How?
Honey, you asked me how to win your heart,
When mine is bleeding white, and love is blind,
When you are far away, yet in my mind,
When you invade my soul and never part?
Sweetheart, I yearn for you all my hours,
You are in me, in everything I do,
And sear my heart, my mind and my soul too.
You hold me tight, helpless in your power.
How can I fight to set me free from you?
Will I struggle to break your sway of me?
No, dear, I would rather your servant be.
Give me your heart, dear, if you love me too.
Eszievie
**
Làm Sao?
Em hỏi anh, làm sao chiếm được trái tim em,
Khi con tim này đang mù quáng rướm máu yêu,
Khi em dù xa tắp vẫn tràn ngập ngày đêm,
Xâm chiếm tâm hồn anh mãi không bao giờ xa cách?
Yêu dấu ơi, anh khao khát từng giờ từng phút,
Em luôn luôn bên anh trong công việc hàng ngày,
Len lỏi vào tận cùng ngõ ngách hồn tim óc.
Nắm chặt anh, vô phương thoát năng lực yêu say.
Làm sao mà anh chiếm lại được tư do đây ?
Vùng vẫy lọt ngoài vòng kiềm tỏa vâyquanh?
Không em ơi, anh thích được làm người hầu đấy.
Cho anh trái tim nhé, nếu em cũng yêu anh.
Eszievie
Wednesday, July 18, 2012
Du Lịch Italy 04: Ravenna- Assisi –Orvieto-Rome
Sóng Việt Đàm Giang
Ravenna- Assisi –Orvieto-Rome
Ravenna
Rời khách sạn Sant Elena sáng sớm trong cái lạnh mùa xuân, chúng tôi đi băng ngang một công viên để lên water taxi trở về bến đậu xe bus. Giã từ Venice với nhiều kỷ niệm đẹp về thành phố, về di tích lịch sử, về công trường, nhà thờ San Marco, nhà tổng trấn Venice, và về cái khách sạn thơ mộng nằm cạnh công viên dọc theo bờ kênh, lòng tràn ngập hình ảnh và kỷ niệm êm đềm.
Xe bus đưa chúng tôi đi xuôi nam để ghé thăm thành phố Ravenna, một thành phố nằm cách ven biển phía đông nước Ý cỡ 6 miles (10km) và nối liến với biển Adriatic bằng một con kênh.
Ravenna nổi tiếng với nhà thờ St Apollinare (The Basilica of Sant' Apollinare Nuovo) xây cất từ thế kỷ thứ sáu, với lối kiến trúc Byzantine mosaics, những bức họa trang trí ở trần giáo đường, tường, và sàn nhà thực hiện bằng lắp ghép mỹ thuật những phiến đá nhỏ. Nhà thờ St Apollinare đã được Unesco coi như là một kiến trúc hòa hợp giữa kiểu Tây âu và Đông âu của cuối thế kỷ thứ 5 đến đầu thế kỷ thứ sáu. Đây là một trong những nhà thờ chứa nhiều hình ảnh quan trọng đáng chú ý cho nghệ thuật tôn giáo Âu châu.
Ravenna còn có Piazza del Popolo, có ngôi mộ của nhà thơ Dante, có Mausoleum of Galla Placidia.
Durante Degli Alighieri, được biết dưới tên Dante Alighieri hay đơn giản hơn là Dante (1265-1321)). Ông là nhà thơ Ý xuất thân từ Florence. Tuyệt tác có một không hai của ông là thi phẩm “The Divina Commedia” (The devine Comedy).
Assisi
Assisi là một thành phố nằm trong khu vực Perugia, vùng Umbria, phía tây núi Subasio. Đây là nơi sinh trưởng của thánh St Francis, người đã thành lập giòng tôn giáo Franciscan trong thành phố từ năm 1208, và St Clare (Chiara d’Offreducci), vị sáng lập The Order of the Poor Clares.
Trong nhiều tour du lịch nếu gồm cả năm thành phố nổi tiếng của Ý là Rome, Venice, Florence, Pisa, và Sienna thì Assisi hầu như luôn luôn được đi kèm. Và thăm viếng thành phố này thật cũng rất đáng, dù du khách không phải là người theo đạo Công giáo.
Người hướng dẫn đã mở đầu cuộc thăm viếng từ dưới thung lũng đi lên núi, dẫn chúng tôi vào xem nhà thờ Santa Maria degli Angeli với những cảnh vẽ trên tường, những bức tượng điêu khắc, và trần nhà thờ.
Rời đây, chúng tôi đi bộ lên dốc để vào thăm nhà thờ San Francesco.
Basilica di San Francesco
Nhà thờ San Francesco một hỗn hợp giữa kiểu Roman Umbria với kiến trúc Gothic của Pháp, thật sự gồm hai nhà thờ, cái trên nằm chồng lên cái dưới. Nhà thờ dưới (1228-30) có ánh sáng chiếu le lói với những tác phẩm vẽ tường của Cimabue và Giotto. Có bức chân dung của thánh Francesco do Giotto vẽ. Và có cốt của St Francesco trong hầm mộ ở nhà thờ. Nhà thờ trên (1228-1253), trái lạì, được tu bổ lại sau trận động đất năm 1997 và mở cửa lại vào năm 2001, thì tràn đầy ánh sáng, và có tác phẩm vẽ tường “ Những cảnh từ cuộc đời thánh Francis” của Giotto.
Basilica di Santa Chiara
Nhà thờ St Clare (1257-1265), đặt tên theo nữ thánh St Clare, sáng lập viên “the Order of the Poor Clares”, một vị thánh đã cống hiến cuộc đời cho sự phát triển giòng Franciscan.
Nhà thờ kiểu Roman với những xọc đá hồng và trắng với những cột chống rất lớn trong nhà thờ, có cửa sổ màu hồng, có bức họa vẽ St Clare và tám cảnh từ đời của vị nữ thánh này.
Trung tâm của Assisi là Piazza del Comune. So với những Piazza ở những thánh phố khác của Ý thì Piazza này rất khiêm nhường với một công trường La-mã có tòa tháp Torre del Popolo, xây đứng ngay cạnh nhà thờ Santa Maria sopra Minerva, hay còn được gọi là The Temple of Minerva với sáu cây cột Corinthian to lớn còn nguyên vẹn ngay phía trước. Có một bảo tàng viện nhỏ tên là Pinacoteca nằm đối diện. Giữa công trường có một bồn phun nước. Con đường chính San Francesco mặt đường lát đá xanh, những con đường nhỏ đi ngang cho nhìn xuống thung lũng Umbria phía dưới. Có một lối đi bằng bực thang đi lên nhà thờ nào đó lát gạch đỏ rất mỹ thuật.
Nhìn xuống thành phố Assisi là cổ thành Rocco Maggiore, và nhỏ hơn là thành Rocca Minore.
Thành phố Assisi thật đẹp, di tích được bảo trì kỹ lưỡng, thành phố hiền hòa bình dị. Khách sạn chúng tôi ở là khách sạn ba sao của thành phố nhưng trong phòng không có một tấm gương lớn ngoài tấm gương nhỏ duy nhất treo trên bồn rửa mặt. Phòng ăn sáng dản dị, thức ăn đồ nguội đầy đủ nhưng trái cây và nước uống không nhiều.
Ngày 10
Orvieto-Rome
Ăn sáng xong chúng tôi rời khách sạn Windsor Savoia để lên xe đi thăm Orvieto trên đường trở về Rome.
Orvieto là thành phố nằm trong vùng Umbria ở miền trung nước Ý. Nó nằm trên cao nguyên của ngưng khôi thạch (tufa), lớp đá tạo nên do sự kéo dài của phún thạch từ ngày xưa phun ra. Orvieto gồm hai vùng riêng biệt: vùng dưới là những xây cất trong thời đại mới hơn và có những tiện nghi của hiện đại, phần trên cao là thành phố cổ từ ngày xưa. Ở thành phố cổ trên cao này du khách có thể thăm viếng Piazzo Duomo có nhà thờ kiểu Gothic cùng những di tích lịch sử cổ xưa. Ngoài nhà thờ kiểu Gothic, Orvieto cũng nổi tiếng về rượu vang và đồ gốm. Hai thành phố mới và cũ nối liền với nhau bằng hệ thống xe kéo bởi dây cáp (funicular) đi lên xuống hai chiều. Một hệ thống xe bus chuyên chở dân chúng và du khách từ Funicular đến Piazzo Duomo cứ mỗi 15 phút một chuyến, chi phí đã tính luôn vào vé đi funicular.
Nhà thờ Orvieto (1290-1500) tọa lạc ở độ cao 195 m trên mặt sông Paglia kể tử sàn nhà thờ, kiến trúc bởi Arnolfo di Cambio theo kiểu Roman-Gothic với đỉnh nhọn hoắt, mặt tiền có ba vòm cửa tròn, có nhiều hình khảm mosaic, hai bên hông xây bằng gạch xọc ngang đen và trắng. Bên trong nhà thờ cột và nhiều chỗ cũng xây gạch xọc đen trắng, có nhiều bức họa vẽ tường của Frà Angelico và Lucca Sigorelli. Đằng sau nhà thờ chính có hai tiểu giáo đường Corporal và St. Brizio.
Đối mặt với Piazza della Republica , và bên cạnh Palazzo Comunale là nhà thờ cổ Andrew và một tòa tháp mười hai cạnh (dodecagonal campanile) rất đặc biệt.
Orvieto cũng có hai toà tháp, tháp Torre del Moro cao 42 m, và Torre di Maurizio rất cổ cao có 1.7 m, tháp chuông Maurizio này đã gióng tiếng chuông hàng giờ suốt từ năm 1351 đến giờ. Chuông nghe rất rõ và vang vọng thật xa.
Đặc biệt ở Orvieto có nhiều hang đào ở dưới đất (có thể đi thăm hang gần Piazza del Duomo), và có một cái giếng thời trung cổ rất lớn. Giếng Pozzo di San Patrizio sâu 62 m, đường kính 13.4 m làm 10 năm mới xong. Trong giếng có hai vòng lộ xoắn không bắt gặp nhau để lừa chở nước lên và đi xuống khỏi đụng nhau.
Đi funicular trở xuống bến xe bus, chúng tôi nay được đưa trở về lại Rome , để rối sáng hôm sau sẽ đáp máy bay về nhà.
Rome
Tới Rome lần thứ hai này cỡ 3 giờ chiều, chúng tôi được xắp xếp ở một hotel khá xa những trung tâm lịch sử. Hotel Villa Pamphili có xe shuttle minivan đưa chúng tôi từ khách sạn đến trước cửa Roman Museum, và từ đó chúng tôi có thể đi chơi đâu tùy ý, rồi tới giờ muốn trở về thì lại đón shuttle bus trở về hotel.
Metro của thành phố Rome tuy ít nhưng cũng thuận tiện cho những nơi thăm viếng, còn nếu không đi taxi cũng thuận tiện.
Xe hơi của Ý rất nhỏ. Nếu các bạn đã xem phim The Italian Job (*) thì đã biết loại xe nhỏ này. Lần đầu tiên tôi nhìn những chiếc xe xinh xinh này lái trước chiếc xe bus của chúng tôi mà thấy hồi hộp trong lòng, nhưng riết rồi cũng quen. Người tài xế lái xe bus của chúng tôi, dáng dấp lịch sự, có phong độ, và dễ nhìn như tài tử George Clooney, lái rất giỏi nên chúng tôi đã có một cuộc du lịch rất an toàn và thoải mái. Hãng du lịch mà chúng tôi đã đi là Globus Tours.
(*) Phim “The Italian Job” nguyên thủy thực hiện vào năm 1969 với Michael Caine đóng vai chính (Charlie Croker), và câu chuyện xẩy ra ở Turin-Italy. Trong “The Italian Job” thực hiện lại vào năm 2003 thì do Mark Wahlberg thủ vai Charlie và câu chuyện xẩy ra ơ Venice-Italy và Los-Angeles-CA,USA. Trong cảnh chạy thoát (getaway) ba chiếc xe Mini kiểu cũ trong nguyên bản 1969 đã được thay thế bằng những chiếc BMW-buit Mini Cooper bắt mắt và chạy nhanh cùng vượt qua trở ngại thật tài tình. (http://en.wikipedia.org/wiki/The_Italian_Job).
Ngày 11-12
Rời Rome trở về chúng tôi phải ngưng ở Frankfurt. Đức. Vì sự chậm trễ của các chuyến bay, nên chúng tôi phải ở lại Frankfurt một đêm, đến sáng hôm sau mới bay trở về nhà. Vì không quen biết và không có ai hướng dẫn nên chúng tôi không đi thăm thành phố Frankfurt mà chỉ ở tại khách sạn. Tối hôm đó và sáng hôm về được ăn thức ăn của Đức rất ngon và lạ miệng.
Phi trường Frankfurt (FRA) là phi trường quốc tế lớn thứ ba của Âu châu. Phi trường rất rộng và có nhiều cửa hàng nổi tiếng với hành hóa mắc tiền như trong một thương xá, hay trong nhiều khu phố bán đồ sang củavài thành phố Ý. Nhân viên tiếp dịch ở Đức lịch sự và nói tiếng Anh giỏi hơn ở Ý nên rất dễ chịu, thoải mái.
Kết luận
Dù đi du lịch nơi nào chúng ta cũng phải cần sửa soạn và tìm hiểu những nơi muốn thăm viếng. Tài liệu Anh ngữ, Pháo ngữ thì rất nhiều, nhưng Việt ngữ thì còn ít.
Loạt bài viết du lịch Ý này chỉ thu gọn trong những địa danh mà người viết đã đi qua.
Tác giả hy vọng bài viết giúp ích được cho độc giả thêm tài liệu để sửa soạn cho chuyến đi du lịch trong tương lai.
Sóng Việt-Đàm Giang
Mùa Xuân 2007
Ravenna- Assisi –Orvieto-Rome
Ravenna
Rời khách sạn Sant Elena sáng sớm trong cái lạnh mùa xuân, chúng tôi đi băng ngang một công viên để lên water taxi trở về bến đậu xe bus. Giã từ Venice với nhiều kỷ niệm đẹp về thành phố, về di tích lịch sử, về công trường, nhà thờ San Marco, nhà tổng trấn Venice, và về cái khách sạn thơ mộng nằm cạnh công viên dọc theo bờ kênh, lòng tràn ngập hình ảnh và kỷ niệm êm đềm.
Xe bus đưa chúng tôi đi xuôi nam để ghé thăm thành phố Ravenna, một thành phố nằm cách ven biển phía đông nước Ý cỡ 6 miles (10km) và nối liến với biển Adriatic bằng một con kênh.
Ravenna nổi tiếng với nhà thờ St Apollinare (The Basilica of Sant' Apollinare Nuovo) xây cất từ thế kỷ thứ sáu, với lối kiến trúc Byzantine mosaics, những bức họa trang trí ở trần giáo đường, tường, và sàn nhà thực hiện bằng lắp ghép mỹ thuật những phiến đá nhỏ. Nhà thờ St Apollinare đã được Unesco coi như là một kiến trúc hòa hợp giữa kiểu Tây âu và Đông âu của cuối thế kỷ thứ 5 đến đầu thế kỷ thứ sáu. Đây là một trong những nhà thờ chứa nhiều hình ảnh quan trọng đáng chú ý cho nghệ thuật tôn giáo Âu châu.
Ravenna còn có Piazza del Popolo, có ngôi mộ của nhà thơ Dante, có Mausoleum of Galla Placidia.
Durante Degli Alighieri, được biết dưới tên Dante Alighieri hay đơn giản hơn là Dante (1265-1321)). Ông là nhà thơ Ý xuất thân từ Florence. Tuyệt tác có một không hai của ông là thi phẩm “The Divina Commedia” (The devine Comedy).
Assisi
Assisi là một thành phố nằm trong khu vực Perugia, vùng Umbria, phía tây núi Subasio. Đây là nơi sinh trưởng của thánh St Francis, người đã thành lập giòng tôn giáo Franciscan trong thành phố từ năm 1208, và St Clare (Chiara d’Offreducci), vị sáng lập The Order of the Poor Clares.
Trong nhiều tour du lịch nếu gồm cả năm thành phố nổi tiếng của Ý là Rome, Venice, Florence, Pisa, và Sienna thì Assisi hầu như luôn luôn được đi kèm. Và thăm viếng thành phố này thật cũng rất đáng, dù du khách không phải là người theo đạo Công giáo.
Người hướng dẫn đã mở đầu cuộc thăm viếng từ dưới thung lũng đi lên núi, dẫn chúng tôi vào xem nhà thờ Santa Maria degli Angeli với những cảnh vẽ trên tường, những bức tượng điêu khắc, và trần nhà thờ.
Rời đây, chúng tôi đi bộ lên dốc để vào thăm nhà thờ San Francesco.
Basilica di San Francesco
Nhà thờ San Francesco một hỗn hợp giữa kiểu Roman Umbria với kiến trúc Gothic của Pháp, thật sự gồm hai nhà thờ, cái trên nằm chồng lên cái dưới. Nhà thờ dưới (1228-30) có ánh sáng chiếu le lói với những tác phẩm vẽ tường của Cimabue và Giotto. Có bức chân dung của thánh Francesco do Giotto vẽ. Và có cốt của St Francesco trong hầm mộ ở nhà thờ. Nhà thờ trên (1228-1253), trái lạì, được tu bổ lại sau trận động đất năm 1997 và mở cửa lại vào năm 2001, thì tràn đầy ánh sáng, và có tác phẩm vẽ tường “ Những cảnh từ cuộc đời thánh Francis” của Giotto.
Basilica di Santa Chiara
Nhà thờ St Clare (1257-1265), đặt tên theo nữ thánh St Clare, sáng lập viên “the Order of the Poor Clares”, một vị thánh đã cống hiến cuộc đời cho sự phát triển giòng Franciscan.
Nhà thờ kiểu Roman với những xọc đá hồng và trắng với những cột chống rất lớn trong nhà thờ, có cửa sổ màu hồng, có bức họa vẽ St Clare và tám cảnh từ đời của vị nữ thánh này.
Trung tâm của Assisi là Piazza del Comune. So với những Piazza ở những thánh phố khác của Ý thì Piazza này rất khiêm nhường với một công trường La-mã có tòa tháp Torre del Popolo, xây đứng ngay cạnh nhà thờ Santa Maria sopra Minerva, hay còn được gọi là The Temple of Minerva với sáu cây cột Corinthian to lớn còn nguyên vẹn ngay phía trước. Có một bảo tàng viện nhỏ tên là Pinacoteca nằm đối diện. Giữa công trường có một bồn phun nước. Con đường chính San Francesco mặt đường lát đá xanh, những con đường nhỏ đi ngang cho nhìn xuống thung lũng Umbria phía dưới. Có một lối đi bằng bực thang đi lên nhà thờ nào đó lát gạch đỏ rất mỹ thuật.
Nhìn xuống thành phố Assisi là cổ thành Rocco Maggiore, và nhỏ hơn là thành Rocca Minore.
Thành phố Assisi thật đẹp, di tích được bảo trì kỹ lưỡng, thành phố hiền hòa bình dị. Khách sạn chúng tôi ở là khách sạn ba sao của thành phố nhưng trong phòng không có một tấm gương lớn ngoài tấm gương nhỏ duy nhất treo trên bồn rửa mặt. Phòng ăn sáng dản dị, thức ăn đồ nguội đầy đủ nhưng trái cây và nước uống không nhiều.
Ngày 10
Orvieto-Rome
Ăn sáng xong chúng tôi rời khách sạn Windsor Savoia để lên xe đi thăm Orvieto trên đường trở về Rome.
Orvieto là thành phố nằm trong vùng Umbria ở miền trung nước Ý. Nó nằm trên cao nguyên của ngưng khôi thạch (tufa), lớp đá tạo nên do sự kéo dài của phún thạch từ ngày xưa phun ra. Orvieto gồm hai vùng riêng biệt: vùng dưới là những xây cất trong thời đại mới hơn và có những tiện nghi của hiện đại, phần trên cao là thành phố cổ từ ngày xưa. Ở thành phố cổ trên cao này du khách có thể thăm viếng Piazzo Duomo có nhà thờ kiểu Gothic cùng những di tích lịch sử cổ xưa. Ngoài nhà thờ kiểu Gothic, Orvieto cũng nổi tiếng về rượu vang và đồ gốm. Hai thành phố mới và cũ nối liền với nhau bằng hệ thống xe kéo bởi dây cáp (funicular) đi lên xuống hai chiều. Một hệ thống xe bus chuyên chở dân chúng và du khách từ Funicular đến Piazzo Duomo cứ mỗi 15 phút một chuyến, chi phí đã tính luôn vào vé đi funicular.
Nhà thờ Orvieto (1290-1500) tọa lạc ở độ cao 195 m trên mặt sông Paglia kể tử sàn nhà thờ, kiến trúc bởi Arnolfo di Cambio theo kiểu Roman-Gothic với đỉnh nhọn hoắt, mặt tiền có ba vòm cửa tròn, có nhiều hình khảm mosaic, hai bên hông xây bằng gạch xọc ngang đen và trắng. Bên trong nhà thờ cột và nhiều chỗ cũng xây gạch xọc đen trắng, có nhiều bức họa vẽ tường của Frà Angelico và Lucca Sigorelli. Đằng sau nhà thờ chính có hai tiểu giáo đường Corporal và St. Brizio.
Đối mặt với Piazza della Republica , và bên cạnh Palazzo Comunale là nhà thờ cổ Andrew và một tòa tháp mười hai cạnh (dodecagonal campanile) rất đặc biệt.
Orvieto cũng có hai toà tháp, tháp Torre del Moro cao 42 m, và Torre di Maurizio rất cổ cao có 1.7 m, tháp chuông Maurizio này đã gióng tiếng chuông hàng giờ suốt từ năm 1351 đến giờ. Chuông nghe rất rõ và vang vọng thật xa.
Đặc biệt ở Orvieto có nhiều hang đào ở dưới đất (có thể đi thăm hang gần Piazza del Duomo), và có một cái giếng thời trung cổ rất lớn. Giếng Pozzo di San Patrizio sâu 62 m, đường kính 13.4 m làm 10 năm mới xong. Trong giếng có hai vòng lộ xoắn không bắt gặp nhau để lừa chở nước lên và đi xuống khỏi đụng nhau.
Đi funicular trở xuống bến xe bus, chúng tôi nay được đưa trở về lại Rome , để rối sáng hôm sau sẽ đáp máy bay về nhà.
Rome
Tới Rome lần thứ hai này cỡ 3 giờ chiều, chúng tôi được xắp xếp ở một hotel khá xa những trung tâm lịch sử. Hotel Villa Pamphili có xe shuttle minivan đưa chúng tôi từ khách sạn đến trước cửa Roman Museum, và từ đó chúng tôi có thể đi chơi đâu tùy ý, rồi tới giờ muốn trở về thì lại đón shuttle bus trở về hotel.
Metro của thành phố Rome tuy ít nhưng cũng thuận tiện cho những nơi thăm viếng, còn nếu không đi taxi cũng thuận tiện.
Xe hơi của Ý rất nhỏ. Nếu các bạn đã xem phim The Italian Job (*) thì đã biết loại xe nhỏ này. Lần đầu tiên tôi nhìn những chiếc xe xinh xinh này lái trước chiếc xe bus của chúng tôi mà thấy hồi hộp trong lòng, nhưng riết rồi cũng quen. Người tài xế lái xe bus của chúng tôi, dáng dấp lịch sự, có phong độ, và dễ nhìn như tài tử George Clooney, lái rất giỏi nên chúng tôi đã có một cuộc du lịch rất an toàn và thoải mái. Hãng du lịch mà chúng tôi đã đi là Globus Tours.
(*) Phim “The Italian Job” nguyên thủy thực hiện vào năm 1969 với Michael Caine đóng vai chính (Charlie Croker), và câu chuyện xẩy ra ở Turin-Italy. Trong “The Italian Job” thực hiện lại vào năm 2003 thì do Mark Wahlberg thủ vai Charlie và câu chuyện xẩy ra ơ Venice-Italy và Los-Angeles-CA,USA. Trong cảnh chạy thoát (getaway) ba chiếc xe Mini kiểu cũ trong nguyên bản 1969 đã được thay thế bằng những chiếc BMW-buit Mini Cooper bắt mắt và chạy nhanh cùng vượt qua trở ngại thật tài tình. (http://en.wikipedia.org/wiki/The_Italian_Job).
