, bao gồm chính nghệ sĩ. (tri giác/perception ở đây theo nghĩa là khả năng thấu hiểu những dữ liệu-cảm giác, tức sự hiểu ý tưởng của tác phẩm một cách khách quan, và đồng thời, là sự diễn giải chủ quan và hiểu biết về tác phẩm đó). Chỉ có thể tri giác tác phẩm nghệ thuật sau khi nó đã hoàn tất.
Tưởng cũng nên chú ý về dạng nghệ thuật chỉ nhằm gây xúc động về mặt thị giác là Nghệ thuật cảm thụ (Perceptual Art) chứ không phải Nghệ thuật Vị niệm (Conceptual Art). Những dạng nghệ thuật ấy bao gồm Optical Art (Nghệ thuật Ảo thị), Kinetic Art (Nghệ thuật Động lực), Light Art and Color Art (Nghệ thuật Duy sắc và Nghệ thuật Vị quang). Nghệ thuật Ảo thị/Thị giác được coi là một hình thái, khuynh hướng nghệ thuật hậu hiện đại. Nó gồm Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Arts), Nghệ thuật Trình diễn (Performance Arts) và Nghệ thuật Thân thể (Body Arts).
Trong Nghệ thuật Vị niệm/Ý niệm, khía cạnh ý tưởng và khái niệm của tác phẩm
- chứ không phải hình thức hay thị giác – được đặt ở vị trí cao nhất. Quan trọng không còn là chất liệu hay
phong cách, mà là những câu hỏi về
nghệ thuật mà tác phẩm nêu ra. Vì tác phẩm không đội lốt những hình thức
truyền thống, nó đòi hỏi người xem
phải chủ động hơn trong quá trình tri giác của mình. Nhiều khi,
nghệ thuật Vị niệm còn được coi là chỉ tồn tại và đạt được hình thái hoàn hảo
nhất của mình qua quá trình tham gia tri thức và trong tâm trí của người xem.
Người nghệ sĩ của Nghệ thuật Ý niệm: Danh Võ
Danh Võ là ai?
Subscribe to:
Posts (Atom)