Ngày 11-12
Rời Rome trở về chúng tôi phải ngưng ở Frankfurt. Đức. Vì sự chậm trễ của các chuyến bay, nên chúng tôi phải ở lại Frankfurt một đêm, đến sáng hôm sau mới bay trở về nhà. Vì không quen biết và không có ai hướng dẫn nên chúng tôi không đi thăm thành phố Frankfurt mà chỉ ở tại khách sạn. Tối hôm đó và sáng hôm về được ăn thức ăn của Đức rất ngon và lạ miệng.
Phi trường Frankfurt (FRA) là phi trường quốc tế lớn thứ ba của Âu châu. Phi trường rất rộng và có nhiều cửa hàng nổi tiếng với hành hóa mắc tiền như trong một thương xá, hay trong nhiều khu phố bán đồ sang củavài thành phố Ý. Nhân viên tiếp dịch ở Đức lịch sự và nói tiếng Anh giỏi hơn ở Ý nên rất dễ chịu, thoải mái.
Kết luận
Dù đi du lịch nơi nào chúng ta cũng phải cần sửa soạn và tìm hiểu những nơi muốn thăm viếng. Tài liệu Anh ngữ, Pháo ngữ thì rất nhiều, nhưng Việt ngữ thì còn ít.
Loạt bài viết du lịch Ý này chỉ thu gọn trong những địa danh mà người viết đã đi qua.
Tác giả hy vọng bài viết giúp ích được cho độc giả thêm tài liệu để sửa soạn cho chuyến đi du lịch trong tương lai.
Sóng Việt-Đàm Giang
Mùa Xuân 2007
Du Lịch Italy 03: Verona - Venice - Burano
Sóng Việt Đàm Giang
Day 8-9
Verona-Venice
Verona
Ngày ở Florence đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp, sau một đêm ngủ thật ngon giấc, sáng nay tôi náo nức được đi thăm Verona trên con đường đi tới Venice.
Verona là một thành phố rất dễ thuơng có Roman Arena và có một di tích nổi tiếng đó là tòa nhà và cái balcon đã đuợc nhà soạn kịch tài danh Shakespeare mang vào kịch bản Romeo và Juliet.
Dù Verona được biết nhiều hơn qua câu chuyện tình Romeo và Juliet của Shakespeare, thật ra đó là một thành phố rất quan trọng ngày xưa, và rất nhiều di tích còn được bảo trì rất hoàn hảo.
Verona nằm dọc theo bờ sông Adige thơ mộng, cách phía đông của Venice 50km (30 miles), và là thuộc địa đầu tiên của của Roma vào năm 89BC.
Sự tranh chấp quyền lực và trả thù lẫn nhau của những gia đình có tiếng giầu quyền lực, làm mưa bão cả thế kỷ thứ 13, là căn bản cho câu chuyện tình Romeo và Juliet của Shakepeare. Verona trở thành một tỉnh của Italy vào năm 1866. Thành phố bị bỏ bom thiệt hại nặng trong thế chiến thứ hai nhưng phục hồi nhanh chóng và trở nên một thành phố có nến kinh tế rất cao.
Từ Piazza delle Erbe, trung tâm của khu thành phố lịch sử với những cửa hàng nổi tiếng, đường phố cấm xe cộ và chỉ dành cho khách bộ hành nên đi lại trong khu này rất vui và dễ chịu. Từ Piazza delle Erbe làm điểm hẹn để trở về xe bus đậu ở bờ sông Adige, chúng tôi tản mát đi thăm thành phố.
Cô tourguide trước khi chia tay để mọi ngưới tự do đi thăm viếng có nhắc lại rằng căn nhà và cái balcony đã được tạo nên từ câu chuyện tình Romeo và Juliet như một tiêu biểu cho bản kịch nổi tiếng của Skakespeare. Đi theo Via Cappello dẫn tới Casa di Giulietta Cappelletti (House of Juliet) với cái balcon nổi tiếng tại Villa Cappelletti, ngay cổng đi vào căn nhà những chữ viết nguệch ngoặc chi chít viết hoặc khắc đầy tường của những đôi uyên ương ghé thăm viếng. Căn nhà là một cấu trúc với tường gạch cũ kỹ, cái balcon là một kiến trúc xây thêm vào năm 1935. Tuy nhiên bức tường với dàn cây leo chi chít, căn nhà lối vào với khung cửa vòng cung nhọn trông cũng thơ mộng vô cùng. Căn nhà Giulietta và balcony này có lúc cho phép mua vé vào thăm, nhưng hôm chúng tôi đến thì không cho vào.
Phía trước căn nhà có một bức tượng Giulietta bằng đồng mà các thanh niên trai trẻ thay nhau đứng cạnh và xoa tay vào ngực bên phải. Tôi lấy là lạ về sự kiện này nhưng sau đó mới hiểu rằng có người nào đó đã dệt nên chuyện xoa tay lên ngực bên phải để có may mắn trong tình trường (?!) và từ đó trở đi nó trở nên một tục lệ (cũng như liệng đồng tiền qua vai khi thăm Trevi’s fountain)!
Đối diện căn nhà Juliet là một rạp hát nhỏ quảng cáo có trình diễn kịch bản “Romeo và Juliet” cho du khách xem. Vào mùa hè hàng năm vào ngày hội Shakespeare có công ty Royal Shakespeare trình diễn.
Theo như tài liệu sách thì câu chuyện tình thê thảm này lúc đầu đã mang địa danh của Siena, nhưng sau đó đuợc chuyển sang Verona, và căn nhà này đã đuợc thành phố mua lại và tạo nó thành căn nhà Juliet (chuyện căn nhà này cũng có li kỳ, nhưng xin không kể vì e làm mất hứng của độc giả).
Rời căn nhà Juliet, chúng tôi theo phố Mazzini đi thăm Roman Arena ở Piazza Brà. Đấu trường này, xây dựng vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên (hoàn tất vào cỡ 30AD) là arena lớn thứ ba của Ý sau Colosseum ở Rome và tại Capua. Arena hình hơi bầu dục với chiều dài 139 m, chiều ngang rộng 110 m, có thể chứa được 22,000 người trên 44 hàng ghế ngồi bằng đá cẩm thạch hồng. Những trò chơi và giác đấu ngày xưa trình diễn ở đây nổi tiếng và thu hút mọi người ở nơi khác đến xem. Hai từng mặt ngoài của arena hiện nay đúng ra là cái dàn chống cho những bậc hàng ghế đá cao phía bên trong, chỉ còn một mảnh tường phía ngoài hiện hữu màu trắng và hồng bằng đá vôi, vì hầu hết phía ngoài đã bị phá hủy bởi trận động đất vào thế kỷ thứ 13. Bên trong arena rất ấn tuợng và hầu như còn giữ được nguyên vẹn.
Ngày nay vào mùa hè, sân khấu lộ thiên Roman Amphitheater này là nơi có những buổi trình diễn ca hát, hoà nhạc hay hát opera. Sau khi leo những bực thang ghế cao đến chóng mặt để lên tận đỉnh arena, đứng trên tầng ghế chót cao của đấu trường tôi thấy được tất cả bốn phía chung quanh các dinh thự, công viên, nhà nhờ, tòa tháp Lamberti phía dưới. Thật là một cảnh đẹp rất mênh mông, bao la, không thể quên đuợc.
Ra khỏi arena, chúng tôi đi lang thang trên phố Mazzini, có thấy một nghệ sĩ hóa trang mặc quần áo trắng, vẽ mặt trắng giả làm Charlie Chaplin đang làm trò cùng chụp hình với du khách. Mazzini là con đường dành cho người đi bộ và là nơi có rất nhiều tiệm bán quần áo, nữ trang, mỹ phẫm nổi danh trên toàn thế giới, rồi chúng tôi đi thăm Piazza dei Signori (cũng được gọi là Piazza Dante) một trung tâm của thành phố Verona thời trung cổ, nơi có bức tượng của nhà thơ thời Phục sinh Danta Aligheri (1265-1321). Tại Piazza delle Erbe có tòa tháp Torre dei Lamberti, bồn phun nước Madonna Verona Fountain của Cansignorio (1368). Cuối công trường có tòa nhà Palazzo Mafei mà trên đỉnh nhà là tượng sáu vị thần La-mã: Jupiter, Mercury, Venus, Apollo, Hercules, và Minerva.
Với địa điểm thuận tiện không cách Venice bao xa, thành phố sầm uất này là nơi thu hút du khách mọi nơi đến tham dự những sinh hoạt văn nghệ đủ loại.
Venice (Venezia)
Rời Verona, chúng tôi được xe bus đưa đến Venice.
Sau khi đi qua một chiếc cầu dài thì chúng tôi được đưa xuống bến để đi thuyền máy nhỏ (water taxi) để đến khách sạn Sant Elena.
Venice thiết lập trên 118 đảo nhỏ nằm trong một lagoon lớn. Hệ thống giao thông là kênh nước (122 kênh nước), và cầu (400 cầu). Grand Canal là trục giao thông chính.
Thành phố này với du khách là mức lợi tức chính, cho nên phí tổn tại Venice thứ gì cũng cao hơn nơi khác, hầu hết lợi tức từ du khách được dùng để duy trì thành phố.
Thời ngày xưa (từ thế kỷ thứ 9), Venice theo chính thể cộng hoà, đứng đầu là vị Tổng-trấn thành Venice (Doge), và thành phố được điều hành bởi hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị này có rất nhiều quyền hành, có tài nguyên thu thập rất lớn do chiến thắng và chiếm đoạt từ những quốc gia xa ngoài biển. Thịnh vượng đổ vào Venice đã làm thành phố này có dư sức xây dựng được nhiều nhà thờ, dinh thự nguy nga lộng lẫy chứa tràn ngập những tranh họa và điêu khắc quý giá. Vào năm 1797, chính thể Cộng hòa bị đổ, Venice sau đó trở thành một đô thị của một hợp chủng Ý quốc vào năm 1866.
Ôi, Venice sóng nước bềnh bồng thơ mộng đây rồi. Thật dễ thương làm sao!
Ngồi trên water taxi chạy dọc trên Grand canal, hai bên bờ là nhà nhờ và nhiều toà nhà kiến trúc rất đẹp mắt. Sau khi nhận phòng khách sạn thì chúng tôi đuợc tourguide đưa lên vaporetti (tàu máy bus trên kênh) tới đậu bến tại Piazza San Marco để thăm thành phố.
Ngày đầu ở Venice, sau khi đi thuyền Gondola và đi chơi vòng vòng quanh Piazza San Marco, đến tối thì chúng tôi đi ăn ở một tiệm ăn khá ngon với rượu vang như thường lệ, tiệm này tôi không nhớ tên nhưng đặc biệt có giếng chứa rượu nằm ngay giữa phòng ăn, và nắp giếng rượu là lớp kính dầy nhìn qua được thấy rõ rượu ở phía dưới. Tối đến thì lên tàu taxi máy chạy trên Grand Canal để ngắm Venice ban đêm.
Sáng ngày hôm sau đó thì chúng tôi đi vào thăm nhà thờ, dinh Tổng trấn, Campanile, vào thăm một tiệm bán đồ thủy tinh xem họ thổi ly và chai lọ thủy tinh rồi đến buổi trưa thì đi thăm đảo Burano và ăn trưa ở đó.
Piazzo San Marco
Công trường St Mark (Piazza San Marco) là một công trường hình chữ nhật rộng lớn, ở đó chim bồ câu nhiều vô kể và rất dạn dĩ. Từ bến đậu của vaporetto, water taxi trạm San Marco đi lên, trước mặt là nhà thờ St Mark’s Basilica Basilica Di San Marco), bên phải nếu đứng đối diện với nhà thờ là toà tháp Campanile, và Dinh Tổng trấn Palazzo Ducale.
Nằm ngay cạnh Piazza San Marco là Piazetta, có hai cây cột cao San Marco và San Teodoro. Hai cột này này được chở tới Venice từ Constantinople và dựng lên vào thế kỷ thứ 12. Một cột ở trên đỉnh là tượng ấn bản San Teodore, người trụ trì Venice trước San Marco (bản tượng chính nằm trong Doge’s Palace). Đỉnh cột thứ hai là tuợng sư tử bằng đồng có cánh, tượng trưng cho Venice.
Nhà thờ St Mark (Basilica di San Marco) hiện tại thật quá tráng lệ huy hoàng, kiến trúc cầu kỳ. Tôi đứng sững trước mặt nhà thờ, có cảm tưởng mơ hồ như mình đang lạc vào câu chuyện ngàn lẻ một đêm với lâu đài của vua chúa Đông Âu. Nhà thờ hiện tại được xây cất vào khoảng 1063 và 1094, trong thế kỷ thứ 11, vì Venice có ảnh hưởng của Greek với kiến trúc Byzantine, nên St Mark có kiến trúc kiểu Byzantine, sau đó lại có thêm vào kiến trúc cột đá cẩm thạch Gothic. Nhà thờ còn mang tên là “Nhà Thờ của Vàng” vì có chứa một bàn thờ vàng (Pala d’Oro) rất dài gắn hơn 3,000 đá quý, cùng cơ man nào là nữ trang quý. Ngoài ra bao nhiêu châu báu tích lũy từ bao nhiêu đời cũng được chứa trong đó. Trong nhà thờ có trưng tượng bốn con ngựa bằng đồng nổi tiếng.
Bốn con ngựa đồng (Horses of St Mark) một sản phẩm nguyên gốc từ Arch of Trojan đã đuợc chiếm đoạt và mang về Venice đã lâu, năm 1797 Napoleon đã chiếm đoạt và mang về Pháp đặt tại Arc de Triump du Carousel. Cho đến năm 1815 thì được trả lại về Venice và trưng trong nhà thớ San Marco. Bản phía ngoài cửa trên cao cửa chính đi vào nhà thớ là ấn bản.
Vì thành phố Venice hay bị ngập lụt nên trong công trường San Marco, phiá trước và bên hông nhà thờ có những cái bàn bằng gỗ dài sắp đầy. Những bàn này được sắp xếp thành hàng, dùng để làm cầu đi nổi dẫn người dân và du khách vào nhà thờ khi nước tràn đầy trên mặt đất.
Rời nhà thờ, chúng tôi sang thăm Palazza Ducale.
Dinh tổng trấn Palazzo Ducale là một điểm hãnh diện của Venice, dinh thư nguy nga này là một kỳ công bậc nhất của kiến trúc Gothic, phía ngoài mặt tiền của Dinh Ducale chạy dọc theo bờ sông hoàn tất vào năm 1419. Sau cửa chính vào Dinh là Porta della Carta, nằm ở mặt Piazetta San Marco, một kiến trúc Gothic xây bởi Bartolomeo và Giovanni Bon vào khoảng từ năm 1438 đến 1442, là một courtyard cầu kỳ rất đẹp. Hành lang bên ngoài dinh dọc theo công trường kiến trúc rất mỹ thuật và bắt mắt với những vòng cung nhọn Gothic xây cất rất tỉ mỉ.
Dinh Palazza Ducale nối liền nhà thờ San Marco ở phía đông với Piazza San di Marco. Đây là nơi có Hội đồng quản trị thành phố, là nơi Tổng trấn ở, có Tòa án, có trung tâm dịch vụ dân sự, có nhà tù. Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm và nghe giải thích qua hệ thống audio từng lầu, từng phòng của dinh. Cánh dinh để Tổng trấn ở gồm nhiều phòng thân mật, trang hoàng với tranh vẽ trên trần, với lò sưởi. Phòng lớn La Sala della Mappe vẽ bản đồ thế giới biết đến ở thế kỷ thứ 16. Phòng đợi Anticollegio, phòng La sala dell Senato đón đại sứ các nơi đến thăm viếng, phòng nào cũng đầy tranh của các họa sĩ nổi tiếng của Ý. Phòng The sala del Maggior Consiglio là phòng lớn nhất trải dài và rộng hầu hết lầu một của dinh, nơi này có thể chứa được 2,600 người từ các nơi đến tham dự. Trên tường chung quanh có hình vẽ của 76 tổng trấn đầu tiên. Căn phòng này rất sáng sủa vì có cửa mở trông ra phía ngoài để ánh sáng và không khí tràn vào phòng.
Cũng như một vài nơi khác trong bảo tàng viện của Ý, tôi rất ngạc nhiên vì sự bảo trì những tác phẩm trên tường không theo đúng tiêu chuẩn của những bảo tàng viện khi để cửa sổ mở ngỏ như thế cho nắng gió tự do tràn vào.
Chúng tôi cũng thấy những căn phòng như phòng tra tấn, phòng tạm giam chứa tù nhân. Hành lang dẫn tù nhân từ nhà giam bên dinh tổng trấn đến nhà tù thành phố đi ngang qua một cái cầu bắc ngang kênh nước ở lầu hai mang tên cầu Bridge of Sighs. Qua lời cô tourguide thì tù nhân nhìn được ánh sáng và thành phố một lần cuối khi đi ngang qua cây cầu này trước khi bị tống vào nhà tù, vì cầu có kiến trúc với nhiều cửa sổ nhỏ. Cũng theo lời cô tourguide địa phương và sách thì nhà tù ở Doge’s Palace là nơi đã giam giữ nhiều nhân vật nổi tiếng vào những thời điểm đó. Hai nhân vật quen thuộc được nhắc đến là Giacoma Casanova và Galileo Galilei.
Casanova (1725-1798), sinh trưởng ở Venice, được biết đến như là một nhân vật đào hoa số một của Âu châu. Theo tự chuyện “The history of my life” thì Casanova đã có liên hệ tình dục với 122 thiếu nữ, hay phụ nữ. Casanova ngoài ra còn được coi như một chiến sĩ, một gián điệp, một nhà ngoại giao, nhà văn, và một người thích mạo hiểm. Vì nhiều lý do mà Casanova bị bắt, xử tội và giam ở nhà tù ở Doge’s Palace, nhưng Casanova đã tìm cách trốn thoát và là người đầu tiên trốn thoát ra được khỏi nhà tù nghiêm nhặt này một thời gian rất ngắn sau đó, vào năm 1756.
Galileo Galilei (1564-1642) sinh trưởng ở Pisa, khi còn trẻ đã bị cha ép buộc theo học y khoa, nhưng ông không thích và sau đó bỏ sang ngành toán học và khoa học. Ông Galilei là một nhà vật lý học, toán học gia, nhà thiên văn, và cũng là một triết gia. Galilei có công hoàn chỉnh ống kính thiên văn, và có công lớn với ngành khoa học. Ông đã một thời bị giam ở nhà tù nổi tiếng ở dinh tổng trấn do thất sủng với giáo hội vì ủng hộ lý thuyết của Copernicus. Ông cũng là người không lấy vợ nhưng sống với một người đàn bà và có ba người con.
http://en.wikipedia.org/wiki/Giacomo_Casanova
http://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_Galilei
Tòa tháp chuông trước mặt nhà thờ (Campanile), cao 99 m. Tòa tháp xây vào năm 912 cũng được dùng như một nhà đèn (lighthouse). Nhưng đến năm 1902 thì hoàn tòan xụp đổ, sau đó thành phố phải xây lại và đuợc mở cho công chúng lên thăm vào năm 1912. Trèo lên đỉnh tháp, ta có thể nhìn bao quát khắp thành phố Venice.
Bên tay phải của nhà thờ San Marco, có tháp đồng hồ với 24 số La-mã Torre dell’Orologio, phía trên đồng hồ có tượng một con hổ có cánh tượng trưng cho thành phố Venice. (Xem hình
Thành phố Venice tương đối nhỏ, những con đường chật hẹp nho nhỏ thật rối mắt, nhưng được cái may là ngay tại bất cứ ngôi nhà góc đường nào cũng có tên đường phố viết cao hơn đầu người. Và còn có chỉ dẫn những địa danh như mũi tên đi tới cầu Rialto, tới St Mark’s quare etc...
Du khách đến Venice đông nhất cả hàng triệu người vào dịp Carnavale, lễ tổ chức hàng năm trước mùa chay vào tháng Ba, những tiệm bán mặt nạ hoá trang chỗ nào cũng có.
Burano
Burano là một đảo nhỏ nằm phía bắc của lagoon, trên đảo nhà cửa sơn phết đủ màu tươi thật bắt mắt, lại có một cái kênh nhỏ và có những cây cầu xinh xinh bắc ngang kênh. Lại có một tòa tháp nhỏ cũng hơi nghiêng nghiêng, thật dễ thương. Bữa ăn trưa toàn đồ biển thật ngon vì Burano có tiếng là nơi bán cá tươi.
Rời Burano trở về hotel Sant Elena, tôi không lên khách sạn mà đi bộ theo con đường phố duy nhất dọc theo bờ kênh, có những cây cầu lên xuống rất nên thơ để trở lại thăm viếng Piazza San Marco và ngắm cửa hàng trưng bày hàng hóa. Theo chỉ dẫn trên tường, đi theo những con đường nhỏ hẹp với những cửa tiệm bán hàng đủ loại, tôi đến thăm cầu Rialto. Cây cầu Rialto bắc ngang kênh Grand Canal do Antonio de Ponte vẽ kiểu. Cầu Rialto là một cây cầu cũ chứa đầy tiệm bán đồ cho khách du lịch. Ở gần Rialto có chợ cá tươi (Campo della Peschia). Đứng từ trên cầu Rialto nhìn xuống Grand Canal trong buổi hoàng hôn có Gondola đang từ từ trôi, thiệt thơ mộng vô cùng.
Mưa bay nhẹ khi tôi đi tới San Marco, nhưng khi về thì có gió hơi mạnh và mưa có lúc nặng hột. Đường vắng người, không có tiếng xe cộ ồn ào, không khí không ô nhiễm khói, chỉ có tiếng nước sóng dập dềnh vỗ vào bờ tường đá, bờ gỗ, thêm vài chiếc thuyền gondola đang lững lờ trôi.
Một mình lang thang trong mưa giữa Venice thơ mộng có kênh sóng nước bồng bềnh. Một kỷ niệm nhớ đời.
Oh Venice!
Giao thông
Sự giao thông tại Venice hầu như hoàn toàn qua hệ thống kênh trừ khi có thể đi bộ được. Có bốn phương tiện chuyên chở thông dụng trên kênh, đó là vaporetto, water taxi, traghetto, và gondola.
Vaporetto là loại bus trên mặt nước, nếu đi nhiều thì có thể mua pass để đi 90 phút, một, hay ba ngày. Loại này phải chờ lâu mới có chuyến, rất đông người và rất ít/hầu như không có chỗ ngồi.
Water taxi là những thuyền máy riêng chở được một nhóm du khách có chỗ ngồi cho cỡ 100 người. Du khách đi tour thường được cho đi loại này.
Traghetto là thuyền gondola ferry công cộng rẻ tiền chuyên chở người đi ngang Grand Canal từ Venice sang đảo bên kia kênh ở một số địa điểm cố định.
Gondola
Nói đến Venice là phải nói đến Gondola, những cái thuyền mũi cong nho nhỏ do những người chèo thuyền chuyên nghiệp đứng ở đầu mũi thuyền chèo trên Grand Canal cùng kênh nhỏ ngang dọc của Venice.
Du khách nào có máy chụp hình mà không chụp một chiếc gondola thơ mộng? Ngàn đời, gondola là tượng trưng cho và là đặc điểm của Venice.
Cấu trúc của gondola cũng đặc biệt, nó dài 11 m, nặng cỡ 600 kilos, chèo bởi một người với một cây chèo duy nhất. Để cho đặc biệt hơn, gondola được cấu trúc bất đối xứng, nếu chia dọc ra làm đôi từ chính giữa mũi thuyền thì phía bên trái rộng hơn bên phải 24 cm, lý do để quân bình với người chèo thuyền đứng ở đuôi thuyền với mái trèo nước ở bên tay phải. Gondola có đáy thẳng, không nhọn cho phép thuyền lưu thông dễ dàng ở những nơi nước cạn. Thuyền được làm bằng tám loại gỗ khác nhau (gỗ cây tùng-fir, sồi-oak, anh đào-cherry, hồ đào-walnut, cây du-elm, đào hoa tâm-mahogany, lạc diệp tùng-larch, và bồ đề-lime) và gồm 280 mảnh ghép lại. Phần kim khí duy nhất của gondola là mũi sắt và “risso” ở đuôi thuyền. Phần mũi sắt ở đầu thuyền ngoài công dụng để làm quân bằng với sức nặng của người chèo ở đuôi thuyền, còn tượng trưng cho tiểu bản đồ thành phố Venice: sáu sọc gọi là “pettini” (lược) tượng trưng cho sáu “sestieri”, một dải dài hơn tượng trưng hòn đảo Giudecca, chử S đôi tượng trưng cho Grand Canal; trên đỉnh có sừng giống mũ của tổng trấn, và một gọng kính tượng trưng cho cây cầu Rialto.
Thành phố Venice được chia làm sáu quận (siestieri) gồm Cannaregio, Pan Polo, Dorsoduro (gồm cả Giudecca), Santa Croce, San Marco (gồm cả San Giorgo Maggiore), và Castello (gồm San Piedro di Castello và Sant’Elena). (http://en.wikipedia.org/wiki/Venice)
Lúc trước thuyền có thể sơn màu màu khác nhau nhưng nay theo lệnh của thành phố tất cả đều được sơn màu đen. Phí tổn xây một gondola cỡ 20,000 euros. Vài chục năm trước gondola có một cabin ở giữa gọi là felze để phòng hờ trời mưa và mùa đông gió lạnh. Nhưng vì nó ít công dụng và cản trở cái nhìn nên nay họ không làm cabin nữa.
Thuyền Gondola cổ truyền và lịch sử gondola được trưng bày trong bảo tàng viện Musea Storica Navale-Venezia.
Giá tiền mướn gondola không phải rẻ, giá vào tháng Ba 2007 là 40 euros cho 45 phút. Và nếu du khách yêu cầu người chèo đò hát thì phải trả thêm tiền (không phải người nào cũng biết hát). Giá cả cũng thay đổi tùy mùa.
Venice còn rất nhiều di tích lịch sử để coi nhưng thì giờ quá ngắn nên đành phải chờ một dịp khác. Những nơi chưa được thăm viếng là nhà thờ Madonna dell’Orto, Galleria dell’Accademia, Santi Giovanni e Paolo, và Ca’D’Oro (Golden House), v.v...
Sóng Việt Đàm Giang
Day 8-9
Verona-Venice
Verona
Ngày ở Florence đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp, sau một đêm ngủ thật ngon giấc, sáng nay tôi náo nức được đi thăm Verona trên con đường đi tới Venice.
Verona là một thành phố rất dễ thuơng có Roman Arena và có một di tích nổi tiếng đó là tòa nhà và cái balcon đã đuợc nhà soạn kịch tài danh Shakespeare mang vào kịch bản Romeo và Juliet.
Dù Verona được biết nhiều hơn qua câu chuyện tình Romeo và Juliet của Shakespeare, thật ra đó là một thành phố rất quan trọng ngày xưa, và rất nhiều di tích còn được bảo trì rất hoàn hảo.
Verona nằm dọc theo bờ sông Adige thơ mộng, cách phía đông của Venice 50km (30 miles), và là thuộc địa đầu tiên của của Roma vào năm 89BC.
Sự tranh chấp quyền lực và trả thù lẫn nhau của những gia đình có tiếng giầu quyền lực, làm mưa bão cả thế kỷ thứ 13, là căn bản cho câu chuyện tình Romeo và Juliet của Shakepeare. Verona trở thành một tỉnh của Italy vào năm 1866. Thành phố bị bỏ bom thiệt hại nặng trong thế chiến thứ hai nhưng phục hồi nhanh chóng và trở nên một thành phố có nến kinh tế rất cao.
Từ Piazza delle Erbe, trung tâm của khu thành phố lịch sử với những cửa hàng nổi tiếng, đường phố cấm xe cộ và chỉ dành cho khách bộ hành nên đi lại trong khu này rất vui và dễ chịu. Từ Piazza delle Erbe làm điểm hẹn để trở về xe bus đậu ở bờ sông Adige, chúng tôi tản mát đi thăm thành phố.
Cô tourguide trước khi chia tay để mọi ngưới tự do đi thăm viếng có nhắc lại rằng căn nhà và cái balcony đã được tạo nên từ câu chuyện tình Romeo và Juliet như một tiêu biểu cho bản kịch nổi tiếng của Skakespeare. Đi theo Via Cappello dẫn tới Casa di Giulietta Cappelletti (House of Juliet) với cái balcon nổi tiếng tại Villa Cappelletti, ngay cổng đi vào căn nhà những chữ viết nguệch ngoặc chi chít viết hoặc khắc đầy tường của những đôi uyên ương ghé thăm viếng. Căn nhà là một cấu trúc với tường gạch cũ kỹ, cái balcon là một kiến trúc xây thêm vào năm 1935. Tuy nhiên bức tường với dàn cây leo chi chít, căn nhà lối vào với khung cửa vòng cung nhọn trông cũng thơ mộng vô cùng. Căn nhà Giulietta và balcony này có lúc cho phép mua vé vào thăm, nhưng hôm chúng tôi đến thì không cho vào.
Phía trước căn nhà có một bức tượng Giulietta bằng đồng mà các thanh niên trai trẻ thay nhau đứng cạnh và xoa tay vào ngực bên phải. Tôi lấy là lạ về sự kiện này nhưng sau đó mới hiểu rằng có người nào đó đã dệt nên chuyện xoa tay lên ngực bên phải để có may mắn trong tình trường (?!) và từ đó trở đi nó trở nên một tục lệ (cũng như liệng đồng tiền qua vai khi thăm Trevi’s fountain)!
Đối diện căn nhà Juliet là một rạp hát nhỏ quảng cáo có trình diễn kịch bản “Romeo và Juliet” cho du khách xem. Vào mùa hè hàng năm vào ngày hội Shakespeare có công ty Royal Shakespeare trình diễn.
Theo như tài liệu sách thì câu chuyện tình thê thảm này lúc đầu đã mang địa danh của Siena, nhưng sau đó đuợc chuyển sang Verona, và căn nhà này đã đuợc thành phố mua lại và tạo nó thành căn nhà Juliet (chuyện căn nhà này cũng có li kỳ, nhưng xin không kể vì e làm mất hứng của độc giả).
Rời căn nhà Juliet, chúng tôi theo phố Mazzini đi thăm Roman Arena ở Piazza Brà. Đấu trường này, xây dựng vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên (hoàn tất vào cỡ 30AD) là arena lớn thứ ba của Ý sau Colosseum ở Rome và tại Capua. Arena hình hơi bầu dục với chiều dài 139 m, chiều ngang rộng 110 m, có thể chứa được 22,000 người trên 44 hàng ghế ngồi bằng đá cẩm thạch hồng. Những trò chơi và giác đấu ngày xưa trình diễn ở đây nổi tiếng và thu hút mọi người ở nơi khác đến xem. Hai từng mặt ngoài của arena hiện nay đúng ra là cái dàn chống cho những bậc hàng ghế đá cao phía bên trong, chỉ còn một mảnh tường phía ngoài hiện hữu màu trắng và hồng bằng đá vôi, vì hầu hết phía ngoài đã bị phá hủy bởi trận động đất vào thế kỷ thứ 13. Bên trong arena rất ấn tuợng và hầu như còn giữ được nguyên vẹn.
Ngày nay vào mùa hè, sân khấu lộ thiên Roman Amphitheater này là nơi có những buổi trình diễn ca hát, hoà nhạc hay hát opera. Sau khi leo những bực thang ghế cao đến chóng mặt để lên tận đỉnh arena, đứng trên tầng ghế chót cao của đấu trường tôi thấy được tất cả bốn phía chung quanh các dinh thự, công viên, nhà nhờ, tòa tháp Lamberti phía dưới. Thật là một cảnh đẹp rất mênh mông, bao la, không thể quên đuợc.
Ra khỏi arena, chúng tôi đi lang thang trên phố Mazzini, có thấy một nghệ sĩ hóa trang mặc quần áo trắng, vẽ mặt trắng giả làm Charlie Chaplin đang làm trò cùng chụp hình với du khách. Mazzini là con đường dành cho người đi bộ và là nơi có rất nhiều tiệm bán quần áo, nữ trang, mỹ phẫm nổi danh trên toàn thế giới, rồi chúng tôi đi thăm Piazza dei Signori (cũng được gọi là Piazza Dante) một trung tâm của thành phố Verona thời trung cổ, nơi có bức tượng của nhà thơ thời Phục sinh Danta Aligheri (1265-1321). Tại Piazza delle Erbe có tòa tháp Torre dei Lamberti, bồn phun nước Madonna Verona Fountain của Cansignorio (1368). Cuối công trường có tòa nhà Palazzo Mafei mà trên đỉnh nhà là tượng sáu vị thần La-mã: Jupiter, Mercury, Venus, Apollo, Hercules, và Minerva.
Với địa điểm thuận tiện không cách Venice bao xa, thành phố sầm uất này là nơi thu hút du khách mọi nơi đến tham dự những sinh hoạt văn nghệ đủ loại.
Venice (Venezia)
Rời Verona, chúng tôi được xe bus đưa đến Venice.
Sau khi đi qua một chiếc cầu dài thì chúng tôi được đưa xuống bến để đi thuyền máy nhỏ (water taxi) để đến khách sạn Sant Elena.
Venice thiết lập trên 118 đảo nhỏ nằm trong một lagoon lớn. Hệ thống giao thông là kênh nước (122 kênh nước), và cầu (400 cầu). Grand Canal là trục giao thông chính.
Thành phố này với du khách là mức lợi tức chính, cho nên phí tổn tại Venice thứ gì cũng cao hơn nơi khác, hầu hết lợi tức từ du khách được dùng để duy trì thành phố.
Thời ngày xưa (từ thế kỷ thứ 9), Venice theo chính thể cộng hoà, đứng đầu là vị Tổng-trấn thành Venice (Doge), và thành phố được điều hành bởi hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị này có rất nhiều quyền hành, có tài nguyên thu thập rất lớn do chiến thắng và chiếm đoạt từ những quốc gia xa ngoài biển. Thịnh vượng đổ vào Venice đã làm thành phố này có dư sức xây dựng được nhiều nhà thờ, dinh thự nguy nga lộng lẫy chứa tràn ngập những tranh họa và điêu khắc quý giá. Vào năm 1797, chính thể Cộng hòa bị đổ, Venice sau đó trở thành một đô thị của một hợp chủng Ý quốc vào năm 1866.
Ôi, Venice sóng nước bềnh bồng thơ mộng đây rồi. Thật dễ thương làm sao!
Ngồi trên water taxi chạy dọc trên Grand canal, hai bên bờ là nhà nhờ và nhiều toà nhà kiến trúc rất đẹp mắt. Sau khi nhận phòng khách sạn thì chúng tôi đuợc tourguide đưa lên vaporetti (tàu máy bus trên kênh) tới đậu bến tại Piazza San Marco để thăm thành phố.
Ngày đầu ở Venice, sau khi đi thuyền Gondola và đi chơi vòng vòng quanh Piazza San Marco, đến tối thì chúng tôi đi ăn ở một tiệm ăn khá ngon với rượu vang như thường lệ, tiệm này tôi không nhớ tên nhưng đặc biệt có giếng chứa rượu nằm ngay giữa phòng ăn, và nắp giếng rượu là lớp kính dầy nhìn qua được thấy rõ rượu ở phía dưới. Tối đến thì lên tàu taxi máy chạy trên Grand Canal để ngắm Venice ban đêm.
Sáng ngày hôm sau đó thì chúng tôi đi vào thăm nhà thờ, dinh Tổng trấn, Campanile, vào thăm một tiệm bán đồ thủy tinh xem họ thổi ly và chai lọ thủy tinh rồi đến buổi trưa thì đi thăm đảo Burano và ăn trưa ở đó.
Piazzo San Marco
Công trường St Mark (Piazza San Marco) là một công trường hình chữ nhật rộng lớn, ở đó chim bồ câu nhiều vô kể và rất dạn dĩ. Từ bến đậu của vaporetto, water taxi trạm San Marco đi lên, trước mặt là nhà thờ St Mark’s Basilica Basilica Di San Marco), bên phải nếu đứng đối diện với nhà thờ là toà tháp Campanile, và Dinh Tổng trấn Palazzo Ducale.
Nằm ngay cạnh Piazza San Marco là Piazetta, có hai cây cột cao San Marco và San Teodoro. Hai cột này này được chở tới Venice từ Constantinople và dựng lên vào thế kỷ thứ 12. Một cột ở trên đỉnh là tượng ấn bản San Teodore, người trụ trì Venice trước San Marco (bản tượng chính nằm trong Doge’s Palace). Đỉnh cột thứ hai là tuợng sư tử bằng đồng có cánh, tượng trưng cho Venice.
Nhà thờ St Mark (Basilica di San Marco) hiện tại thật quá tráng lệ huy hoàng, kiến trúc cầu kỳ. Tôi đứng sững trước mặt nhà thờ, có cảm tưởng mơ hồ như mình đang lạc vào câu chuyện ngàn lẻ một đêm với lâu đài của vua chúa Đông Âu. Nhà thờ hiện tại được xây cất vào khoảng 1063 và 1094, trong thế kỷ thứ 11, vì Venice có ảnh hưởng của Greek với kiến trúc Byzantine, nên St Mark có kiến trúc kiểu Byzantine, sau đó lại có thêm vào kiến trúc cột đá cẩm thạch Gothic. Nhà thờ còn mang tên là “Nhà Thờ của Vàng” vì có chứa một bàn thờ vàng (Pala d’Oro) rất dài gắn hơn 3,000 đá quý, cùng cơ man nào là nữ trang quý. Ngoài ra bao nhiêu châu báu tích lũy từ bao nhiêu đời cũng được chứa trong đó. Trong nhà thờ có trưng tượng bốn con ngựa bằng đồng nổi tiếng.
Bốn con ngựa đồng (Horses of St Mark) một sản phẩm nguyên gốc từ Arch of Trojan đã đuợc chiếm đoạt và mang về Venice đã lâu, năm 1797 Napoleon đã chiếm đoạt và mang về Pháp đặt tại Arc de Triump du Carousel. Cho đến năm 1815 thì được trả lại về Venice và trưng trong nhà thớ San Marco. Bản phía ngoài cửa trên cao cửa chính đi vào nhà thớ là ấn bản.
Vì thành phố Venice hay bị ngập lụt nên trong công trường San Marco, phiá trước và bên hông nhà thờ có những cái bàn bằng gỗ dài sắp đầy. Những bàn này được sắp xếp thành hàng, dùng để làm cầu đi nổi dẫn người dân và du khách vào nhà thờ khi nước tràn đầy trên mặt đất.
Rời nhà thờ, chúng tôi sang thăm Palazza Ducale.
Dinh tổng trấn Palazzo Ducale là một điểm hãnh diện của Venice, dinh thư nguy nga này là một kỳ công bậc nhất của kiến trúc Gothic, phía ngoài mặt tiền của Dinh Ducale chạy dọc theo bờ sông hoàn tất vào năm 1419. Sau cửa chính vào Dinh là Porta della Carta, nằm ở mặt Piazetta San Marco, một kiến trúc Gothic xây bởi Bartolomeo và Giovanni Bon vào khoảng từ năm 1438 đến 1442, là một courtyard cầu kỳ rất đẹp. Hành lang bên ngoài dinh dọc theo công trường kiến trúc rất mỹ thuật và bắt mắt với những vòng cung nhọn Gothic xây cất rất tỉ mỉ.
Dinh Palazza Ducale nối liền nhà thờ San Marco ở phía đông với Piazza San di Marco. Đây là nơi có Hội đồng quản trị thành phố, là nơi Tổng trấn ở, có Tòa án, có trung tâm dịch vụ dân sự, có nhà tù. Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm và nghe giải thích qua hệ thống audio từng lầu, từng phòng của dinh. Cánh dinh để Tổng trấn ở gồm nhiều phòng thân mật, trang hoàng với tranh vẽ trên trần, với lò sưởi. Phòng lớn La Sala della Mappe vẽ bản đồ thế giới biết đến ở thế kỷ thứ 16. Phòng đợi Anticollegio, phòng La sala dell Senato đón đại sứ các nơi đến thăm viếng, phòng nào cũng đầy tranh của các họa sĩ nổi tiếng của Ý. Phòng The sala del Maggior Consiglio là phòng lớn nhất trải dài và rộng hầu hết lầu một của dinh, nơi này có thể chứa được 2,600 người từ các nơi đến tham dự. Trên tường chung quanh có hình vẽ của 76 tổng trấn đầu tiên. Căn phòng này rất sáng sủa vì có cửa mở trông ra phía ngoài để ánh sáng và không khí tràn vào phòng.
Cũng như một vài nơi khác trong bảo tàng viện của Ý, tôi rất ngạc nhiên vì sự bảo trì những tác phẩm trên tường không theo đúng tiêu chuẩn của những bảo tàng viện khi để cửa sổ mở ngỏ như thế cho nắng gió tự do tràn vào.
Chúng tôi cũng thấy những căn phòng như phòng tra tấn, phòng tạm giam chứa tù nhân. Hành lang dẫn tù nhân từ nhà giam bên dinh tổng trấn đến nhà tù thành phố đi ngang qua một cái cầu bắc ngang kênh nước ở lầu hai mang tên cầu Bridge of Sighs. Qua lời cô tourguide thì tù nhân nhìn được ánh sáng và thành phố một lần cuối khi đi ngang qua cây cầu này trước khi bị tống vào nhà tù, vì cầu có kiến trúc với nhiều cửa sổ nhỏ. Cũng theo lời cô tourguide địa phương và sách thì nhà tù ở Doge’s Palace là nơi đã giam giữ nhiều nhân vật nổi tiếng vào những thời điểm đó. Hai nhân vật quen thuộc được nhắc đến là Giacoma Casanova và Galileo Galilei.
Casanova (1725-1798), sinh trưởng ở Venice, được biết đến như là một nhân vật đào hoa số một của Âu châu. Theo tự chuyện “The history of my life” thì Casanova đã có liên hệ tình dục với 122 thiếu nữ, hay phụ nữ. Casanova ngoài ra còn được coi như một chiến sĩ, một gián điệp, một nhà ngoại giao, nhà văn, và một người thích mạo hiểm. Vì nhiều lý do mà Casanova bị bắt, xử tội và giam ở nhà tù ở Doge’s Palace, nhưng Casanova đã tìm cách trốn thoát và là người đầu tiên trốn thoát ra được khỏi nhà tù nghiêm nhặt này một thời gian rất ngắn sau đó, vào năm 1756.
Galileo Galilei (1564-1642) sinh trưởng ở Pisa, khi còn trẻ đã bị cha ép buộc theo học y khoa, nhưng ông không thích và sau đó bỏ sang ngành toán học và khoa học. Ông Galilei là một nhà vật lý học, toán học gia, nhà thiên văn, và cũng là một triết gia. Galilei có công hoàn chỉnh ống kính thiên văn, và có công lớn với ngành khoa học. Ông đã một thời bị giam ở nhà tù nổi tiếng ở dinh tổng trấn do thất sủng với giáo hội vì ủng hộ lý thuyết của Copernicus. Ông cũng là người không lấy vợ nhưng sống với một người đàn bà và có ba người con.
http://en.wikipedia.org/wiki/Giacomo_Casanova
http://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_Galilei
Tòa tháp chuông trước mặt nhà thờ (Campanile), cao 99 m. Tòa tháp xây vào năm 912 cũng được dùng như một nhà đèn (lighthouse). Nhưng đến năm 1902 thì hoàn tòan xụp đổ, sau đó thành phố phải xây lại và đuợc mở cho công chúng lên thăm vào năm 1912. Trèo lên đỉnh tháp, ta có thể nhìn bao quát khắp thành phố Venice.
Bên tay phải của nhà thờ San Marco, có tháp đồng hồ với 24 số La-mã Torre dell’Orologio, phía trên đồng hồ có tượng một con hổ có cánh tượng trưng cho thành phố Venice. (Xem hình
Thành phố Venice tương đối nhỏ, những con đường chật hẹp nho nhỏ thật rối mắt, nhưng được cái may là ngay tại bất cứ ngôi nhà góc đường nào cũng có tên đường phố viết cao hơn đầu người. Và còn có chỉ dẫn những địa danh như mũi tên đi tới cầu Rialto, tới St Mark’s quare etc...
Du khách đến Venice đông nhất cả hàng triệu người vào dịp Carnavale, lễ tổ chức hàng năm trước mùa chay vào tháng Ba, những tiệm bán mặt nạ hoá trang chỗ nào cũng có.
Burano
Burano là một đảo nhỏ nằm phía bắc của lagoon, trên đảo nhà cửa sơn phết đủ màu tươi thật bắt mắt, lại có một cái kênh nhỏ và có những cây cầu xinh xinh bắc ngang kênh. Lại có một tòa tháp nhỏ cũng hơi nghiêng nghiêng, thật dễ thương. Bữa ăn trưa toàn đồ biển thật ngon vì Burano có tiếng là nơi bán cá tươi.
Rời Burano trở về hotel Sant Elena, tôi không lên khách sạn mà đi bộ theo con đường phố duy nhất dọc theo bờ kênh, có những cây cầu lên xuống rất nên thơ để trở lại thăm viếng Piazza San Marco và ngắm cửa hàng trưng bày hàng hóa. Theo chỉ dẫn trên tường, đi theo những con đường nhỏ hẹp với những cửa tiệm bán hàng đủ loại, tôi đến thăm cầu Rialto. Cây cầu Rialto bắc ngang kênh Grand Canal do Antonio de Ponte vẽ kiểu. Cầu Rialto là một cây cầu cũ chứa đầy tiệm bán đồ cho khách du lịch. Ở gần Rialto có chợ cá tươi (Campo della Peschia). Đứng từ trên cầu Rialto nhìn xuống Grand Canal trong buổi hoàng hôn có Gondola đang từ từ trôi, thiệt thơ mộng vô cùng.
Mưa bay nhẹ khi tôi đi tới San Marco, nhưng khi về thì có gió hơi mạnh và mưa có lúc nặng hột. Đường vắng người, không có tiếng xe cộ ồn ào, không khí không ô nhiễm khói, chỉ có tiếng nước sóng dập dềnh vỗ vào bờ tường đá, bờ gỗ, thêm vài chiếc thuyền gondola đang lững lờ trôi.
Một mình lang thang trong mưa giữa Venice thơ mộng có kênh sóng nước bồng bềnh. Một kỷ niệm nhớ đời.
Oh Venice!
Giao thông
Sự giao thông tại Venice hầu như hoàn toàn qua hệ thống kênh trừ khi có thể đi bộ được. Có bốn phương tiện chuyên chở thông dụng trên kênh, đó là vaporetto, water taxi, traghetto, và gondola.
Vaporetto là loại bus trên mặt nước, nếu đi nhiều thì có thể mua pass để đi 90 phút, một, hay ba ngày. Loại này phải chờ lâu mới có chuyến, rất đông người và rất ít/hầu như không có chỗ ngồi.
Water taxi là những thuyền máy riêng chở được một nhóm du khách có chỗ ngồi cho cỡ 100 người. Du khách đi tour thường được cho đi loại này.
Traghetto là thuyền gondola ferry công cộng rẻ tiền chuyên chở người đi ngang Grand Canal từ Venice sang đảo bên kia kênh ở một số địa điểm cố định.
Gondola
Nói đến Venice là phải nói đến Gondola, những cái thuyền mũi cong nho nhỏ do những người chèo thuyền chuyên nghiệp đứng ở đầu mũi thuyền chèo trên Grand Canal cùng kênh nhỏ ngang dọc của Venice.
Du khách nào có máy chụp hình mà không chụp một chiếc gondola thơ mộng? Ngàn đời, gondola là tượng trưng cho và là đặc điểm của Venice.
Cấu trúc của gondola cũng đặc biệt, nó dài 11 m, nặng cỡ 600 kilos, chèo bởi một người với một cây chèo duy nhất. Để cho đặc biệt hơn, gondola được cấu trúc bất đối xứng, nếu chia dọc ra làm đôi từ chính giữa mũi thuyền thì phía bên trái rộng hơn bên phải 24 cm, lý do để quân bình với người chèo thuyền đứng ở đuôi thuyền với mái trèo nước ở bên tay phải. Gondola có đáy thẳng, không nhọn cho phép thuyền lưu thông dễ dàng ở những nơi nước cạn. Thuyền được làm bằng tám loại gỗ khác nhau (gỗ cây tùng-fir, sồi-oak, anh đào-cherry, hồ đào-walnut, cây du-elm, đào hoa tâm-mahogany, lạc diệp tùng-larch, và bồ đề-lime) và gồm 280 mảnh ghép lại. Phần kim khí duy nhất của gondola là mũi sắt và “risso” ở đuôi thuyền. Phần mũi sắt ở đầu thuyền ngoài công dụng để làm quân bằng với sức nặng của người chèo ở đuôi thuyền, còn tượng trưng cho tiểu bản đồ thành phố Venice: sáu sọc gọi là “pettini” (lược) tượng trưng cho sáu “sestieri”, một dải dài hơn tượng trưng hòn đảo Giudecca, chử S đôi tượng trưng cho Grand Canal; trên đỉnh có sừng giống mũ của tổng trấn, và một gọng kính tượng trưng cho cây cầu Rialto.
Thành phố Venice được chia làm sáu quận (siestieri) gồm Cannaregio, Pan Polo, Dorsoduro (gồm cả Giudecca), Santa Croce, San Marco (gồm cả San Giorgo Maggiore), và Castello (gồm San Piedro di Castello và Sant’Elena). (http://en.wikipedia.org/wiki/Venice)
Lúc trước thuyền có thể sơn màu màu khác nhau nhưng nay theo lệnh của thành phố tất cả đều được sơn màu đen. Phí tổn xây một gondola cỡ 20,000 euros. Vài chục năm trước gondola có một cabin ở giữa gọi là felze để phòng hờ trời mưa và mùa đông gió lạnh. Nhưng vì nó ít công dụng và cản trở cái nhìn nên nay họ không làm cabin nữa.
Thuyền Gondola cổ truyền và lịch sử gondola được trưng bày trong bảo tàng viện Musea Storica Navale-Venezia.
Giá tiền mướn gondola không phải rẻ, giá vào tháng Ba 2007 là 40 euros cho 45 phút. Và nếu du khách yêu cầu người chèo đò hát thì phải trả thêm tiền (không phải người nào cũng biết hát). Giá cả cũng thay đổi tùy mùa.
Venice còn rất nhiều di tích lịch sử để coi nhưng thì giờ quá ngắn nên đành phải chờ một dịp khác. Những nơi chưa được thăm viếng là nhà thờ Madonna dell’Orto, Galleria dell’Accademia, Santi Giovanni e Paolo, và Ca’D’Oro (Golden House), v.v...
Sóng Việt Đàm Giang
Du Lịch Italy 02: Florence
Day 6
San Gimignano-Siena-Florence
Trên đường đi thì ghé San Gimignano rồi đến Siena.
Siena
Công trường chính của thành phố Siena, Piazza Del Campo, hàng năm có cuộc đua ngựa lừng danh Palio vào July và August. Thánh đường Catedrale di Santa Maria mặt tiền mang màu trắng đá cẩm thạch với nhiều trạm trổ điêu khắc. Đường phố Siena chật hẹp, lót đá, lên xuống dốc. Từ trên coi nhìn xuống thấy công trường Piazza Del Campo hình cong như vỏ sò nằm ngay dưới thung lũng., chung quanh là những phố cao, xây bằng gạch đỏ.
Rồi đi thăm một nhà trồng nho và nếm thử rượu.
Vì bị trúng thực tối hôm trước nên tôi không thể thăm viếng nhiều trong ngày thăm viếng Siena và nhà trồng nho, nhưng quang cảnh thì đẹp vô cùng.
Khi đến hotel ở Florence thì tôi bỏ ăn tối và ngủ một mạch suốt từ 7:00PM đến 6:00AM. Nhờ vậy mà lại sức và đi chơi khắp Florence ngày hôm sau.
Day 7
Florence (Firenze)
Thời tiết là một yếu tố quan trọng vì thăm viếng Florence hầu như phải đi bộ, và cũng rất may là chúng tôi có một ngày khá đẹp. Nơi thăm viếng đầu tiên là Accademia (Galleria dell’Accademia) để xem triển lãm tác phẩm của Michelangelo. Qua cổng chính là Galleria dei Prigioni, một hành lang dài và rộng trưng bày bốn tác phẩm chưa hoàn tất của Michelangelo gồm Awakening Giant, Bearded Slave, Young slave, và Prisoner (Atlas?). Tôi đã dành một số thời gian để chiêm ngưỡng những tác phẩm dang dở này của Michelangelo. Cái điểm tuyệt diệu của những tác phẩm chưa hoàn tất này là càng nhìn càng thấy như là những người đang bị giam hãm trong khối đá cẩm thạch khổng lồ này hình như đang tìm cách thoát ra khỏi khối đá qua bàn tay điêu khắc nhiệm mầu của Michelangelo (thí dụ như chân dợm bước, cánh tay vươn ra khỏi tượng...). Hình dung sự thoát dạng này mới thấy tài năng tiềm ẩn của Michelangelo mạnh và đẹp biết bao. Những tác phẩm này đã không hoàn tất vì vị Giáo Hoàng đã ký hợp đồng với Michelangelo để tạc tượng (Pope Julius II) đã chết khi tượng đang làm dở dang, và sau đó vì quá bận nên Michelangelo đã không tiếp tục nữa.
Ngoài những phòng chứa tác phẩm của Michelangelo ra cũng có phòng chứa những tác phẩm hội họa của Boticelli và Lippi. Bức tượng nguyên thủy nổi tiếng “The Rape of the Sabine Women” của Giambologna trong bộ sưu tầm của gia đình Medici có mặt ở đây (bản sao của bức tượng này nằm tại Loggia dei Lanzi ở một góc của Piazza delle Signoria). Cuối hành lang là kiệt tác David.
Tác phẩm điêu khắc David của Michelangelo, phải mất hơn ba năm mới hoàn tất (1500-04), là một điêu khắc thời Phục hưng, và là một trong hai tuyệt tác của ông cùng với tác phẩm Pietà. Đây là một bức tượng đã được cả thế giới công nhận là một điển hình cho cái đẹp, sức lực và tráng kiện của con người. Tượng cao 5.16 m khắc vua David vào lúc mà David quyết định đấu với Goliath.
Mặc dù Leonardo da Vinci và nhiều người khác được nhắc đến nhưng Michelangelo là người cuối cùng được nhận vinh dự tạc tượng David. Tượng tạc David trước khi đấu với Goliath nên những nét suy nghĩ thể hiện hằn trên mặt, và những mạch máu nổi trên tay phải cùng và ở trong cái thế vặn người như nói lên cho mọi người biết là David đã sẵn sàng để chiến đấu. Những cái đẹp trong một thân thể khỏe mạnh được thể hiện thật tài tình, cơ thể học với từng bắp thịt, từng mạch máu cho thấy Michelangelo đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi tạc tượng.
Bức tượng có một sự bàn cãi liên quan đến tôn giáo khi David được tạc như một người đàn ông không cắt bao quy đầu, trong khi Vua David ở trong lịch sử là người có bao quy đầu được cắt bỏ. Những ý kiến trái ngược bàn cãi như đây có lẽ không phải là tạc vua David, hoặc như Michelangelo là người tôn thờ thần cổ Hy lạp và đã không chịu tạc một tác phẩm tượng trưng có sự cắt xẻo phản thiên nhiên. Bỏ ngoài những thắc mắc liên quan đến tôn giáo, tượng David là một hoàn hảo hiếm có khó có ai bì được.
Đây cũng là một nơi mà sinh viên hội họa đến học tập nhiều nhất, chung quanh và phía trên bức tượng có gắn một hệ thống ánh sáng và máy móc quy mô. Bên cạnh tượng có một màn ảnh chiếu digital David, khi ta dùng lòng bàn tay lăn trên một quả bán cầu, chọn lựa từng phần của bức tượng, thì có thể điều khiển được những góc cạnh ánh sáng chiếu lên một màn ảnh những điểm khác nhau của bức tượng như phần đầu, phần vai trái, phần tay phải v.v...
Tượng David nguyên thủy lúc đầu để ngoài công trường (Piazza) della Signoria nhưng sau một thời gian đã được chuyển vào trong Accademia để tránh bị hư hại. Và tại Piazza della Signoria, một bản sao tượng David bằng đá cẩm thạch cùng một kích thuớc đã được thay thế vào đó.
Từ Accademia thì chúng tôi được dẫn theo đường (Via) Ricasoli sang coi Duomo của Đại Giáo Đường Santa Maria del Fiore, nhà rửa tội Baptistero, và tòa tháp Campanile.
Đại giáo đường Santa Maria del Fiore là công trình của Brunelleschi, phía ngoài xây bằng đá xanh, và trắng rất mỹ thuật, phải đi vòng chung quanh nhà thờ mới ngắm được hết cái cấu trúc tinh xảo và tuyệt mỹ của nó. Bên trong thánh đường rộng mênh mông nhưng trống trải vì hầu hết những tác phẩm trong đó đã được di chuyển sang Museo dell’ Opera del Duomo, nằm phía cuối đông của nhà Duomo. Từ trong nhà thờ chúng ta có thể đi xuống hầm để coi một phần của nhà thờ cổ đã đuợc các nhà khảo cổ đào lên vào những năm 1960 và là nơi có đặt mộ của nhà kiến trúc Filippo Brunelleschi, người đã vẽ nhà Duomo. Chúng ta có thể vào leo 463 bước của nhà vòm có mái đỏ để nhìn thành phố từ trên cao xuống.
Trong Museo dell’Opera Del Duomo có trưng bày những tác phẩm nguyên thủy để tránh những hư hại do bởi ô nhiễm ngoài không khí và bụi bậm ngoài công trường. Tuyệt tác ở đây phải kể “The Gate of Paradise” của Ghiberti, ngoài ra còn có một bức the Pietà khác của Michelangelo (Pietà-Florence) tạc dang dở khi ông đã 80 tuổi, bức này vì lý do không rõ rệt đã bị chính Michelangelo đập phá hủy một phần, sau đó đã được hoàn tất bởi hai nhà điêu khắc học trò của Michelangelo..
Bức “Cánh cửa Thiên Đàng” là cánh cửa nguyên thủy do Ghiberti làm cho cánh cửa phía tây làm bằng đồng của nhà Baptistery. Hoàn tất vào năm 1452. nó gồm có 10 panels tả câu chuyện Kinh thánh, đuợc khắc sâu và có hoạt cảnh phía sau rất chi tiết, và đã đuợc coi như điển hình cho lối khắc thời Phục hưng.
Ngay bên cạnh nhà thờ Duomo là tòa tháp chuông Campanile của Giotto cao 85m (267 ft), khởi công xây cất vào năm 1337 bằng đá xanh, trắng và hồng. Tháp đi lên cao gồm 414 bậc và cho nhìn đuợc toàn thể Florence và những ngọn đồi thơ mộng quanh đó.
Đối diện với nhà vòm Duomo là tòa Baptistery, đây là một nhà rửa tôi hình tám góc, xây bằng đá xanh và trắng. Nó có ba bộ cánh cửa bằng đồng nổi tiếng: cửa phía nam của Andrea Pisano, cửa phía đông và phía bắc là của Lorenzo Ghiberti. Bức “The Gate of Paradise” ở đối diện mặt tiền của Duomo là bản sao, bản chính đã nằm trong Museo dell’Opera del Duomo như đã viết ở trên.
Ở cách nhà thờ Santa Maria del Fiore vài con đường là Piazza della Signoria.
Công trường nổi tiếng Piazza della Signoria và dinh thự Palazzo Vecchio là nơi lúc nào cũng đông nghẹt du khách.
Palazzo Vecchio được xây từ thế kỷ thứ 13 và 14 và đã được tu bổ và xây thêm vào thế kỷ thứ 15 và 16. Ngay cửa vào dinh Vecchio, ở bên phải của cửa là một bản sao của tượng David (thay thế cho tác phẩm nguyên thủy được mang vào Accademia vào năm 1873), bên trái là tượng “Hercules and Cacus” của Bandinelli.
Ở một góc của Palazzo Vecchio là bồn phun nước khổng lồ của Ammanati (1575), với thần Neptune quay mặt nhìn về David. Xa hơn một chút nữa là tượng đồng của Giambologna khắc hình Cosimo cưỡi ngựa sau khi chiến thắng người Siena..
Ngay xế đối diện với cửa vào Palazzo Vecchio là tòa đình Loggia dei Lanzi hay còn được gọi là Loggia Della Signoria, một nơi ngày xưa được dùng để hội họp và tổ chức nghi lễ cỗ truyền. Nơi này từ thế kỷ 18 được dùng như một bảo tàng không có cửa trưng bày một số tác phẩm và bản sao điêu khắc nổi tiếng. Nhìn lên từ ngoài vào ở bên trái có tượng đồng Perseus của Cellini, đang nắm đầu Medusa vừa chặt, gần đó là tượng bản sao “Sự cưỡng bắt phụ nữ Sabine” của Giambologna, “Judith and Holofemes” của Donatello, “Hecules chiến đầu với đầu người mình ngựa Centaur Nessus” của Giambologna, “Cưỡng đoạt Polyxema” của Fedi, “Menelaus đang đỡ thân Patroclus” tạc phỏng theo nguyên tác của tượng Hy-Lạp...
Ghi chú - Lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng mang tên “Cưỡng đoạt phụ nữ Sabine” (The Rape of the Sabine Women) tôi đã thấy rất có ấn tượng. Bức tượng cho thấy người đàn ông đang ôm và nâng cao một người thiếu nữ. Một người đàn ông thứ hai trong thế nửa ngồi, nửa dợm đứng, ngửng lên với cánh tay đưa lên ngang tầm mắt. Toàn diện tác phẩm là một hòa hợp tuyệt mỹ có một không hai trong nghệ thuật, điêu khắc. Bức tượng điêu khắc từ một khối đá cẩm thạch duy nhất, nhìn chiều nào cũng thấy toàn mỹ, đã được mệnh danh là tượng có hình dạng cuốn xoắn như rắn. Giambologne tên thật là Jean de Boulogne, gốc người Pháp, sang Ý học điêu khắc, có việc làm ở Ý nên ở lại và đổi thành tên Ý.
“Sự cưỡng bắt phụ nữ Sabine” ở đây là một chuyện đã được ghi chép bởi những sử gia La-mã từ ngày xưa. Chữ rape dịch từ chữ latin rapere có nghĩa là cưỡng đoạt, chiếm đoạt hay bắt cóc.
Theo nhà viết sử La-mã nổi tiếng Livy (Titus Livius, sinh cỡ 59/64 BC ở Patavium, Venetia, Italy, chết năm 17AD tại Patavium) đã ghi trong cuốn Lịch sử thành Rome thì Romulus, sau khi đã gây dựng thành phố cùng có một số quân lính đáng kể thì rất quan tâm về chuyện thiếu đàn bà để làm vợ cho dân chúng của ông. Sau nhiều lần tìm cách hỏi vợ cho dân mình từ những gia đình ở các bộ lạc hay thành phố khác không thành công thì Romulus đã bày mưu để cưỡng đọạt phụ nữ bộ lạc Sabine dưới quyền lãnh đạo của Titus Tatius. Sự cưỡng đoạt này là một tính toán và đã được thực hiện nghiêm nhặt. Những phụ nữ bị bắt cóc này đã được Romulus đối xử rất phân minh, và được cho hưởng nhiều quyến lợi như dân sự và tài sản khi làm vợ dân thành Rome. Romulus là một tướng tài, một nhà vua rất kỷ luật (kỷ luật đến nỗi em ruột Romulus là Remus vì phạm luật do Romulus đặt ra mà đã bị Romulus chém chết ngay). Lẽ đương nhiên là Titus giận giữ và gây chiến với Romulus. Việc chiến tranh sau cùng đã kết thúc bởi chính những người đàn bà Sabine vợ của người Roman nay đã sinh con và thích ứng với đời sống mới, cầu khẩn xin Titus giải hòa.
(Titus Livius.The History of Rome. Translated by Rev. Canon Roberts. Everyman's Library. London: J.M. Dent and Sons, 1912).
Câu chuyện cưỡng đoạt phụ nữ Sabine đã được nhiều họa sĩ chú ý đến và là đề tài cho tranh vẽ, đáng kể nhất là bức họa của Nicolas Poussin (1637-38) để ở viện bảo tàng Louvre-France, của Peter Paul Rubens (1635-40) ở tại National Gallery-London, hai bức tranh này minh họa cảnh cưỡng bắt. Nổi tiếng nhất là bức tranh của Jacques-Louis David “Sự can thiệp của phụ nữ Sabine-1799” trưng tại Louvre- France minh họa cảnh vợ Romulus (Hersilia, con gái lãnh tụ Titus Tatius của Sabine) đứng dang tay ngăn cản chồng và bố đánh nhau, ở trên mặt đất có trẻ em nằm, bò lổn ngổn. Bức tranh này người viết đã được chiêm ngưỡng khi thăm viếng Paris vào năm 2000. Hiện nay vẫn có nhiều buổi hội họp văn hóa hay thuộc trường đại học mở cuộc bàn luận xoay quanh chuyện bức tượng Sabine này, nhưng đó không phải là đề tài cho ghi chú ở đây.
Chung quang công trường Piazza della Signoria có rất nhiều tiệm bán đồ da và nữ trang. Nói đến nữ trang thì phải nhắc đến Ponte Vecchio, một cây cầu cũ và là nơi có bán nữ trang đủ loại, nhiều tiệm hẹp đến nỗi du khách không có chỗ mà bước vào. Ponte Vecchio cũng cho ta thấy cảnh đẹp trên sông Arno. Đây là cây cầu cũ nhất và được tu bổ cùng xây cất lại vài thế kỷ 16 với những căn nhà nho nhỏ bán đồ nữ trang. Trong đệ nhị thế chiến cầu Vecchio là cầu duy nhất được Hitler ra lệnh cho giữ lại không cho bỏ bom phá hủy.
Đến thăm Florence mà không nói đến Uffizi Gallery thì là một thiếu sót trầm trọng. Tòa nhà trưng bày nghệ thuật này rất rộng, chiếm suốt chiều dài từ công trường della Signoria đến tận sông Arno. Gallery Uffizi, ngày xưa thuộc gia đình Medici, có một sưu tập lớn của nghệ thuật thời Phục hưng, và là một nơi trưng bày nhiều tác phẩm nổi tiếng của những nghệ sĩ đại tài như Leonardo Da Vinci (Annuciation, Adoration of the Magi), Michelangelo (The Holy Family), Botticelli (Primavera và rất nổi tiếng là The Birth of Venus), Raphael (Madonna of the Godfinch), Giotto (Maestà), và Titan (Venus of Urbino).
Đi thăm viếng Florence một ngày chỉ đủ được một phần của Florence.
Sau một ngày thăm viếng không ngưng không nghỉ, chúng tôi được đưa trở về khách sạn để rồi tối đến thì đi ăn cơm kiểu Tuscany.
Ban du lịch tổ chức cũng khá, đã chọn đúng lúc mặt trời lặn để đưa chúng tôi theo một con đường ngoằn nghèo lên Piazzale Micheangelo trên đỉnh đồi. Công trường Michelangelo có bức tượng David nằm giữa trên một bệ cao, có nhiều chỗ đậu xe chung quanh. Đứng tại lan can từ công trường trên đỉnh đồi, du khách có được cái nhìn bao quát được cả thành phố Florence. Nghe nhạc cổ điển Ý trên xe bus, ngắm mặt trời lặn trên đỉnh đồi, trong cái lạnh gió thổi rì rào, nhìn thành phố bắt đầu nhuộm ánh nắng chiều trên mái vòm giáo đuờng, với toà tháp cao vút ngạo nghễ ở dưới, cảm giác thật tuyệt vời không bút nào tả xiết.
Bữa ăn chiều tại một tiệm ăn với toàn món ăn sửa soạn theo lối nấu Tuscany đã kết thúc một ngày tuyệt đẹp ở Florence. Ồ! lại đúng ngày St Patrick (March 17) nên tiệm ăn lại có ly rượu màu xanh chào đón mọi người đến ăn tối.
Trong bữa tiệc, có nhiều ca sĩ giúp vui, có người nam ca sĩ hát nhạc Ý cổ điển giọng tenor mạnh như Luciano Pavarotti, có cô ca sĩ trẻ đẹp hát bài Torna a Surriento (Come back to Sorrento) giọng cao vút truyền cảm như Cristina Fontanelli.
Bài hát nổi tiếng Torna a Surriento có một lịch sử hơi lạ vì bài hát này đã làm để tặng một vị Thủ tướng đương thời. Vào tháng September năm 1902, Thủ tướng Giuseppe Zanardelli làm một chuyến công du và tư du thăm viếng thành phố Sorrento. Ông ta ở trọ tại một tòa nhà có một họa sĩ vẽ trang trí tên Giambattista De Curtis đang làm việc ở đó. Điều kiện sinh sống tại Sorrento vào thời đó thật tồi tệ. Đường phố không được nối liền với nhau, nhà cửa hư nát, dịch vụ cống rãnh thành phố không hiện hữu. Để Zanardelli chú ý và làm một chút gì đó giúp Sorrento, Giambattista đã viết cấp tốc lời bài nhạc trong vài tiếng đồng hồ và người anh (hay em) tên Ernesto De Curtis đã soạn nhạc cho bài Torna A Surriento để tặng vị Thủ tướng này trước khi ông rời Sorrento. Họ cầu mong ông trở lại và thưởng thức những cái đẹp của thành phố sau khi (với hy vọng) thành phố được sửa chữa trong tương lai. Bài hát nguyên thủy sau đó được hoàn chỉnh lại.
Sóng Việt Đàm Giang
San Gimignano-Siena-Florence
Trên đường đi thì ghé San Gimignano rồi đến Siena.
Siena
Công trường chính của thành phố Siena, Piazza Del Campo, hàng năm có cuộc đua ngựa lừng danh Palio vào July và August. Thánh đường Catedrale di Santa Maria mặt tiền mang màu trắng đá cẩm thạch với nhiều trạm trổ điêu khắc. Đường phố Siena chật hẹp, lót đá, lên xuống dốc. Từ trên coi nhìn xuống thấy công trường Piazza Del Campo hình cong như vỏ sò nằm ngay dưới thung lũng., chung quanh là những phố cao, xây bằng gạch đỏ.
Rồi đi thăm một nhà trồng nho và nếm thử rượu.
Vì bị trúng thực tối hôm trước nên tôi không thể thăm viếng nhiều trong ngày thăm viếng Siena và nhà trồng nho, nhưng quang cảnh thì đẹp vô cùng.
Khi đến hotel ở Florence thì tôi bỏ ăn tối và ngủ một mạch suốt từ 7:00PM đến 6:00AM. Nhờ vậy mà lại sức và đi chơi khắp Florence ngày hôm sau.
Day 7
Florence (Firenze)
Thời tiết là một yếu tố quan trọng vì thăm viếng Florence hầu như phải đi bộ, và cũng rất may là chúng tôi có một ngày khá đẹp. Nơi thăm viếng đầu tiên là Accademia (Galleria dell’Accademia) để xem triển lãm tác phẩm của Michelangelo. Qua cổng chính là Galleria dei Prigioni, một hành lang dài và rộng trưng bày bốn tác phẩm chưa hoàn tất của Michelangelo gồm Awakening Giant, Bearded Slave, Young slave, và Prisoner (Atlas?). Tôi đã dành một số thời gian để chiêm ngưỡng những tác phẩm dang dở này của Michelangelo. Cái điểm tuyệt diệu của những tác phẩm chưa hoàn tất này là càng nhìn càng thấy như là những người đang bị giam hãm trong khối đá cẩm thạch khổng lồ này hình như đang tìm cách thoát ra khỏi khối đá qua bàn tay điêu khắc nhiệm mầu của Michelangelo (thí dụ như chân dợm bước, cánh tay vươn ra khỏi tượng...). Hình dung sự thoát dạng này mới thấy tài năng tiềm ẩn của Michelangelo mạnh và đẹp biết bao. Những tác phẩm này đã không hoàn tất vì vị Giáo Hoàng đã ký hợp đồng với Michelangelo để tạc tượng (Pope Julius II) đã chết khi tượng đang làm dở dang, và sau đó vì quá bận nên Michelangelo đã không tiếp tục nữa.
Ngoài những phòng chứa tác phẩm của Michelangelo ra cũng có phòng chứa những tác phẩm hội họa của Boticelli và Lippi. Bức tượng nguyên thủy nổi tiếng “The Rape of the Sabine Women” của Giambologna trong bộ sưu tầm của gia đình Medici có mặt ở đây (bản sao của bức tượng này nằm tại Loggia dei Lanzi ở một góc của Piazza delle Signoria). Cuối hành lang là kiệt tác David.
Tác phẩm điêu khắc David của Michelangelo, phải mất hơn ba năm mới hoàn tất (1500-04), là một điêu khắc thời Phục hưng, và là một trong hai tuyệt tác của ông cùng với tác phẩm Pietà. Đây là một bức tượng đã được cả thế giới công nhận là một điển hình cho cái đẹp, sức lực và tráng kiện của con người. Tượng cao 5.16 m khắc vua David vào lúc mà David quyết định đấu với Goliath.
Mặc dù Leonardo da Vinci và nhiều người khác được nhắc đến nhưng Michelangelo là người cuối cùng được nhận vinh dự tạc tượng David. Tượng tạc David trước khi đấu với Goliath nên những nét suy nghĩ thể hiện hằn trên mặt, và những mạch máu nổi trên tay phải cùng và ở trong cái thế vặn người như nói lên cho mọi người biết là David đã sẵn sàng để chiến đấu. Những cái đẹp trong một thân thể khỏe mạnh được thể hiện thật tài tình, cơ thể học với từng bắp thịt, từng mạch máu cho thấy Michelangelo đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng trước khi tạc tượng.
Bức tượng có một sự bàn cãi liên quan đến tôn giáo khi David được tạc như một người đàn ông không cắt bao quy đầu, trong khi Vua David ở trong lịch sử là người có bao quy đầu được cắt bỏ. Những ý kiến trái ngược bàn cãi như đây có lẽ không phải là tạc vua David, hoặc như Michelangelo là người tôn thờ thần cổ Hy lạp và đã không chịu tạc một tác phẩm tượng trưng có sự cắt xẻo phản thiên nhiên. Bỏ ngoài những thắc mắc liên quan đến tôn giáo, tượng David là một hoàn hảo hiếm có khó có ai bì được.
Đây cũng là một nơi mà sinh viên hội họa đến học tập nhiều nhất, chung quanh và phía trên bức tượng có gắn một hệ thống ánh sáng và máy móc quy mô. Bên cạnh tượng có một màn ảnh chiếu digital David, khi ta dùng lòng bàn tay lăn trên một quả bán cầu, chọn lựa từng phần của bức tượng, thì có thể điều khiển được những góc cạnh ánh sáng chiếu lên một màn ảnh những điểm khác nhau của bức tượng như phần đầu, phần vai trái, phần tay phải v.v...
Tượng David nguyên thủy lúc đầu để ngoài công trường (Piazza) della Signoria nhưng sau một thời gian đã được chuyển vào trong Accademia để tránh bị hư hại. Và tại Piazza della Signoria, một bản sao tượng David bằng đá cẩm thạch cùng một kích thuớc đã được thay thế vào đó.
Từ Accademia thì chúng tôi được dẫn theo đường (Via) Ricasoli sang coi Duomo của Đại Giáo Đường Santa Maria del Fiore, nhà rửa tội Baptistero, và tòa tháp Campanile.
Đại giáo đường Santa Maria del Fiore là công trình của Brunelleschi, phía ngoài xây bằng đá xanh, và trắng rất mỹ thuật, phải đi vòng chung quanh nhà thờ mới ngắm được hết cái cấu trúc tinh xảo và tuyệt mỹ của nó. Bên trong thánh đường rộng mênh mông nhưng trống trải vì hầu hết những tác phẩm trong đó đã được di chuyển sang Museo dell’ Opera del Duomo, nằm phía cuối đông của nhà Duomo. Từ trong nhà thờ chúng ta có thể đi xuống hầm để coi một phần của nhà thờ cổ đã đuợc các nhà khảo cổ đào lên vào những năm 1960 và là nơi có đặt mộ của nhà kiến trúc Filippo Brunelleschi, người đã vẽ nhà Duomo. Chúng ta có thể vào leo 463 bước của nhà vòm có mái đỏ để nhìn thành phố từ trên cao xuống.
Trong Museo dell’Opera Del Duomo có trưng bày những tác phẩm nguyên thủy để tránh những hư hại do bởi ô nhiễm ngoài không khí và bụi bậm ngoài công trường. Tuyệt tác ở đây phải kể “The Gate of Paradise” của Ghiberti, ngoài ra còn có một bức the Pietà khác của Michelangelo (Pietà-Florence) tạc dang dở khi ông đã 80 tuổi, bức này vì lý do không rõ rệt đã bị chính Michelangelo đập phá hủy một phần, sau đó đã được hoàn tất bởi hai nhà điêu khắc học trò của Michelangelo..
Bức “Cánh cửa Thiên Đàng” là cánh cửa nguyên thủy do Ghiberti làm cho cánh cửa phía tây làm bằng đồng của nhà Baptistery. Hoàn tất vào năm 1452. nó gồm có 10 panels tả câu chuyện Kinh thánh, đuợc khắc sâu và có hoạt cảnh phía sau rất chi tiết, và đã đuợc coi như điển hình cho lối khắc thời Phục hưng.
Ngay bên cạnh nhà thờ Duomo là tòa tháp chuông Campanile của Giotto cao 85m (267 ft), khởi công xây cất vào năm 1337 bằng đá xanh, trắng và hồng. Tháp đi lên cao gồm 414 bậc và cho nhìn đuợc toàn thể Florence và những ngọn đồi thơ mộng quanh đó.
Đối diện với nhà vòm Duomo là tòa Baptistery, đây là một nhà rửa tôi hình tám góc, xây bằng đá xanh và trắng. Nó có ba bộ cánh cửa bằng đồng nổi tiếng: cửa phía nam của Andrea Pisano, cửa phía đông và phía bắc là của Lorenzo Ghiberti. Bức “The Gate of Paradise” ở đối diện mặt tiền của Duomo là bản sao, bản chính đã nằm trong Museo dell’Opera del Duomo như đã viết ở trên.
Ở cách nhà thờ Santa Maria del Fiore vài con đường là Piazza della Signoria.
Công trường nổi tiếng Piazza della Signoria và dinh thự Palazzo Vecchio là nơi lúc nào cũng đông nghẹt du khách.
Palazzo Vecchio được xây từ thế kỷ thứ 13 và 14 và đã được tu bổ và xây thêm vào thế kỷ thứ 15 và 16. Ngay cửa vào dinh Vecchio, ở bên phải của cửa là một bản sao của tượng David (thay thế cho tác phẩm nguyên thủy được mang vào Accademia vào năm 1873), bên trái là tượng “Hercules and Cacus” của Bandinelli.
Ở một góc của Palazzo Vecchio là bồn phun nước khổng lồ của Ammanati (1575), với thần Neptune quay mặt nhìn về David. Xa hơn một chút nữa là tượng đồng của Giambologna khắc hình Cosimo cưỡi ngựa sau khi chiến thắng người Siena..
Ngay xế đối diện với cửa vào Palazzo Vecchio là tòa đình Loggia dei Lanzi hay còn được gọi là Loggia Della Signoria, một nơi ngày xưa được dùng để hội họp và tổ chức nghi lễ cỗ truyền. Nơi này từ thế kỷ 18 được dùng như một bảo tàng không có cửa trưng bày một số tác phẩm và bản sao điêu khắc nổi tiếng. Nhìn lên từ ngoài vào ở bên trái có tượng đồng Perseus của Cellini, đang nắm đầu Medusa vừa chặt, gần đó là tượng bản sao “Sự cưỡng bắt phụ nữ Sabine” của Giambologna, “Judith and Holofemes” của Donatello, “Hecules chiến đầu với đầu người mình ngựa Centaur Nessus” của Giambologna, “Cưỡng đoạt Polyxema” của Fedi, “Menelaus đang đỡ thân Patroclus” tạc phỏng theo nguyên tác của tượng Hy-Lạp...
Ghi chú - Lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng mang tên “Cưỡng đoạt phụ nữ Sabine” (The Rape of the Sabine Women) tôi đã thấy rất có ấn tượng. Bức tượng cho thấy người đàn ông đang ôm và nâng cao một người thiếu nữ. Một người đàn ông thứ hai trong thế nửa ngồi, nửa dợm đứng, ngửng lên với cánh tay đưa lên ngang tầm mắt. Toàn diện tác phẩm là một hòa hợp tuyệt mỹ có một không hai trong nghệ thuật, điêu khắc. Bức tượng điêu khắc từ một khối đá cẩm thạch duy nhất, nhìn chiều nào cũng thấy toàn mỹ, đã được mệnh danh là tượng có hình dạng cuốn xoắn như rắn. Giambologne tên thật là Jean de Boulogne, gốc người Pháp, sang Ý học điêu khắc, có việc làm ở Ý nên ở lại và đổi thành tên Ý.
“Sự cưỡng bắt phụ nữ Sabine” ở đây là một chuyện đã được ghi chép bởi những sử gia La-mã từ ngày xưa. Chữ rape dịch từ chữ latin rapere có nghĩa là cưỡng đoạt, chiếm đoạt hay bắt cóc.
Theo nhà viết sử La-mã nổi tiếng Livy (Titus Livius, sinh cỡ 59/64 BC ở Patavium, Venetia, Italy, chết năm 17AD tại Patavium) đã ghi trong cuốn Lịch sử thành Rome thì Romulus, sau khi đã gây dựng thành phố cùng có một số quân lính đáng kể thì rất quan tâm về chuyện thiếu đàn bà để làm vợ cho dân chúng của ông. Sau nhiều lần tìm cách hỏi vợ cho dân mình từ những gia đình ở các bộ lạc hay thành phố khác không thành công thì Romulus đã bày mưu để cưỡng đọạt phụ nữ bộ lạc Sabine dưới quyền lãnh đạo của Titus Tatius. Sự cưỡng đoạt này là một tính toán và đã được thực hiện nghiêm nhặt. Những phụ nữ bị bắt cóc này đã được Romulus đối xử rất phân minh, và được cho hưởng nhiều quyến lợi như dân sự và tài sản khi làm vợ dân thành Rome. Romulus là một tướng tài, một nhà vua rất kỷ luật (kỷ luật đến nỗi em ruột Romulus là Remus vì phạm luật do Romulus đặt ra mà đã bị Romulus chém chết ngay). Lẽ đương nhiên là Titus giận giữ và gây chiến với Romulus. Việc chiến tranh sau cùng đã kết thúc bởi chính những người đàn bà Sabine vợ của người Roman nay đã sinh con và thích ứng với đời sống mới, cầu khẩn xin Titus giải hòa.
(Titus Livius.The History of Rome. Translated by Rev. Canon Roberts. Everyman's Library. London: J.M. Dent and Sons, 1912).
Câu chuyện cưỡng đoạt phụ nữ Sabine đã được nhiều họa sĩ chú ý đến và là đề tài cho tranh vẽ, đáng kể nhất là bức họa của Nicolas Poussin (1637-38) để ở viện bảo tàng Louvre-France, của Peter Paul Rubens (1635-40) ở tại National Gallery-London, hai bức tranh này minh họa cảnh cưỡng bắt. Nổi tiếng nhất là bức tranh của Jacques-Louis David “Sự can thiệp của phụ nữ Sabine-1799” trưng tại Louvre- France minh họa cảnh vợ Romulus (Hersilia, con gái lãnh tụ Titus Tatius của Sabine) đứng dang tay ngăn cản chồng và bố đánh nhau, ở trên mặt đất có trẻ em nằm, bò lổn ngổn. Bức tranh này người viết đã được chiêm ngưỡng khi thăm viếng Paris vào năm 2000. Hiện nay vẫn có nhiều buổi hội họp văn hóa hay thuộc trường đại học mở cuộc bàn luận xoay quanh chuyện bức tượng Sabine này, nhưng đó không phải là đề tài cho ghi chú ở đây.
Chung quang công trường Piazza della Signoria có rất nhiều tiệm bán đồ da và nữ trang. Nói đến nữ trang thì phải nhắc đến Ponte Vecchio, một cây cầu cũ và là nơi có bán nữ trang đủ loại, nhiều tiệm hẹp đến nỗi du khách không có chỗ mà bước vào. Ponte Vecchio cũng cho ta thấy cảnh đẹp trên sông Arno. Đây là cây cầu cũ nhất và được tu bổ cùng xây cất lại vài thế kỷ 16 với những căn nhà nho nhỏ bán đồ nữ trang. Trong đệ nhị thế chiến cầu Vecchio là cầu duy nhất được Hitler ra lệnh cho giữ lại không cho bỏ bom phá hủy.
Đến thăm Florence mà không nói đến Uffizi Gallery thì là một thiếu sót trầm trọng. Tòa nhà trưng bày nghệ thuật này rất rộng, chiếm suốt chiều dài từ công trường della Signoria đến tận sông Arno. Gallery Uffizi, ngày xưa thuộc gia đình Medici, có một sưu tập lớn của nghệ thuật thời Phục hưng, và là một nơi trưng bày nhiều tác phẩm nổi tiếng của những nghệ sĩ đại tài như Leonardo Da Vinci (Annuciation, Adoration of the Magi), Michelangelo (The Holy Family), Botticelli (Primavera và rất nổi tiếng là The Birth of Venus), Raphael (Madonna of the Godfinch), Giotto (Maestà), và Titan (Venus of Urbino).
Đi thăm viếng Florence một ngày chỉ đủ được một phần của Florence.
Sau một ngày thăm viếng không ngưng không nghỉ, chúng tôi được đưa trở về khách sạn để rồi tối đến thì đi ăn cơm kiểu Tuscany.
Ban du lịch tổ chức cũng khá, đã chọn đúng lúc mặt trời lặn để đưa chúng tôi theo một con đường ngoằn nghèo lên Piazzale Micheangelo trên đỉnh đồi. Công trường Michelangelo có bức tượng David nằm giữa trên một bệ cao, có nhiều chỗ đậu xe chung quanh. Đứng tại lan can từ công trường trên đỉnh đồi, du khách có được cái nhìn bao quát được cả thành phố Florence. Nghe nhạc cổ điển Ý trên xe bus, ngắm mặt trời lặn trên đỉnh đồi, trong cái lạnh gió thổi rì rào, nhìn thành phố bắt đầu nhuộm ánh nắng chiều trên mái vòm giáo đuờng, với toà tháp cao vút ngạo nghễ ở dưới, cảm giác thật tuyệt vời không bút nào tả xiết.
Bữa ăn chiều tại một tiệm ăn với toàn món ăn sửa soạn theo lối nấu Tuscany đã kết thúc một ngày tuyệt đẹp ở Florence. Ồ! lại đúng ngày St Patrick (March 17) nên tiệm ăn lại có ly rượu màu xanh chào đón mọi người đến ăn tối.
Trong bữa tiệc, có nhiều ca sĩ giúp vui, có người nam ca sĩ hát nhạc Ý cổ điển giọng tenor mạnh như Luciano Pavarotti, có cô ca sĩ trẻ đẹp hát bài Torna a Surriento (Come back to Sorrento) giọng cao vút truyền cảm như Cristina Fontanelli.
Bài hát nổi tiếng Torna a Surriento có một lịch sử hơi lạ vì bài hát này đã làm để tặng một vị Thủ tướng đương thời. Vào tháng September năm 1902, Thủ tướng Giuseppe Zanardelli làm một chuyến công du và tư du thăm viếng thành phố Sorrento. Ông ta ở trọ tại một tòa nhà có một họa sĩ vẽ trang trí tên Giambattista De Curtis đang làm việc ở đó. Điều kiện sinh sống tại Sorrento vào thời đó thật tồi tệ. Đường phố không được nối liền với nhau, nhà cửa hư nát, dịch vụ cống rãnh thành phố không hiện hữu. Để Zanardelli chú ý và làm một chút gì đó giúp Sorrento, Giambattista đã viết cấp tốc lời bài nhạc trong vài tiếng đồng hồ và người anh (hay em) tên Ernesto De Curtis đã soạn nhạc cho bài Torna A Surriento để tặng vị Thủ tướng này trước khi ông rời Sorrento. Họ cầu mong ông trở lại và thưởng thức những cái đẹp của thành phố sau khi (với hy vọng) thành phố được sửa chữa trong tương lai. Bài hát nguyên thủy sau đó được hoàn chỉnh lại.
Sóng Việt Đàm Giang
Du Lịch Italy 01: Rome, Pisa- Lucca
Du Lịch Italy
Sóng Việt - Đàm Giang
Rome-Pisa
Vào mùa hè năm 2000, trong dịp họp Đại Hội ngành chuyên môn, chúng tôi đã có dịp thăm viếng ngắn ngủi tỉnh Venice của Ý. Chúng tôi đã nghĩ sẽ có một ngay trở lại thăm thành phố Venice và nước Ý với những di tích lịch sử La-mã, những bảo tàng viện, và những tác phẩm hội họa và điêu khắc nổi tiếng trên toàn thế giới.
Và đầu mùa Xuân năm 2007, chúng tôi đã có cơ hội đi thăm viếng nước Ý. Một số bài viết ngắn kể cuộc hành trình, coi như kỷ niệm một chuyến thăm viếng Ý quốc êm đềm và mở rộng kiến thức cá nhân, để chia xẻ với các bạn.
Không kể Nga, Anh và một vài nước khác,Ý Đại Lợi và hầu như tất cả các nước ở Âu Châu hiện nay đã dùng hệ thống tiền tệ euro, và euro khi mới bắt đầu phát hành thì 1 euro có trị giá bằng 1 US dollar. Nhưng nay thì 1 euro tương đương cỡ 1.50 US dollars.
Lần đầu tiên đi đến một nước mà Anh ngữ chưa được phổ thông trên toàn quốc, chúng tôi đã đi theo đoàn du lịch có hướng dẫn, với 11 ngày và lịch trình gồm những đô thị như Rome, Pisa, Lucca, San Gimignano, Sienna, Florence, Verona, Venice, Ravenna, Assisi, Orvieto, và sau cùng lại trở về Rome để đáp máy bay, bay về Mỹ.
Day 1-4 Rome
Sau khi bị chậm gần hai tiếng đồng hồ ở tại phi trường Michigan vì phải chờ máy bay của hãng Lufthansa , chúng tôi đến Munich trễ. Vì tại Rome có đình công tại hãng máy bay nên chúng tôi không có boarding pass từ Munich đi Rome, và phải xắp hàng cả giờ đổi vé tới lui để đi chuyến sau cỡ 4 hrs sau đó, từ Munich đi đến phi trường Fiumicino (Leonard di Vinci), Rome, Ý. Đến Fiumicino lúc 4PM, thì một hành lý bị thất lạc, lại phải chờ tìm hành lý 2 hrs vì hành lý có lẽ đã chuyển nhầm sang máy bay chuyến 2hrs sau đó. Đến 6PM thì phái đoàn đón tiếp đề nghị làm giấy phàn nàn thất lạc hành lý để hãng máy bay cho người mang hành lý đến khách sạn vì đã quá trễ, những du khách khác phải chờ chúng tôi đã khá lâu.
Sau khi được dẫn đi ăn tối, chúng tôi về hotel Mediterraneo (Via Cavour 15) ngủ rất ngon, đến 2:00AM thì phone dưới nhà gọi lên báo tin là hành lý đã được mang đến hotel, chúng tôi một phần mừng vì tin vui, một phần không vui vì không ngủ lại được nữa. Giờ bên Ý trước giờ Mỹ (central) là 6hrs.
Sáng hôm sau họ đánh thức lúc 6:30AM để dậy ăn sáng tại khách sạn và sau đó đi thăm thành phố Rome và Vatican.
Ghi chú.Thành phố Rome bao quanh đô thị Vatican, Vatican là một thành phố hoàn toàn riêng biệt.
Một đặc trưng của Rome là Colosseum (thời 70-80), một đấu trường được xây cất từ thời Đế quốc La-Mã. Nguyên thủy chứa được 50,000 người mục đích chính là nơi để thú vật tàn sát nhau và giác đấu giữa người và vật, người và người đến chết người, để tiêu khiển vua chúa và dân chúng. Rome cũng là trung tâm thế giới của Phục hưng.
Vatican là quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới. Diện tích cả nước là .17 sq mi hay .44 sq km, nằm trên vùng đất cao. Vatican tọa lạc phía tây bắc Rome. Dân số cỡ dưới 1,000 người. Năm 1929, chính phủ Italy đã ký với Giáo hoàng điều ước Ratlam, thừa nhận Vatican là một quốc gia có chủ quyền. Tuy diện tích nhỏ nhưng bộ máy hành chánh của Vatican rất hoàn hảo, có quân đội bảo vệ do Thụy Sĩ tổ chức, có hệ thống bưu chính viễn thông và ngân hàng riêng. Tem do Vatican phát hành có thể lưu hành và sử dụng tại Italy.
Vatican không có các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng như không có tài nguyên khoáng sản, khách sạn, nhà hàng, nhà hát, hay trường học. Khí đốt, điện, nước và các mặt hàng tiêu dùng đều do Italy cung cấp.
Sau khi Đức Giáo Hoàng John Paul II chết vào ngày April 2, 2005, thì vào ngày 19 April, 2005, Hồng Y Giáo chủ người Đức Joseph Ratzinger được chọn làm Đức giáo Hoàng mới với tên Giáo Hoàng là Benedict XVI.
Quốc gia Vatican do công trường thánh Peter (St.Peter’s Square), đại giáo đường thánh Peter (St. Peter’s Basilica), cung điện Vatican, nhà bảo tàng Vatican, công viên và một số đường phố hợp thành. Bức tường Vatican là ranh giới với Rome, Italy.
Trước tiên chúng tôi được dẫn đi coi Vatican Museum và Sistine Chapel. Trên con đường đi trong thành phố, chúng tôi thấy có rất nhiều tượng điêu khắc hoặc ở trên những con cầu bắc ngang sông Tiber, hay những công trường. Một bức tượng nổi tiếng ở Rome là tượng đồng Capitoline she-wolf có hình một con chó sói cái đang đứng, dưới bụng có hai trẻ nhỏ đang bú sữa. Đây là biểu tượng của Rome qua huyền thoại về hai anh em Romulus và Remus.
Theo huyền thoại La-Mã thì hai đứa trẻ đó là Romulus, người sáng lập ra Rome, và người em của Romulus tên là Remus. Câu chuyện bắt đầu khi thành phố Alba Longa của Ý do ông ngoại của anh em Rolumus và Remus tên là Numitor, trị vì bị người em tên Amulius soán ngôi và bắt con gái của vua Numitor tên Rhea Silvia đi tu làm thánh nữ đồng trinh Vestal. Tuy nhiên thần chiến tranh (Mars), đem lòng yêu thương và sau đó nàng đã hạ sinh một đôi trẻ song nam. Amulius sợ rằng hai trẻ này khi lớn lên có thể lật đổ ông ta nên ra lệnh cho mang hai trẻ bỏ giỏ trôi sông Tiber khi nước sông đang dâng cao. Khi sông hạ, giỏ mây tạt vào bờ thì có một con chó sói cái bắt gặp, nhưng thay vì giết hại thì lại cho hai trẻ bú sữa và nuôi nấng. Sau đó vợ chồng người chăn cừu của Numitor tên Faustulus và Larencia tình cờ thấy hai trẻ đang bú sữa chó cái nên động tâm mang về nuôi dưỡng, đặt tên là Romulus và Remus. Hai trẻ lớn lên thành hai thanh niên vạm vỡ, mạnh khỏe. Một ngày Remus bị bắt và được dẫn đến trước Numitor để bị trừng phạt. Numitor nhận xét thấy Remus không thể là con của người chăn cừu nên gạn hỏi và sau đó khám phá ra rằng Remus chính là con của con gái Numitor. Một thời gian sau đó hai anh em đã lật đổ được Amulius, giết Amulius và hoàn phục ngôi vua lại cho ông ngoại.
Hai anh em Romulus và Remus quyết định thành lập một thành phố khác cho chính họ.Họ chọn nơi mà con chó sói cái đã nuôi dưỡng họ. Romulus lấy lưỡi cày vạch ranh giới và bắt đầu xây tường quanh ngọn đồi Palatine và ra lệnh không ai được vượt ra ngoài ranh giới đã quy đặt, nhưng Remus đã bất tuân lệnh vì cho rằng thành phố quá nhỏ nên nhảy ra ngoài. Romulus trong lúc tức giận đã rút kiến chém chết Remus.
Romulus tiếp tục xây dựng thành phố và đặt tên thành phố là Roma. Romulus chấp nhận những người chạy trốn hay sống ngoài vòng luật pháp là những công dân đầu tiên của Roma được sống tại đồi Palatine. Vì không có đủ đàn bà để làm vợ cho những người này nên Romulus lập mưu để cưỡng bắt đàn bà, con gái của bộ lạc Ý mang tên Sabine. Romulus bày ra một bữa tiệc và mời những gia đình người Sabine tới dự. Trong bữa tiệc, khi được lệnh của Romulus, thì trong khi những người đàn ông Sabine không để ý thì người của Romulus chạy ùa đến và mang vác đàn bà phụ nữ Sabine đi. Đó là đề tài cho tác phẩm điêu khắc nổi tiếng sau đó mang tên “The Rape of the Sabine women” (chi tiết về bưc tượng trong phần du lịch Florence). Vua của bộ lạc Sabine giận dữ nên gây chiến với Romulus, khi mà chiến cuộc còn đang tiếp diễn thì những người đàn bà có chồng và có con với người Roman cùng đã thích ứng với đời sống của họ nên cầu khẩn hai bên ngưng chiến. Chiến tranh ngưng và Romulus đã cai trị và chứng tỏ mình là một lãnh đạo tài ba. Romulus không chết mà biến mất sau một ngày giông bão tố. Người La-Mã tin rằng thần Mars đã gọi Romulus về trời, và thờ phụng Romulus dưới tên Quirinus.
Ghi chú
* Ngoài ra huyền thoại được chó cái nuôi, có những truyền tụng hay qua những ấn bản khác nhau như hai anh em Romulus và Remus được nuôi bởi con chó sói Lupa (Latin còn có nghĩa là gái điếm và thần chó sói cái, dẫn đến lý luận giả định chó sói đây có thể là người mà không phải thú vật).
* Một huyền thoại khác nữa cho rằng Larencia (vợ của Faustulus) được gọi là lupa (chó sói cái) vì tính tình phóng khoáng của Larencia. Tùy theo thời điểm mà câu chuyện có thể viết thay đổi chứ không nhất thiết theo đúng lối cổ truyền.
* Mặc dù tượng Capitoline She-Wolf (the Capitoline Lupa, thế kỷ thứ 6, BCE) là điêu khắc Etruscan, nhưng nó liên hệ đến nghệ thuật La-Mã. Bức tượng đồng cao 85 cm là tương trưng cho thành phố Roma. Huyền thoại Romulus và Remus trường tồn với hai anh em được nuôi sống bởi một con chó sói cái để hoàn thành sứ mạng sáng lập thành phố Roma. Tượng hai trẻ ngửng mặt bú sữa được tạo nên trong thời kỳ Phục-sinh, thế kỷ thứ 15 (Renaissance) (nhưng chó sói cái là Etruscan).
Vatican Museum (Musei Vaticani)
Nhà bảo tàng Vatican nằm ở phía bắc đại giáo đường thánh Peter, là bảo tàng lâu đời và nổi tiếng trên thế giới, với diện tích 55.000 m2. Bảo tàng là một phần của dinh Vatican (Vatican Palace), nơi cư ngụ của Đức Giáo Hoàng từ năm 1377, bảo tàng có ước chừng 1,400 phòng, gồm 12 nhà trưng bày và 5 dãy hành lang, được gọi là “Phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng Vatican”. Trong kho tàng nghệ thuật này có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
Ngoài Vatican Museum với những nghệ thuật quý giá, Sistine Chapel với những tác phẩm của nhiều họa sĩ, điêu khắc tên tuổi, và nhất là tác phẩm của Michelangelo thì không nơi nào sánh bằng.
Sistine Chapel (Cappella Sistina).
Tiểu Giáo đường Sistine được dựng lên vào cỡ giữa năm 1473 đến 1481.
Tiểu giáo đường Sistine là nhà thờ nhỏ của các Giáo hoàng. Nhà thờ này nổi tiếng vì bức họa “Sự phán xét cuối cùng” (The Last Judgement) của Michelangelo.
Hành lang dài dẫn đến phòng có bức tranh “Sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo là những tác phẩm trên trần của Michelangelo.
Bức trần Sistine Chapel (1508-1512) với nội dung miêu tả lại những câu chuyện trong Kinh thánh. Trong bức tranh có hơn 300 nhân vật, Michelangelo đã mất 4 năm để vẽ bức tranh này. Đây là tác phẩm tâm huyết nhất của Michelangelo.
Chín cảnh miêu tả chuyện Sáng Thế Kỷ trong Thánh kinh (Book of Genesis) gồm:
The Separation of Light and Darkness
The Creation of the Sun, Moon and Earth
The Separation of Land and Water
The Creation of Adam
The Creation of Eve
The Temptation and Expulsion
The Sacrifice of Noah
The Great Flood
The Drunkenness of Noah
Bức họa The Creation of Adam là bức họa nổi tiếng nhất thế giới trong lịch sử hội họa cho thấy một hình ảnh thánh tượng Bàn tay của Chúa (Hand of God) mang đến sự sống cho Adam.
Bức “Sự phán xét cuối cùng” được vẽ trong 6 năm, cao 20 m, rộng 10m, là bức họa lớn nhất thế giới. Trong bức họa có hơn 200 nhân vật.
Bức họa tổng hợp “Sự phán xét cuối cùng” vẽ bởi Michelangelo khoảng từ 1536 đến 1651 đặt trọng tâm vào hình ảnh của chúa Christ, ghi lại khi mà Sự phán xét cuối cùng đuợc tuyên bố. Sự bình thản chịu đựng như đòi hỏi sự chú ý và làm dịu sự rối loạn đang diễn ra ở chung quanh. Bức họa bắt đầu di chuyển chậm miêu tả tất cả những nhân vật liên quan.
Bên cạnh chúa Christ là đức mẹ Virgin đang nghiêng đầu trong tình trạng đầu hàng vì không thể can thiệp vào được quyết định đang xẩy ra. Những vị thánh và những người đuợc lựa chọn để lên Thiên đường, được vẽ chung quanh Chúa và Đức mẹ, cũng đang lo âu chờ đợi lời phán quyết. Vài vị thánh có thể nhận được ra ngay như thánh St Peter với hai chìa khoá, thánh Laurence với giá sắt (gridiron), St Bartholomew với da của chính ông trong tay trái mà từ trước đến giờ đã được giải thích là chân dung tự vẽ của chính Michelangelo, St Catherine of Alexandria với cogwheel, và St Sebastian đang qùy gối cầm cung. Ở chính giữa phần dưới là thiên thần của Apocalypse đang đánh thức người chết bằng tiếng còi. Ở bên trái là những thân người đang trổi dậy khi thân họ đang đi vào thiên đàng (Resurrection of the flesh), bên phải có thiên thần và quỷ đang tranh đấu để mang người chịu hình phạt vào điạ ngục. Phía dưới cùng có Charon với mái chèo và quỷ đang dẫn họ đến trước tòa Minos, có thân bị rắn cuốn. Sự khỏa thân trong bức họa của Michelangelo đã làm nhiều chức sắc đương thời khó chịu (Hồng Y Giáo Chủ Carafa),và nhất là vị chủ lễ của Đức Giáo Hoàng (Biagio De Cesena), và ông đã đòi lấy bức tường này ra khỏi Sistine Chapel. Để trả đũa Cesena, Michelangelo đã vẽ Minos có khuôn mặt tựa như Cesena. Sự ám chỉ nhân vật này với vị chức sắc chủ lễ Cesena thật rõ ràng không chối cãi được.
Bộ phận sinh dục nam sau đó được che đây lại qua tài của họa sĩ Daniele Da Volterra. Cũng vì việc làm này mà Volterra đuợc gán cho cái tên ”họa sĩ vẽ đai quần” (breeches- painter).
Hiện nay bức họa này đã được tu bổ, sửa chữa, để mang lại màu sắc trong sáng nguyên thủy của ban đầu, trừ một góc trên cùng bên phải, được giữ lại mọi người so sánh. Những hình ảnh khỏa thân ban đầu sau một thời gian bị che đậy nay cũng đã đuợc lấy bỏ đi để mang lại nguyên thủy như Michelangelo vẽ.
Căn phòng nhỏ phía sau phòng hình có một cánh cửa chứa lò đốt và một hệ thống ống dẫn khói ra ngoài. Đó là nơi để toà thánh chính thức thông báo khi bầu Đức Giáo Hoàng mới. Khi bầu được thì họ sẽ đốt cho khói trắng tỏa ra báo tin cả thành phố là đã chọn được Đức Giáo Hoàng mới, nếu khói đen bốc ra thì có nghĩa là chưa có sự thống nhất ý kiến và cần phải bầu lại.
St Peter’s Basilica (Basilica di San Pietro)
Đại giáo đường thánh Peter là nhà thờ Thiên chúa tráng lệ nhất thế giới, trải dài từ đông sang tây dài 187 m, từ nam sang bắc rộng 137 m, cao 46 m. Nhà thờ không có kiểu mái hình chóp tượng trưng cho thần quyền tối cao và phong cách Gothic tháp cao chọc trời mà chạm kiểu mái vòm và vòm trời hình bán nguyệt. Nhìn từ xa có thể thấy được nhà thờ với kiểu kiến trúc cột to mái vòm cổ điển.
Bước vào nhà thờ, trên bức tường chính của đại điện có một vầng sáng hình tròn. Bên dưới vầng sáng là chỗ ngồi của thánh Peter, bốn chân ghế được nạm ngà voi, được đỡ bởi bức tượng của hai nhà thần học người Hy Lạp và hai nhà thần học người La Mã. Phía trên lưng ghế có trang trí hình hai tiểu thiên sứ, trong tay cầm chiếc chìa khoá mở cửa vào nước Chúa và chiếc mũ ba tầng của Giáo hoàng. Đây là chiếc mũ Giáo hoàng đội khi lên ngôi. Ba tầng tượng trưng cho thần quyền, quyền lập pháp và quyền tư pháp của Giáo hoàng. Chu vi của đỉnh vòm nhà thờ là 71 m, đường kính hơn 42 m.
Trên đỉnh bức tường trong đỉnh vòm có nhiều bức tranh và cửa sổ kính có khảm màu sắc rất tươi sáng. Bốn bức tường trong đại điện có nhiều tượng điêu khắc bằng đá cẩm thạch và bích họa lớn. Nhiều tác phẩm do các bậc tổ nghệ thuật trong thời kỳ văn hoá Phục hưng của Italy sáng tác như Quiaoto, Michelangelo, Bernini v.v...
Cánh cửa Holy Door (The Porta Sancta), cánh cửa cuối cùng ở bên phải của lối vào được Đức Giáo Hoàng mở cứ mỗi 25 năm một lần bằng cách dùng một búa bằng bạc gõ vào gạch (những viên gạch xây Holy Door có trưng bày trong một phòng ở bảo tàng Vatican). Lần chót cửa được mở là năm 2000, vậy là đến năm 2025 cánh cửa Holy Door mới lại được mở lại.
Bức tượng The Pieta (1498-1499) một tuyệt tác bằng đá cẩm thạch của Michelangelo trưng bày trong Đại thánh đường Peter, ở ngay phía cổng vào bên tay phải (tượng được bảo vệ trong lớp kính chống đạn dày 2 inches) miêu tả thân người của Jesus nằm trong lòng và vòng tay của đức mẹ Maria sau khi đã bị đóng đinh vào Thập-tự-giá (Crucifixion). Đây là một tác phẩm quan trọng vì nó quân bình tư tưởng giữa vẻ đẹp cổ điển với thiên nhiên của thời kỳ Phục hưng. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng đã hoàn tất toàn hảo của Michelangelo khi ông chỉ mới 24 tuổi. Đây là bức tượng duy nhất có chữ ký của ông nằm trên một băng đặt ngang ngực của Mary và một chữ M trong tay phải của Mary.
Ngay dưới nhà vòm của Michelangelo là một cái giường vua (long đình: canopy/baldacchino) bằng đồng của Bernini cao 29 m (50ft). Bốn cột đồng xoắn chạm trổ lá cây laurier, olive vàng, và nhiều con ong. Dưới canopy là mộ của thánh Peter (nhưng cốt để ở nơi khác). Bên phải là tượng của thánh Peter, những ngón chân bên bàn chân phải của thánh đã bị mòn .
St. Peter’s Square (Piazza San Pietro)
Đối diện với Đại giáo đường thánh Peter là quảng trường (công trường) thánh Peter (San Pietro) hình bầu dục. Đây là công trình kiến trúc của Bernini. Hai bên là hai dãy cột làm bằng đá cẩm thạch kiểu Toskara sắp lớp theo dạng hình bán nguyệt bao quanh quảng trường. Tổng cộng có 284 cột tròn và 88 cột vuông trông rất uy nghi tráng lệ.
Giữa công trường là một tấm bia tháp vuông và nhọn (obelisk), cao 41 m. Tấm bia tháp này là do Hoàng đế La Mã Caligula mang từ Ai Cập về để trang trí cho quảng trường bên cạnh hoàng cung. Năm 1586, Giáo hoàng Sistine V ra lệnh chuyển tấm bia đó về công trường thánh Peter. Giữa bia có khảm đá cẩm thạch phát quang màu trắng. Từ trên không nhìn xuống, công trường trông giống một bánh xe cực lớn.
Diện tích công trường thánh Peter rất lớn, có thể chứa khoảng 500,000 người và là nơi toà thánh Vatican dùng để cử hành các hoạt động lớn của tôn giáo.
Chúng tôi thăm công trường vào ngày thứ Tư nên có dịp được thấy Đức Giáo Hoàng làm lễ và ban ơn cho con chiên. Nhưng cũng vì là buổi sáng có Đức Giáo Hoàng nên phải đến lần thứ hai khi quay trở lại Rome mới thăm được đại giáo đường thánh Peter (St Peter’s Basilica).
Rời công trường St Peter, chúng tôi đi xe ngang qua sông Tiber vào thăm Colosseum và Roman Forum. Nằm giữa sông Tiber (Fiume Tevere) khúc đối diện Colosseum có một đảo nhỏ xíu có nhà và cây cỏ xanh đẹp mang tên Isola.
The Colosseum (Colosseo)-Ut quis quem vicerit occidat.
"Kill the defeated, whoever he may be." --Gladiator's proverb
Vào thời cổ La-mã, Colosseum ban đầu mang tên Flavian Amphitheater là tên của giòng họ của hoàng đế Vespasian và Titus. Sau đó được đổi thành Colosseum có lẽ vì bức tượng khổng lồ của Neron đứng gần đó.
Colosseum với vòng bầu dục của Colosseum dài 188 m, rộng 156 m, rộng lớn, huy hoàng ngày xưa, nay là một di tích lịch sử quý giá với cỏ mọc xanh và dấu tích của sàn gỗ, chi chít lối đi đễ dẫn súc vật và những người gladiators vào đấu trường.
Nghiên cứu cho biết với kiến trúc rất hiệu nghiệm, qua những cửa ngõ đi vào Colosseum thì trong vòng 15 phút cả 50,000 người có thể đã vào ngồi được trong arena. Chỗ ngồi đều có ghi số tương ứng với số trên vé để đi vào qua 76 cửa vòng cung, một số vòng cung còn thấy rõ hàng số này. Lối cấu trúc ngàn xưa và hệ thống vé vào cửa hiện nay vẫn còn được dùng trong nhiều biến cố trò chơi hay thể thao như ở đấu bò ở Spain hay baseball cũa Mỹ. Colosseum cao 4 tầng, ba tầng dưới có 80 vòng cung và 80 cột. Colosseum không có mái, tuy nhiên bạt có thể giăng lên và móc vào những móc hiện còn thấy trên tầng cao của Colosseum.
Tất cả Roman Forum gồm Basalica of Constantine, Temple of Romulus (con của Marcus Aurelius), Temple of Saturn, Arches of Septimius Severus và Titus, và Circo Massimo, v.v...coi hoài vẫn chưa hết.
Có nhìn tận mắt những di tích của một thời vàng son La mã mới thấy thán phục văn minh cổ và suy nghĩ về luật thịnh suy tuần hoàn với những sự kiện đã và sẽ còn tiếp diễn mãi.
Rời Roman Forum, chúng tôi đi thăm nhà vòm Pantheon và những thắng cảnh gần chung quanh.
The Pantheon
Pantheon là một kiến trúc hình tròn phía trước có ba dẫy cột Corinthian to vĩ đại làm bằng đá hoa cương (granite), tám cột hàng ngoài cùng, hai dẫy bốn cột phía bên trong, dưới một cái mi (pediment) dẫn vào một nhà vòm có mái tròn bằng bê-tông, có một lỗ mở ở chính giữa đỉnh vòm, gọi là Mắt lớn (Great Eye) mở nhìn trời. Một cấu trúc chữ nhật nối dẫy cột phía trước với nhà vòm.
Pantheon có cấu trúc rất đặc biệt với một nhà vòm nặng trên 5,000 tấn. Độ dầy của nhà vòm cũng thay đổi từ 6.4 m ở dưới chân vòm và 1.4 m ở đỉnh vòm chung quanh lỗ mở (oculus). Chiều cao từ sàn đến oculus là 43.3 m. Sau hơn bao nhiêu thế kỷ (từ 27 B.C) đến nay vẫn còn bền vững với thời gian. Lỗ mở trên đỉnh đón ánh sáng và mưa. Ngay trên sàn nhà đối thẳng từ oculus xuống là những lỗ mở để nước thoát.
Theo như tài liệu của địa phương và qua cô hướng dẫn thì khi trời mưa, mà cửa nhà vòm mở thì dù mưa mạnh hay nặng đền đâu đi nữa thì số lượng nước mưa theo oculus vào nhà vòm vẫn ít, nhưng nếu cửa vào đóng thì lượng nước có thể ngập đến một mức đáng kể gần những trưng bày trong nhà vòm. Cái Great Eye (oculus) ngoài tượng trưng cho nguốn ánh sáng và biểu hiệu của mặt trời, còn có công dụng điều nhiệt và điều hàn. Khi gió tạt vào nhà vòm qua oculus, nó gia tăng và tạo một vùng áp suất âm gọi là hiệu quả Venturi. Hiệu quả này kéo không khí thoát ra khỏi oculus, tạo cơ hội cho thêm khí vào qua cửa chính.
Pantheon có ảnh hưởng rất lớn kiến trúc tại Âu châu và Hoa kỳ từ thời Phục hưng với tác phẩm của nhà vòm Santa Maria del Fiore có đường kính 42 m của Brunelleschi ở Florence, hoàn tất vào năm 1436. Kiến trúc vòm của Pantheon cũng hiện diện rất thường ở một số dinh thự nổi tiếng như Bảo tàng viện đọc sách của Anh (British Museum Reading Room), Thư viện Trung ương Manchester (Manchester Central Library), Thư viện Low ở Đại Học Columbia, NewYork, ở Đức, ở Úc, v.v...
Piazza Novona
Một nơi nữa cũng đáng xem là Piazza Novona có “Fountain of the Four Rivers” của Bernini (1648-51) làm bằng đá vôi vàng lợt (travertine) và cẩm thạch. Vòi nước (fountain) này miêu tả bốn giòng sông biết vào thời đó.
Fountain gồm một bệ đá thô đặt làm nền ở giữa làm nguồn cho nước chẩy ra, Chính giữa Fountain có dựng một obelisk Ai cập. Bốn giòng sông được tương trưng bởi bốn người đàn ông: sông Danube (Âu châu), sông Ganges (Á Châu), sông Nile có hình người với đầu có phủ khăn vì lúc đó chưa biết nguồn sông Nile ở đâu, và sông Rio della Plata với người có nhiều đồng tiền bên cạnh tượng trưng cho giàu có của Mỹ quốc.
Rời “Vòi nước của bốn giòng sông”, chúng tôi đi thăm những bậc thang nổi tiếng nhất của Rome.
Spanish Steps (Piazza di Spagna và Scalinata di Trinita dei Monti)
Spanish Steps (Scalinata di Trinità dei Monti) là những bậc thềm Tây Ban Nha nối liền Piazza di Spagna ở phía dưới và nhà thờ dei Monti (hồi xưa dưới sự cai quản của giòng vua Bourbon của Pháp), ở phía trên cao. Thềm thang kỷ niệm này gồm 138 bậc được xây vào năm 1723-1725 có mục đích nối liền sứ quán Tây Ban Nha Bourbon đến Holy See.
Ở trên bậc thềm cao nhất là có dựng một obelisk.
Ngay dưới chân bậc thang và trong công trường là bồn phun nước hình cái thuyền của bố con Bernini (La Fontana della Barcaccia "Fountain of the Old Boat"). Nước chẩy ra từ vòi phun nước là nước uống được nên rất nhiều người đi ra gần vòi nước để uống và chụp hình.
Đây là một địa điểm đông đảo du khách trẻ đến tụ họp. Vào mùa lễ Giáng Sinh trang hoàng rất đẹp, và vào mùa hè, chậu hoa Azaleas được đặt phủ đầy bực thềm. Ngay dưới chân bậc thang ở bên tay phải là căn nhà mà thi hào người Anh John Keats đã sống và chết vào năm 1821.
Từ Spanish steps chúng tôi thả bộ đi đến thăm vòi nước Trevi nổi tiếng của Rome. Con đường dẫn đến vòi nước Trevi hơi khó tìm, thật nhỏ hẹp và đông đúc du khách, nhưng khi nhìn thấy được fountain này thì thật là tuyệt. Đẹp vô cùng!.
Trevi Fountain (Fontana di Trevi)
“Trevi Fountain” đã được bất tử hóa trong film La Dolce Vita (1960) của Federico Fellini với cảnh cô đào Anita Eckberg trong vai nữ tài tử Sylvia nhảy vào Fountain tắm mát.
Phải nhìn tận mắt mới thấy cái đẹp điêu khắc của toàn thể tác phẩm, một công trình của Pietro da Cortona, Bernini, và Nicola Salvi hoàn tất phần chính vào năm 1751. Một vòm tròn chiến thắng chế ngự cảnh ở phía trên cao nơi Neptune đứng, mỗi bên có hai cột Corinthian và được bao quanh bởi nhiều tượng. Phần lõm vào tường ở giữa cho tượng Neptune đang đứng trên một xe đi có dạng vỏ sò kéo bởi đôi ngựa biển. Hai khung chữ nhật lõm nhỏ hơn ở hai bên, bên trái chứa tượng Abundance (khắc bởi F. Valle) ở trên là Agrippa chấp thuận dự án Ống dẫn nước (Agrippa approving the plans for the Aqueduct bởi Andrea Bergondi), và bên phải là tượng Salubrity (bởi F Valle) với phía trên là tượng khắc Virgin chỉ đường cho lính (bởi G.B. Grossi). Thần Neptune đứng rất phong độ kềm chế hai con ngựa biển đang ở trong hai trạng thái khác biệt: một thì bình thản, một thì hung hăng. Hai ngựa biển này được hướng dẫn bởi hai người cá Triton từ dưới nước trổi lên. Hai tượng Tritons này là công trình điêu khắc của P. Bracci thực hiện vào năm 1762.
Piazza della Republica – Fontana della Naiadi
Gần khách sạn Mediterrano nơi chúng tôi tạm trú có thể đi bộ thăm viếng “The Fountain of the Nayads” ở Piazza della Republica. Nơi này có một thác nước ở giữa và bao quanh một nửa hình tròn bởi hai tòa nhà cổ. Cảnh rất nguy nga tráng lệ. Trung tâm này là một điểm tròn và xe cộ đi lại lúc nào cũng dồn dập rất đông.
Nguyên thủy, nơi đây được gọi là Piazza Esedra với nhà tắm công cộng (Baths of Diocletian) được xây cất từ những năm 1700. Cũng giống như nhiều địa điểm di tích lịch sử khác, vào thế kỷ 19, bồn phun nước mới này đã được xây trên nhà tắm công cộng cũ. Fontana delle Naiadi (The Fountain of the Nayads) là một fountain lớn dựng lên vào năm 1900. Bồn nước có chứa tụợng bốn nữ thần sông bằng đồng khỏa thân (tác phẩm của Mario Rutelli), đó là những nữ thần bảo vệ sông, hồ, biển và lạch nước dưới đất ngầm. Mỗi nữ thần được tạo nên trong một vị trí khác nhau và đại diện những dạng khác nhau của nước: ngựa biển cho đại dương, rắn nước cho sông, thiên nga cho hồ, và thằn lằn tượng trưng cho nước lạch ngầm dưới đất. Sự khỏa thân với hình dung rất gợi cảm của tượng bốn nữ thần này là một quan tâm của một số giới chức thời đó, và nước chỉ được chính thức cho chảy vào bồn phun hơn một năm sau khi hoàn tất. Bức tượng chính giữa bồn phun nước là thần biển Glaucus, đuợc mang thêm vào vào năm 1911, đang gắng kềm chế một con cá lớn. Nước cung cấp cho Fountain là từ Acqua Marcia đã được tạo nên cỡ 144 BC để cung cấp nước cho Rome từ Tivoli.
Đi chơi Ý mà không ăn kem gelato thì thiệt uổng. Chúng tôi mê gelato đến độ hầu như ngày nào cũng xà vào mua gelato khi thấy tiệm bán. Gelato là một loại ice cream đặc biệt khác ice-cream ở Mỹ. Gelato làm với sữa toàn phần, trứng, đường, và thêm vào mùi vị. Vì gelato rất thịnh hành nên chỗ nào cũng có bán. Có nơi làm lấy gelato cho cửa tiệm của họ (produzione propria/homemade hay nostra produzione/our product), nhưng nhiều nơi đặt từ trung tâm nào đó.
Cửa hàng bán gelato cũng giống như cửa hàng bán ice-cream của Mỹ, với quầy kính chứa từng ô có các loại gelato khác nhau, mang tên bên cạnh, thích loại nào thì nói cho họ múc từng scoop (gusto) hay nhiều scoop (gusti). Giá gelato vào năm 2000 là 1 euro hai gusti, bây giờ giá năm 2007 thì hai gusti giá 2.5 euros. Gelato có thể order cho vào cup giấy hay trên cone. Nếu muốn có whipped cream (panna) thì trả thêm tiền. Mua xong mới trả tiền và mang ra ngoài tiệm để ăn dọc theo đường phố vì tiệm bán gelato rất nhỏ. Thật ra tiệm gì cũng nhỏ, và những tiệm ăn có chỗ ngồi ở các công trường, hay thắng cảnh đều tính thêm tiền ghế ngồi, tiền ghế nhiều khi còn đắt hơn thức ăn du khách mua.
Thời gian ở Rome quá ngắn để đi thăm được tất cả những di tích hay thắng cảnh, tuy nhiên chúng tôi rất vui vì đã tận dụng được tất cả thì giờ để thăm những nơi mình muốn.
Những nơi muốn đi thăm mà không có thì giờ là Galleria Borghese, San Clemente, Piazza del Campidoglio, Santa Maria Cosmedin (đây là nơi có miếng đá tròn khắc mặt người mang tên Mouth of Truth/Bocca della Verita, đã được biết đến nhiều hơn qua cuốn phim Roman Holiday-1953 do hai tài tử Audrey Hepburn và Gregrory Peck đóng vai chính), và nhiều nơi khác nữa trong thành Rome.
Day 5: Pisa-LuccaPisa-Lucca
Sau khi ăn sáng, xe bus của chúng tôi trực chỉ đi lên miền tây bắc để thăm toà tháp nghiêng Pisa (Torre Pendente).
Pisa
Tòa tháp nghiêng Pisa tọa lạc trong “vùng nhiệm màu” Campo dei Miracoli, ở ngoài trông xa thấy nhỏ nhỏ xinh xinh, nằm sau Nhà thờ vòm Duomo, Nhà rửa tội (Baptistery/Baptistry/Battistero). Đây là những công trình rất đẹp của Giovanni và Nicola Pisano.
Cái lầm lẫn của nhà kiến trúc vẽ tòa tháp Pisa là một lầm lẫn nặng 14,500 tấn. Tuy nhiên trải qua nhiều khó khăn trong thời gian đầu và những lần bảo trì trong vài thập niên qua, hiện nay tháp Pisa đã giữ vững độ nghiêng trong tấm ước của những chuyên viên bảo trì
Nằm trong Campo dei Miracoli , toà tháp Pisa được dự trù xây cất như một tháp chuông vào năm 1173 cho thành phố Pisa. Năm năm sau đó nó bắt đầu nghiêng sau khi tầng thứ ba được hoàn tất. Chỉ tới khi đó người ta mới khám phá ra rằng hỗn hợp làm nền cho tower không đủ mạnh để giữ được tòa tháp. Sau đó việc xây cất phải đình chỉ vì chiến tranh liên miên với Genoa và kiến trúc gia hy vọng nó sẽ ổn định lại.
Gần 100 năm sau kiến trúc gia Giovanni di Simone mới hoàn tất thêm 4 tầng nữa, tương ứng với chiều nghiêng của tòa tháp. Sau cùng một cái lầu chuông đươc xây trên đỉnh vào năm 1372.
Trong đệ nhị thế chiến, do một may mắn mà Pisa tower đã tránh được vào phút chót khỏi bị phá hủy do lệnh của quân đội Hoa kỳ để tránh bị kẻ thù bắn sẻ.
May mắn hơn nữa là sau bao nhiêu khổ công bảo trì, toà tháp Pisa đã được mở cửa lại cho dân chúng vào xem vào năm 2001. Tháp nghiêng Pisa cao 56 ml (182 ft), gồm 8 tầng. Muốn lên tới ngọn tháp thì phải leo 293 bậc thang hẹp xoắn vòng, và một chuyến thăm cỡ 45 phút chỉ cho phép 30 người lên một lúc.
Đứng xa xa chúng tôi bắt chước một số du khách, cũng giả vờ dơ tay lên đỡ tòa tháp nghiêng để chụp hình kỷ niệm. Tác giả của những hàng chữ này lại còn ôm quàng cái bánh gateau khổng lồ, cao lênh khênh này.
Tưởng cũng nên nhắc lại Pisa là nơi sinh của nhà vật lý học Galileo Galilei (1564-1642).
Lucca
Rời Pisa thì tiến lên Lucca, một thành phố thời trung cổ đuợc hoàn toàn bao quanh bởi một bức tường dựng từ thế kỷ thứ 17, bức tuờng thành bao quang này chu vi cỡ 3 miles và có thể đi bộ hay đi xe đạp trên đó. Lucca nằm giữa đồng bằng vùng tây bắc Tuscany, ở đó có Piazza San Michele và có căn nhà (nay là bảo tàng viện) và bức tượng đồng của nhà soạn nhạc nổi danh Giacomo Puccini (1858-1924), người đã để lại những tác phẩm bất hủ như La Bohème (1896), Tosca (1900), và Madame Butterfly (1904). Trong nhà này có trưng chiếc đàn dương cầm mà ông Puccini đã soạn bài cuối cùng của ông.
Lucca cũng có tòa tháp Guinigi với cây trồng trên đỉnh tòa tháp, đứng ở đây có thể nhìn tỉnh Lucca phía dưới.
Lang thang ngắm thành phố, nhà thờ và lưu lại ở Lucca một tối rồi sáng hôm sau chúng tôi đi tới Florence.
Tối hôm ở Lucca cũng như những buổi tối khác, thức ăn hoàn toàn theo lối Ý với soup, pasta, thịt, salad, và tráng miệng. Rượu vang luôn luôn có mặt trên bàn ăn như thuờng lệ. Không may cho tôi, ăn xong lên phòng là bắt đầu khó chịu, muốn ói mà không ói được, cứ đau bao tử ngấm ngầm, biết là bị đày nhưng vì quên không mang thuốc nên đành chịu. Nghĩ cũng lạ, tôi đi du lịch nhiều nơi Âu châu, Á châu, Canada, Mỹ Châu... không hề bị bệnh mà kỳ này ỷ y Italy là nước khá an toàn nên quên mang thuốc antacid hay famotidine. Đến gần sáng chịu không nổi đành phải nói cô tourguide gọi bác sĩ đến khám bệnh và cho toa thuốc. Cô tourguide hỏi tôi muốn theo đoàn hay đi thẳng trước đến Florence. Tôi đã chọn theo đoàn, vì nếu đi một mình bay đến Florence thì tiếng Ý không biết e gặp nhiều khó khăn hơn.
Sóng Việt Đàm Giang
Sóng Việt - Đàm Giang
Rome-Pisa
Vào mùa hè năm 2000, trong dịp họp Đại Hội ngành chuyên môn, chúng tôi đã có dịp thăm viếng ngắn ngủi tỉnh Venice của Ý. Chúng tôi đã nghĩ sẽ có một ngay trở lại thăm thành phố Venice và nước Ý với những di tích lịch sử La-mã, những bảo tàng viện, và những tác phẩm hội họa và điêu khắc nổi tiếng trên toàn thế giới.
Và đầu mùa Xuân năm 2007, chúng tôi đã có cơ hội đi thăm viếng nước Ý. Một số bài viết ngắn kể cuộc hành trình, coi như kỷ niệm một chuyến thăm viếng Ý quốc êm đềm và mở rộng kiến thức cá nhân, để chia xẻ với các bạn.
Không kể Nga, Anh và một vài nước khác,Ý Đại Lợi và hầu như tất cả các nước ở Âu Châu hiện nay đã dùng hệ thống tiền tệ euro, và euro khi mới bắt đầu phát hành thì 1 euro có trị giá bằng 1 US dollar. Nhưng nay thì 1 euro tương đương cỡ 1.50 US dollars.
Lần đầu tiên đi đến một nước mà Anh ngữ chưa được phổ thông trên toàn quốc, chúng tôi đã đi theo đoàn du lịch có hướng dẫn, với 11 ngày và lịch trình gồm những đô thị như Rome, Pisa, Lucca, San Gimignano, Sienna, Florence, Verona, Venice, Ravenna, Assisi, Orvieto, và sau cùng lại trở về Rome để đáp máy bay, bay về Mỹ.
Day 1-4 Rome
Sau khi bị chậm gần hai tiếng đồng hồ ở tại phi trường Michigan vì phải chờ máy bay của hãng Lufthansa , chúng tôi đến Munich trễ. Vì tại Rome có đình công tại hãng máy bay nên chúng tôi không có boarding pass từ Munich đi Rome, và phải xắp hàng cả giờ đổi vé tới lui để đi chuyến sau cỡ 4 hrs sau đó, từ Munich đi đến phi trường Fiumicino (Leonard di Vinci), Rome, Ý. Đến Fiumicino lúc 4PM, thì một hành lý bị thất lạc, lại phải chờ tìm hành lý 2 hrs vì hành lý có lẽ đã chuyển nhầm sang máy bay chuyến 2hrs sau đó. Đến 6PM thì phái đoàn đón tiếp đề nghị làm giấy phàn nàn thất lạc hành lý để hãng máy bay cho người mang hành lý đến khách sạn vì đã quá trễ, những du khách khác phải chờ chúng tôi đã khá lâu.
Sau khi được dẫn đi ăn tối, chúng tôi về hotel Mediterraneo (Via Cavour 15) ngủ rất ngon, đến 2:00AM thì phone dưới nhà gọi lên báo tin là hành lý đã được mang đến hotel, chúng tôi một phần mừng vì tin vui, một phần không vui vì không ngủ lại được nữa. Giờ bên Ý trước giờ Mỹ (central) là 6hrs.
Sáng hôm sau họ đánh thức lúc 6:30AM để dậy ăn sáng tại khách sạn và sau đó đi thăm thành phố Rome và Vatican.
Ghi chú.Thành phố Rome bao quanh đô thị Vatican, Vatican là một thành phố hoàn toàn riêng biệt.
Một đặc trưng của Rome là Colosseum (thời 70-80), một đấu trường được xây cất từ thời Đế quốc La-Mã. Nguyên thủy chứa được 50,000 người mục đích chính là nơi để thú vật tàn sát nhau và giác đấu giữa người và vật, người và người đến chết người, để tiêu khiển vua chúa và dân chúng. Rome cũng là trung tâm thế giới của Phục hưng.
Vatican là quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới. Diện tích cả nước là .17 sq mi hay .44 sq km, nằm trên vùng đất cao. Vatican tọa lạc phía tây bắc Rome. Dân số cỡ dưới 1,000 người. Năm 1929, chính phủ Italy đã ký với Giáo hoàng điều ước Ratlam, thừa nhận Vatican là một quốc gia có chủ quyền. Tuy diện tích nhỏ nhưng bộ máy hành chánh của Vatican rất hoàn hảo, có quân đội bảo vệ do Thụy Sĩ tổ chức, có hệ thống bưu chính viễn thông và ngân hàng riêng. Tem do Vatican phát hành có thể lưu hành và sử dụng tại Italy.
Vatican không có các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng như không có tài nguyên khoáng sản, khách sạn, nhà hàng, nhà hát, hay trường học. Khí đốt, điện, nước và các mặt hàng tiêu dùng đều do Italy cung cấp.
Sau khi Đức Giáo Hoàng John Paul II chết vào ngày April 2, 2005, thì vào ngày 19 April, 2005, Hồng Y Giáo chủ người Đức Joseph Ratzinger được chọn làm Đức giáo Hoàng mới với tên Giáo Hoàng là Benedict XVI.
Quốc gia Vatican do công trường thánh Peter (St.Peter’s Square), đại giáo đường thánh Peter (St. Peter’s Basilica), cung điện Vatican, nhà bảo tàng Vatican, công viên và một số đường phố hợp thành. Bức tường Vatican là ranh giới với Rome, Italy.
Trước tiên chúng tôi được dẫn đi coi Vatican Museum và Sistine Chapel. Trên con đường đi trong thành phố, chúng tôi thấy có rất nhiều tượng điêu khắc hoặc ở trên những con cầu bắc ngang sông Tiber, hay những công trường. Một bức tượng nổi tiếng ở Rome là tượng đồng Capitoline she-wolf có hình một con chó sói cái đang đứng, dưới bụng có hai trẻ nhỏ đang bú sữa. Đây là biểu tượng của Rome qua huyền thoại về hai anh em Romulus và Remus.
Theo huyền thoại La-Mã thì hai đứa trẻ đó là Romulus, người sáng lập ra Rome, và người em của Romulus tên là Remus. Câu chuyện bắt đầu khi thành phố Alba Longa của Ý do ông ngoại của anh em Rolumus và Remus tên là Numitor, trị vì bị người em tên Amulius soán ngôi và bắt con gái của vua Numitor tên Rhea Silvia đi tu làm thánh nữ đồng trinh Vestal. Tuy nhiên thần chiến tranh (Mars), đem lòng yêu thương và sau đó nàng đã hạ sinh một đôi trẻ song nam. Amulius sợ rằng hai trẻ này khi lớn lên có thể lật đổ ông ta nên ra lệnh cho mang hai trẻ bỏ giỏ trôi sông Tiber khi nước sông đang dâng cao. Khi sông hạ, giỏ mây tạt vào bờ thì có một con chó sói cái bắt gặp, nhưng thay vì giết hại thì lại cho hai trẻ bú sữa và nuôi nấng. Sau đó vợ chồng người chăn cừu của Numitor tên Faustulus và Larencia tình cờ thấy hai trẻ đang bú sữa chó cái nên động tâm mang về nuôi dưỡng, đặt tên là Romulus và Remus. Hai trẻ lớn lên thành hai thanh niên vạm vỡ, mạnh khỏe. Một ngày Remus bị bắt và được dẫn đến trước Numitor để bị trừng phạt. Numitor nhận xét thấy Remus không thể là con của người chăn cừu nên gạn hỏi và sau đó khám phá ra rằng Remus chính là con của con gái Numitor. Một thời gian sau đó hai anh em đã lật đổ được Amulius, giết Amulius và hoàn phục ngôi vua lại cho ông ngoại.
Hai anh em Romulus và Remus quyết định thành lập một thành phố khác cho chính họ.Họ chọn nơi mà con chó sói cái đã nuôi dưỡng họ. Romulus lấy lưỡi cày vạch ranh giới và bắt đầu xây tường quanh ngọn đồi Palatine và ra lệnh không ai được vượt ra ngoài ranh giới đã quy đặt, nhưng Remus đã bất tuân lệnh vì cho rằng thành phố quá nhỏ nên nhảy ra ngoài. Romulus trong lúc tức giận đã rút kiến chém chết Remus.
Romulus tiếp tục xây dựng thành phố và đặt tên thành phố là Roma. Romulus chấp nhận những người chạy trốn hay sống ngoài vòng luật pháp là những công dân đầu tiên của Roma được sống tại đồi Palatine. Vì không có đủ đàn bà để làm vợ cho những người này nên Romulus lập mưu để cưỡng bắt đàn bà, con gái của bộ lạc Ý mang tên Sabine. Romulus bày ra một bữa tiệc và mời những gia đình người Sabine tới dự. Trong bữa tiệc, khi được lệnh của Romulus, thì trong khi những người đàn ông Sabine không để ý thì người của Romulus chạy ùa đến và mang vác đàn bà phụ nữ Sabine đi. Đó là đề tài cho tác phẩm điêu khắc nổi tiếng sau đó mang tên “The Rape of the Sabine women” (chi tiết về bưc tượng trong phần du lịch Florence). Vua của bộ lạc Sabine giận dữ nên gây chiến với Romulus, khi mà chiến cuộc còn đang tiếp diễn thì những người đàn bà có chồng và có con với người Roman cùng đã thích ứng với đời sống của họ nên cầu khẩn hai bên ngưng chiến. Chiến tranh ngưng và Romulus đã cai trị và chứng tỏ mình là một lãnh đạo tài ba. Romulus không chết mà biến mất sau một ngày giông bão tố. Người La-Mã tin rằng thần Mars đã gọi Romulus về trời, và thờ phụng Romulus dưới tên Quirinus.
Ghi chú
* Ngoài ra huyền thoại được chó cái nuôi, có những truyền tụng hay qua những ấn bản khác nhau như hai anh em Romulus và Remus được nuôi bởi con chó sói Lupa (Latin còn có nghĩa là gái điếm và thần chó sói cái, dẫn đến lý luận giả định chó sói đây có thể là người mà không phải thú vật).
* Một huyền thoại khác nữa cho rằng Larencia (vợ của Faustulus) được gọi là lupa (chó sói cái) vì tính tình phóng khoáng của Larencia. Tùy theo thời điểm mà câu chuyện có thể viết thay đổi chứ không nhất thiết theo đúng lối cổ truyền.
* Mặc dù tượng Capitoline She-Wolf (the Capitoline Lupa, thế kỷ thứ 6, BCE) là điêu khắc Etruscan, nhưng nó liên hệ đến nghệ thuật La-Mã. Bức tượng đồng cao 85 cm là tương trưng cho thành phố Roma. Huyền thoại Romulus và Remus trường tồn với hai anh em được nuôi sống bởi một con chó sói cái để hoàn thành sứ mạng sáng lập thành phố Roma. Tượng hai trẻ ngửng mặt bú sữa được tạo nên trong thời kỳ Phục-sinh, thế kỷ thứ 15 (Renaissance) (nhưng chó sói cái là Etruscan).
Vatican Museum (Musei Vaticani)
Nhà bảo tàng Vatican nằm ở phía bắc đại giáo đường thánh Peter, là bảo tàng lâu đời và nổi tiếng trên thế giới, với diện tích 55.000 m2. Bảo tàng là một phần của dinh Vatican (Vatican Palace), nơi cư ngụ của Đức Giáo Hoàng từ năm 1377, bảo tàng có ước chừng 1,400 phòng, gồm 12 nhà trưng bày và 5 dãy hành lang, được gọi là “Phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng Vatican”. Trong kho tàng nghệ thuật này có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
Ngoài Vatican Museum với những nghệ thuật quý giá, Sistine Chapel với những tác phẩm của nhiều họa sĩ, điêu khắc tên tuổi, và nhất là tác phẩm của Michelangelo thì không nơi nào sánh bằng.
Sistine Chapel (Cappella Sistina).
Tiểu Giáo đường Sistine được dựng lên vào cỡ giữa năm 1473 đến 1481.
Tiểu giáo đường Sistine là nhà thờ nhỏ của các Giáo hoàng. Nhà thờ này nổi tiếng vì bức họa “Sự phán xét cuối cùng” (The Last Judgement) của Michelangelo.
Hành lang dài dẫn đến phòng có bức tranh “Sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo là những tác phẩm trên trần của Michelangelo.
Bức trần Sistine Chapel (1508-1512) với nội dung miêu tả lại những câu chuyện trong Kinh thánh. Trong bức tranh có hơn 300 nhân vật, Michelangelo đã mất 4 năm để vẽ bức tranh này. Đây là tác phẩm tâm huyết nhất của Michelangelo.
Chín cảnh miêu tả chuyện Sáng Thế Kỷ trong Thánh kinh (Book of Genesis) gồm:
The Separation of Light and Darkness
The Creation of the Sun, Moon and Earth
The Separation of Land and Water
The Creation of Adam
The Creation of Eve
The Temptation and Expulsion
The Sacrifice of Noah
The Great Flood
The Drunkenness of Noah
Bức họa The Creation of Adam là bức họa nổi tiếng nhất thế giới trong lịch sử hội họa cho thấy một hình ảnh thánh tượng Bàn tay của Chúa (Hand of God) mang đến sự sống cho Adam.
Bức “Sự phán xét cuối cùng” được vẽ trong 6 năm, cao 20 m, rộng 10m, là bức họa lớn nhất thế giới. Trong bức họa có hơn 200 nhân vật.
Bức họa tổng hợp “Sự phán xét cuối cùng” vẽ bởi Michelangelo khoảng từ 1536 đến 1651 đặt trọng tâm vào hình ảnh của chúa Christ, ghi lại khi mà Sự phán xét cuối cùng đuợc tuyên bố. Sự bình thản chịu đựng như đòi hỏi sự chú ý và làm dịu sự rối loạn đang diễn ra ở chung quanh. Bức họa bắt đầu di chuyển chậm miêu tả tất cả những nhân vật liên quan.
Bên cạnh chúa Christ là đức mẹ Virgin đang nghiêng đầu trong tình trạng đầu hàng vì không thể can thiệp vào được quyết định đang xẩy ra. Những vị thánh và những người đuợc lựa chọn để lên Thiên đường, được vẽ chung quanh Chúa và Đức mẹ, cũng đang lo âu chờ đợi lời phán quyết. Vài vị thánh có thể nhận được ra ngay như thánh St Peter với hai chìa khoá, thánh Laurence với giá sắt (gridiron), St Bartholomew với da của chính ông trong tay trái mà từ trước đến giờ đã được giải thích là chân dung tự vẽ của chính Michelangelo, St Catherine of Alexandria với cogwheel, và St Sebastian đang qùy gối cầm cung. Ở chính giữa phần dưới là thiên thần của Apocalypse đang đánh thức người chết bằng tiếng còi. Ở bên trái là những thân người đang trổi dậy khi thân họ đang đi vào thiên đàng (Resurrection of the flesh), bên phải có thiên thần và quỷ đang tranh đấu để mang người chịu hình phạt vào điạ ngục. Phía dưới cùng có Charon với mái chèo và quỷ đang dẫn họ đến trước tòa Minos, có thân bị rắn cuốn. Sự khỏa thân trong bức họa của Michelangelo đã làm nhiều chức sắc đương thời khó chịu (Hồng Y Giáo Chủ Carafa),và nhất là vị chủ lễ của Đức Giáo Hoàng (Biagio De Cesena), và ông đã đòi lấy bức tường này ra khỏi Sistine Chapel. Để trả đũa Cesena, Michelangelo đã vẽ Minos có khuôn mặt tựa như Cesena. Sự ám chỉ nhân vật này với vị chức sắc chủ lễ Cesena thật rõ ràng không chối cãi được.
Bộ phận sinh dục nam sau đó được che đây lại qua tài của họa sĩ Daniele Da Volterra. Cũng vì việc làm này mà Volterra đuợc gán cho cái tên ”họa sĩ vẽ đai quần” (breeches- painter).
Hiện nay bức họa này đã được tu bổ, sửa chữa, để mang lại màu sắc trong sáng nguyên thủy của ban đầu, trừ một góc trên cùng bên phải, được giữ lại mọi người so sánh. Những hình ảnh khỏa thân ban đầu sau một thời gian bị che đậy nay cũng đã đuợc lấy bỏ đi để mang lại nguyên thủy như Michelangelo vẽ.
Căn phòng nhỏ phía sau phòng hình có một cánh cửa chứa lò đốt và một hệ thống ống dẫn khói ra ngoài. Đó là nơi để toà thánh chính thức thông báo khi bầu Đức Giáo Hoàng mới. Khi bầu được thì họ sẽ đốt cho khói trắng tỏa ra báo tin cả thành phố là đã chọn được Đức Giáo Hoàng mới, nếu khói đen bốc ra thì có nghĩa là chưa có sự thống nhất ý kiến và cần phải bầu lại.
St Peter’s Basilica (Basilica di San Pietro)
Đại giáo đường thánh Peter là nhà thờ Thiên chúa tráng lệ nhất thế giới, trải dài từ đông sang tây dài 187 m, từ nam sang bắc rộng 137 m, cao 46 m. Nhà thờ không có kiểu mái hình chóp tượng trưng cho thần quyền tối cao và phong cách Gothic tháp cao chọc trời mà chạm kiểu mái vòm và vòm trời hình bán nguyệt. Nhìn từ xa có thể thấy được nhà thờ với kiểu kiến trúc cột to mái vòm cổ điển.
Bước vào nhà thờ, trên bức tường chính của đại điện có một vầng sáng hình tròn. Bên dưới vầng sáng là chỗ ngồi của thánh Peter, bốn chân ghế được nạm ngà voi, được đỡ bởi bức tượng của hai nhà thần học người Hy Lạp và hai nhà thần học người La Mã. Phía trên lưng ghế có trang trí hình hai tiểu thiên sứ, trong tay cầm chiếc chìa khoá mở cửa vào nước Chúa và chiếc mũ ba tầng của Giáo hoàng. Đây là chiếc mũ Giáo hoàng đội khi lên ngôi. Ba tầng tượng trưng cho thần quyền, quyền lập pháp và quyền tư pháp của Giáo hoàng. Chu vi của đỉnh vòm nhà thờ là 71 m, đường kính hơn 42 m.
Trên đỉnh bức tường trong đỉnh vòm có nhiều bức tranh và cửa sổ kính có khảm màu sắc rất tươi sáng. Bốn bức tường trong đại điện có nhiều tượng điêu khắc bằng đá cẩm thạch và bích họa lớn. Nhiều tác phẩm do các bậc tổ nghệ thuật trong thời kỳ văn hoá Phục hưng của Italy sáng tác như Quiaoto, Michelangelo, Bernini v.v...
Cánh cửa Holy Door (The Porta Sancta), cánh cửa cuối cùng ở bên phải của lối vào được Đức Giáo Hoàng mở cứ mỗi 25 năm một lần bằng cách dùng một búa bằng bạc gõ vào gạch (những viên gạch xây Holy Door có trưng bày trong một phòng ở bảo tàng Vatican). Lần chót cửa được mở là năm 2000, vậy là đến năm 2025 cánh cửa Holy Door mới lại được mở lại.
Bức tượng The Pieta (1498-1499) một tuyệt tác bằng đá cẩm thạch của Michelangelo trưng bày trong Đại thánh đường Peter, ở ngay phía cổng vào bên tay phải (tượng được bảo vệ trong lớp kính chống đạn dày 2 inches) miêu tả thân người của Jesus nằm trong lòng và vòng tay của đức mẹ Maria sau khi đã bị đóng đinh vào Thập-tự-giá (Crucifixion). Đây là một tác phẩm quan trọng vì nó quân bình tư tưởng giữa vẻ đẹp cổ điển với thiên nhiên của thời kỳ Phục hưng. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng đã hoàn tất toàn hảo của Michelangelo khi ông chỉ mới 24 tuổi. Đây là bức tượng duy nhất có chữ ký của ông nằm trên một băng đặt ngang ngực của Mary và một chữ M trong tay phải của Mary.
Ngay dưới nhà vòm của Michelangelo là một cái giường vua (long đình: canopy/baldacchino) bằng đồng của Bernini cao 29 m (50ft). Bốn cột đồng xoắn chạm trổ lá cây laurier, olive vàng, và nhiều con ong. Dưới canopy là mộ của thánh Peter (nhưng cốt để ở nơi khác). Bên phải là tượng của thánh Peter, những ngón chân bên bàn chân phải của thánh đã bị mòn .
St. Peter’s Square (Piazza San Pietro)
Đối diện với Đại giáo đường thánh Peter là quảng trường (công trường) thánh Peter (San Pietro) hình bầu dục. Đây là công trình kiến trúc của Bernini. Hai bên là hai dãy cột làm bằng đá cẩm thạch kiểu Toskara sắp lớp theo dạng hình bán nguyệt bao quanh quảng trường. Tổng cộng có 284 cột tròn và 88 cột vuông trông rất uy nghi tráng lệ.
Giữa công trường là một tấm bia tháp vuông và nhọn (obelisk), cao 41 m. Tấm bia tháp này là do Hoàng đế La Mã Caligula mang từ Ai Cập về để trang trí cho quảng trường bên cạnh hoàng cung. Năm 1586, Giáo hoàng Sistine V ra lệnh chuyển tấm bia đó về công trường thánh Peter. Giữa bia có khảm đá cẩm thạch phát quang màu trắng. Từ trên không nhìn xuống, công trường trông giống một bánh xe cực lớn.
Diện tích công trường thánh Peter rất lớn, có thể chứa khoảng 500,000 người và là nơi toà thánh Vatican dùng để cử hành các hoạt động lớn của tôn giáo.
Chúng tôi thăm công trường vào ngày thứ Tư nên có dịp được thấy Đức Giáo Hoàng làm lễ và ban ơn cho con chiên. Nhưng cũng vì là buổi sáng có Đức Giáo Hoàng nên phải đến lần thứ hai khi quay trở lại Rome mới thăm được đại giáo đường thánh Peter (St Peter’s Basilica).
Rời công trường St Peter, chúng tôi đi xe ngang qua sông Tiber vào thăm Colosseum và Roman Forum. Nằm giữa sông Tiber (Fiume Tevere) khúc đối diện Colosseum có một đảo nhỏ xíu có nhà và cây cỏ xanh đẹp mang tên Isola.
The Colosseum (Colosseo)-Ut quis quem vicerit occidat.
"Kill the defeated, whoever he may be." --Gladiator's proverb
Vào thời cổ La-mã, Colosseum ban đầu mang tên Flavian Amphitheater là tên của giòng họ của hoàng đế Vespasian và Titus. Sau đó được đổi thành Colosseum có lẽ vì bức tượng khổng lồ của Neron đứng gần đó.
Colosseum với vòng bầu dục của Colosseum dài 188 m, rộng 156 m, rộng lớn, huy hoàng ngày xưa, nay là một di tích lịch sử quý giá với cỏ mọc xanh và dấu tích của sàn gỗ, chi chít lối đi đễ dẫn súc vật và những người gladiators vào đấu trường.
Nghiên cứu cho biết với kiến trúc rất hiệu nghiệm, qua những cửa ngõ đi vào Colosseum thì trong vòng 15 phút cả 50,000 người có thể đã vào ngồi được trong arena. Chỗ ngồi đều có ghi số tương ứng với số trên vé để đi vào qua 76 cửa vòng cung, một số vòng cung còn thấy rõ hàng số này. Lối cấu trúc ngàn xưa và hệ thống vé vào cửa hiện nay vẫn còn được dùng trong nhiều biến cố trò chơi hay thể thao như ở đấu bò ở Spain hay baseball cũa Mỹ. Colosseum cao 4 tầng, ba tầng dưới có 80 vòng cung và 80 cột. Colosseum không có mái, tuy nhiên bạt có thể giăng lên và móc vào những móc hiện còn thấy trên tầng cao của Colosseum.
Tất cả Roman Forum gồm Basalica of Constantine, Temple of Romulus (con của Marcus Aurelius), Temple of Saturn, Arches of Septimius Severus và Titus, và Circo Massimo, v.v...coi hoài vẫn chưa hết.
Có nhìn tận mắt những di tích của một thời vàng son La mã mới thấy thán phục văn minh cổ và suy nghĩ về luật thịnh suy tuần hoàn với những sự kiện đã và sẽ còn tiếp diễn mãi.
Rời Roman Forum, chúng tôi đi thăm nhà vòm Pantheon và những thắng cảnh gần chung quanh.
The Pantheon
Pantheon là một kiến trúc hình tròn phía trước có ba dẫy cột Corinthian to vĩ đại làm bằng đá hoa cương (granite), tám cột hàng ngoài cùng, hai dẫy bốn cột phía bên trong, dưới một cái mi (pediment) dẫn vào một nhà vòm có mái tròn bằng bê-tông, có một lỗ mở ở chính giữa đỉnh vòm, gọi là Mắt lớn (Great Eye) mở nhìn trời. Một cấu trúc chữ nhật nối dẫy cột phía trước với nhà vòm.
Pantheon có cấu trúc rất đặc biệt với một nhà vòm nặng trên 5,000 tấn. Độ dầy của nhà vòm cũng thay đổi từ 6.4 m ở dưới chân vòm và 1.4 m ở đỉnh vòm chung quanh lỗ mở (oculus). Chiều cao từ sàn đến oculus là 43.3 m. Sau hơn bao nhiêu thế kỷ (từ 27 B.C) đến nay vẫn còn bền vững với thời gian. Lỗ mở trên đỉnh đón ánh sáng và mưa. Ngay trên sàn nhà đối thẳng từ oculus xuống là những lỗ mở để nước thoát.
Theo như tài liệu của địa phương và qua cô hướng dẫn thì khi trời mưa, mà cửa nhà vòm mở thì dù mưa mạnh hay nặng đền đâu đi nữa thì số lượng nước mưa theo oculus vào nhà vòm vẫn ít, nhưng nếu cửa vào đóng thì lượng nước có thể ngập đến một mức đáng kể gần những trưng bày trong nhà vòm. Cái Great Eye (oculus) ngoài tượng trưng cho nguốn ánh sáng và biểu hiệu của mặt trời, còn có công dụng điều nhiệt và điều hàn. Khi gió tạt vào nhà vòm qua oculus, nó gia tăng và tạo một vùng áp suất âm gọi là hiệu quả Venturi. Hiệu quả này kéo không khí thoát ra khỏi oculus, tạo cơ hội cho thêm khí vào qua cửa chính.
Pantheon có ảnh hưởng rất lớn kiến trúc tại Âu châu và Hoa kỳ từ thời Phục hưng với tác phẩm của nhà vòm Santa Maria del Fiore có đường kính 42 m của Brunelleschi ở Florence, hoàn tất vào năm 1436. Kiến trúc vòm của Pantheon cũng hiện diện rất thường ở một số dinh thự nổi tiếng như Bảo tàng viện đọc sách của Anh (British Museum Reading Room), Thư viện Trung ương Manchester (Manchester Central Library), Thư viện Low ở Đại Học Columbia, NewYork, ở Đức, ở Úc, v.v...
Piazza Novona
Một nơi nữa cũng đáng xem là Piazza Novona có “Fountain of the Four Rivers” của Bernini (1648-51) làm bằng đá vôi vàng lợt (travertine) và cẩm thạch. Vòi nước (fountain) này miêu tả bốn giòng sông biết vào thời đó.
Fountain gồm một bệ đá thô đặt làm nền ở giữa làm nguồn cho nước chẩy ra, Chính giữa Fountain có dựng một obelisk Ai cập. Bốn giòng sông được tương trưng bởi bốn người đàn ông: sông Danube (Âu châu), sông Ganges (Á Châu), sông Nile có hình người với đầu có phủ khăn vì lúc đó chưa biết nguồn sông Nile ở đâu, và sông Rio della Plata với người có nhiều đồng tiền bên cạnh tượng trưng cho giàu có của Mỹ quốc.
Rời “Vòi nước của bốn giòng sông”, chúng tôi đi thăm những bậc thang nổi tiếng nhất của Rome.
Spanish Steps (Piazza di Spagna và Scalinata di Trinita dei Monti)
Spanish Steps (Scalinata di Trinità dei Monti) là những bậc thềm Tây Ban Nha nối liền Piazza di Spagna ở phía dưới và nhà thờ dei Monti (hồi xưa dưới sự cai quản của giòng vua Bourbon của Pháp), ở phía trên cao. Thềm thang kỷ niệm này gồm 138 bậc được xây vào năm 1723-1725 có mục đích nối liền sứ quán Tây Ban Nha Bourbon đến Holy See.
Ở trên bậc thềm cao nhất là có dựng một obelisk.
Ngay dưới chân bậc thang và trong công trường là bồn phun nước hình cái thuyền của bố con Bernini (La Fontana della Barcaccia "Fountain of the Old Boat"). Nước chẩy ra từ vòi phun nước là nước uống được nên rất nhiều người đi ra gần vòi nước để uống và chụp hình.
Đây là một địa điểm đông đảo du khách trẻ đến tụ họp. Vào mùa lễ Giáng Sinh trang hoàng rất đẹp, và vào mùa hè, chậu hoa Azaleas được đặt phủ đầy bực thềm. Ngay dưới chân bậc thang ở bên tay phải là căn nhà mà thi hào người Anh John Keats đã sống và chết vào năm 1821.
Từ Spanish steps chúng tôi thả bộ đi đến thăm vòi nước Trevi nổi tiếng của Rome. Con đường dẫn đến vòi nước Trevi hơi khó tìm, thật nhỏ hẹp và đông đúc du khách, nhưng khi nhìn thấy được fountain này thì thật là tuyệt. Đẹp vô cùng!.
Trevi Fountain (Fontana di Trevi)
“Trevi Fountain” đã được bất tử hóa trong film La Dolce Vita (1960) của Federico Fellini với cảnh cô đào Anita Eckberg trong vai nữ tài tử Sylvia nhảy vào Fountain tắm mát.
Phải nhìn tận mắt mới thấy cái đẹp điêu khắc của toàn thể tác phẩm, một công trình của Pietro da Cortona, Bernini, và Nicola Salvi hoàn tất phần chính vào năm 1751. Một vòm tròn chiến thắng chế ngự cảnh ở phía trên cao nơi Neptune đứng, mỗi bên có hai cột Corinthian và được bao quanh bởi nhiều tượng. Phần lõm vào tường ở giữa cho tượng Neptune đang đứng trên một xe đi có dạng vỏ sò kéo bởi đôi ngựa biển. Hai khung chữ nhật lõm nhỏ hơn ở hai bên, bên trái chứa tượng Abundance (khắc bởi F. Valle) ở trên là Agrippa chấp thuận dự án Ống dẫn nước (Agrippa approving the plans for the Aqueduct bởi Andrea Bergondi), và bên phải là tượng Salubrity (bởi F Valle) với phía trên là tượng khắc Virgin chỉ đường cho lính (bởi G.B. Grossi). Thần Neptune đứng rất phong độ kềm chế hai con ngựa biển đang ở trong hai trạng thái khác biệt: một thì bình thản, một thì hung hăng. Hai ngựa biển này được hướng dẫn bởi hai người cá Triton từ dưới nước trổi lên. Hai tượng Tritons này là công trình điêu khắc của P. Bracci thực hiện vào năm 1762.
Piazza della Republica – Fontana della Naiadi
Gần khách sạn Mediterrano nơi chúng tôi tạm trú có thể đi bộ thăm viếng “The Fountain of the Nayads” ở Piazza della Republica. Nơi này có một thác nước ở giữa và bao quanh một nửa hình tròn bởi hai tòa nhà cổ. Cảnh rất nguy nga tráng lệ. Trung tâm này là một điểm tròn và xe cộ đi lại lúc nào cũng dồn dập rất đông.
Nguyên thủy, nơi đây được gọi là Piazza Esedra với nhà tắm công cộng (Baths of Diocletian) được xây cất từ những năm 1700. Cũng giống như nhiều địa điểm di tích lịch sử khác, vào thế kỷ 19, bồn phun nước mới này đã được xây trên nhà tắm công cộng cũ. Fontana delle Naiadi (The Fountain of the Nayads) là một fountain lớn dựng lên vào năm 1900. Bồn nước có chứa tụợng bốn nữ thần sông bằng đồng khỏa thân (tác phẩm của Mario Rutelli), đó là những nữ thần bảo vệ sông, hồ, biển và lạch nước dưới đất ngầm. Mỗi nữ thần được tạo nên trong một vị trí khác nhau và đại diện những dạng khác nhau của nước: ngựa biển cho đại dương, rắn nước cho sông, thiên nga cho hồ, và thằn lằn tượng trưng cho nước lạch ngầm dưới đất. Sự khỏa thân với hình dung rất gợi cảm của tượng bốn nữ thần này là một quan tâm của một số giới chức thời đó, và nước chỉ được chính thức cho chảy vào bồn phun hơn một năm sau khi hoàn tất. Bức tượng chính giữa bồn phun nước là thần biển Glaucus, đuợc mang thêm vào vào năm 1911, đang gắng kềm chế một con cá lớn. Nước cung cấp cho Fountain là từ Acqua Marcia đã được tạo nên cỡ 144 BC để cung cấp nước cho Rome từ Tivoli.
Đi chơi Ý mà không ăn kem gelato thì thiệt uổng. Chúng tôi mê gelato đến độ hầu như ngày nào cũng xà vào mua gelato khi thấy tiệm bán. Gelato là một loại ice cream đặc biệt khác ice-cream ở Mỹ. Gelato làm với sữa toàn phần, trứng, đường, và thêm vào mùi vị. Vì gelato rất thịnh hành nên chỗ nào cũng có bán. Có nơi làm lấy gelato cho cửa tiệm của họ (produzione propria/homemade hay nostra produzione/our product), nhưng nhiều nơi đặt từ trung tâm nào đó.
Cửa hàng bán gelato cũng giống như cửa hàng bán ice-cream của Mỹ, với quầy kính chứa từng ô có các loại gelato khác nhau, mang tên bên cạnh, thích loại nào thì nói cho họ múc từng scoop (gusto) hay nhiều scoop (gusti). Giá gelato vào năm 2000 là 1 euro hai gusti, bây giờ giá năm 2007 thì hai gusti giá 2.5 euros. Gelato có thể order cho vào cup giấy hay trên cone. Nếu muốn có whipped cream (panna) thì trả thêm tiền. Mua xong mới trả tiền và mang ra ngoài tiệm để ăn dọc theo đường phố vì tiệm bán gelato rất nhỏ. Thật ra tiệm gì cũng nhỏ, và những tiệm ăn có chỗ ngồi ở các công trường, hay thắng cảnh đều tính thêm tiền ghế ngồi, tiền ghế nhiều khi còn đắt hơn thức ăn du khách mua.
Thời gian ở Rome quá ngắn để đi thăm được tất cả những di tích hay thắng cảnh, tuy nhiên chúng tôi rất vui vì đã tận dụng được tất cả thì giờ để thăm những nơi mình muốn.
Những nơi muốn đi thăm mà không có thì giờ là Galleria Borghese, San Clemente, Piazza del Campidoglio, Santa Maria Cosmedin (đây là nơi có miếng đá tròn khắc mặt người mang tên Mouth of Truth/Bocca della Verita, đã được biết đến nhiều hơn qua cuốn phim Roman Holiday-1953 do hai tài tử Audrey Hepburn và Gregrory Peck đóng vai chính), và nhiều nơi khác nữa trong thành Rome.
Day 5: Pisa-LuccaPisa-Lucca
Sau khi ăn sáng, xe bus của chúng tôi trực chỉ đi lên miền tây bắc để thăm toà tháp nghiêng Pisa (Torre Pendente).
Pisa
Tòa tháp nghiêng Pisa tọa lạc trong “vùng nhiệm màu” Campo dei Miracoli, ở ngoài trông xa thấy nhỏ nhỏ xinh xinh, nằm sau Nhà thờ vòm Duomo, Nhà rửa tội (Baptistery/Baptistry/Battistero). Đây là những công trình rất đẹp của Giovanni và Nicola Pisano.
Cái lầm lẫn của nhà kiến trúc vẽ tòa tháp Pisa là một lầm lẫn nặng 14,500 tấn. Tuy nhiên trải qua nhiều khó khăn trong thời gian đầu và những lần bảo trì trong vài thập niên qua, hiện nay tháp Pisa đã giữ vững độ nghiêng trong tấm ước của những chuyên viên bảo trì
Nằm trong Campo dei Miracoli , toà tháp Pisa được dự trù xây cất như một tháp chuông vào năm 1173 cho thành phố Pisa. Năm năm sau đó nó bắt đầu nghiêng sau khi tầng thứ ba được hoàn tất. Chỉ tới khi đó người ta mới khám phá ra rằng hỗn hợp làm nền cho tower không đủ mạnh để giữ được tòa tháp. Sau đó việc xây cất phải đình chỉ vì chiến tranh liên miên với Genoa và kiến trúc gia hy vọng nó sẽ ổn định lại.
Gần 100 năm sau kiến trúc gia Giovanni di Simone mới hoàn tất thêm 4 tầng nữa, tương ứng với chiều nghiêng của tòa tháp. Sau cùng một cái lầu chuông đươc xây trên đỉnh vào năm 1372.
Trong đệ nhị thế chiến, do một may mắn mà Pisa tower đã tránh được vào phút chót khỏi bị phá hủy do lệnh của quân đội Hoa kỳ để tránh bị kẻ thù bắn sẻ.
May mắn hơn nữa là sau bao nhiêu khổ công bảo trì, toà tháp Pisa đã được mở cửa lại cho dân chúng vào xem vào năm 2001. Tháp nghiêng Pisa cao 56 ml (182 ft), gồm 8 tầng. Muốn lên tới ngọn tháp thì phải leo 293 bậc thang hẹp xoắn vòng, và một chuyến thăm cỡ 45 phút chỉ cho phép 30 người lên một lúc.
Đứng xa xa chúng tôi bắt chước một số du khách, cũng giả vờ dơ tay lên đỡ tòa tháp nghiêng để chụp hình kỷ niệm. Tác giả của những hàng chữ này lại còn ôm quàng cái bánh gateau khổng lồ, cao lênh khênh này.
Tưởng cũng nên nhắc lại Pisa là nơi sinh của nhà vật lý học Galileo Galilei (1564-1642).
Lucca
Rời Pisa thì tiến lên Lucca, một thành phố thời trung cổ đuợc hoàn toàn bao quanh bởi một bức tường dựng từ thế kỷ thứ 17, bức tuờng thành bao quang này chu vi cỡ 3 miles và có thể đi bộ hay đi xe đạp trên đó. Lucca nằm giữa đồng bằng vùng tây bắc Tuscany, ở đó có Piazza San Michele và có căn nhà (nay là bảo tàng viện) và bức tượng đồng của nhà soạn nhạc nổi danh Giacomo Puccini (1858-1924), người đã để lại những tác phẩm bất hủ như La Bohème (1896), Tosca (1900), và Madame Butterfly (1904). Trong nhà này có trưng chiếc đàn dương cầm mà ông Puccini đã soạn bài cuối cùng của ông.
Lucca cũng có tòa tháp Guinigi với cây trồng trên đỉnh tòa tháp, đứng ở đây có thể nhìn tỉnh Lucca phía dưới.
Lang thang ngắm thành phố, nhà thờ và lưu lại ở Lucca một tối rồi sáng hôm sau chúng tôi đi tới Florence.
Tối hôm ở Lucca cũng như những buổi tối khác, thức ăn hoàn toàn theo lối Ý với soup, pasta, thịt, salad, và tráng miệng. Rượu vang luôn luôn có mặt trên bàn ăn như thuờng lệ. Không may cho tôi, ăn xong lên phòng là bắt đầu khó chịu, muốn ói mà không ói được, cứ đau bao tử ngấm ngầm, biết là bị đày nhưng vì quên không mang thuốc nên đành chịu. Nghĩ cũng lạ, tôi đi du lịch nhiều nơi Âu châu, Á châu, Canada, Mỹ Châu... không hề bị bệnh mà kỳ này ỷ y Italy là nước khá an toàn nên quên mang thuốc antacid hay famotidine. Đến gần sáng chịu không nổi đành phải nói cô tourguide gọi bác sĩ đến khám bệnh và cho toa thuốc. Cô tourguide hỏi tôi muốn theo đoàn hay đi thẳng trước đến Florence. Tôi đã chọn theo đoàn, vì nếu đi một mình bay đến Florence thì tiếng Ý không biết e gặp nhiều khó khăn hơn.
Sóng Việt Đàm Giang
Subscribe to:
Posts (Atom)