Phạm
Xuân Hy
Nào
Ai Mạc Mặt.
Chinh
Phụ Ngâm.
…nhận được thư của một người bạn, nhắc
và hỏi lại hai chữ "mạc mặt " trong Chinh Phụ Ngâm ở câu
99 và 100, là chữ Nôm hay chữ Hán, tại sao lại là vẽ mặt treo lên Lăng Yên Các?
Mạc 莫 có phải nghĩa là vẽ không
?
Mấy câu hỏi khá lý thú và quyến rũ tôi.
A
- Xuất xứ của chữ "mạc mặt"
Theo nguyên bản chữ Hán, trong Chinh Phụ
Ngâm của Đặng Trần Côn, bản khắc Trường Thịnh Đường 長 盛 堂 khoảng năm 1910, người đọc thấy
hai như sau:
征 人 貌 誰 丹 青
死 士 魂 誰 哀 弔
Chinh
nhân mạo thùy đan thanh
Tử
sĩ hồn thùy ai điếu
Đan
thanh 丹 青, tức chu sa hay đan sa có mầu hồng, và thạch thanh một
khóang chất có mầu xanh, là những nhan liệu ngày xưa người Trung Hoa thường
dùng để vẽ trong nghệ thuật hội họa, nên có nghĩa là hội họa, là vẽ, là sử
sách.
Bản
khắc Chinh Phụ Ngâm Trường Thịnh Đường, bên dưới phần nguyên bản chữ Hán, có
phần dịch chữ nôm, và hai câu chữ Hán trên đây đã được dịch ra chữ nôm như sau
:
Chinh phu tử sĩ
mấy người
Nào ai vẽ mặt
nào ai gọi hồn.
Như
vậy, với bản khắc Trường Thịnh Đường, thì chữ "đan
thanh" 丹 青" được dịch ra chữ nôm là "vẽ ".
Nghĩa
thật rõ ràng, không có gì cần bãi cãi thêm.
Tuy
vậy, có một số bản nôm Chinh Phụ Ngâm khác, như các bản:
-
Chinh Phụ Ngâm Khúc 征 婦 吟 曲 của "Đại Học Thư Lâm 大 學 書 林
in ở bên Nhật, (Do giáo sư Nguyễn Đình Hòa tặng tôi)
-Tân San Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm Từ
Khúc 新 刊 征 婦 吟 演 音 徐 曲, do nhà Chính Trực Đường khắc năm Gia
Long Thập Tứ Niên Cốc Nguyệt Cát Nhật, tức năm ất hợi 1815, sau khi Gia
Long lên ngôi hoàng đế được 14 năm (Bản này được giáo sư Lê Hữu Mục
và Phạm Thị Nhung gọi là bản nôm Huế ).
-Chinh Phụ Ngâm Diễn Ca 征 婦 吟 演 哥, (Bản viết tay, không ghi ai viết, có
nhiều chữ bị mất, chữ viết đá thảo, in trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Vân Bình Tôn
Thất Lương dẫn giải và chú thich, do nhà xuất bản Tân Việt in lần thứ năm).
Thì hai câu thơ chữ Hán trên đây lại được
dịch nôm như sau :
Chinh phu tử sĩ
mấy người
Nào ai mạc mặt
nào ai gọi hồn.
Theo bản Tân San Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm
Từ Khúc và bản "Đại Học Thư Lâm, cụm từ "mạc mặt" được viết như
dưới đây :
Trong khi đó, bản nôm viết tay thì cụm từ
"mạc mặt" lại được viết :
Cụm từ "mạc mặt" trên đây, được
các tác giả giải thích ra quốc ngữ là "vẽ mặt".
Ngoài ra, đồng với quan điểm giải thích
này, trong bản "Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo" in năm 1953, một tác phẩm giá
trị và nghiên cứu công phu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, cũng giải thích "mạc"
có nghĩa là "vẽ", nhưng tác giả lại chỉ in có bản chữ Hán, mà thiếu bản
nôm mà tác giả đã xử dùng để phiên âm ra quốc ngữ, thành thử người đọc không được
biết chữ "mạc" viết cách nào .
Nay nhân gặp dip, tôi mới có cơ hội tìm
hiểu thêm ý nghĩa của ba chữ 漠 , 莫 ,
và trên đây.
B-Tìm
hiểu nghĩa của chữ 漠 (đọc mạc).
Mạc vừa là chữ Hán vừa là chữ Nôm.
a - Mạc 漠, là chữ Hán.
Trước hết chữ mạc 漠 là chữ Hán. Cuốn Cồ Hán Ngữ
Tự Điển của nhà Thương Vụ Ấn Thư Qúan, giải thich chữ mạc 漠 thuộc lọai hình thanh tự, lấy hình
phù là "thủy 氵" biểu thị
những gì liên quan đến nước, hoặc như nước chẩy, còn thanh phù là
"mạc 莫".
Từ điển Từ Nguyên chỉ ra cách đọc chữ 漠 theo lối phiên thiết là
"mộ các thiết, đạc vận"
Mạc 漠 có các nghĩa:
1-Nghĩa gốc của chữ "mạc 漠" là sa mạc , tức vùng đất có lưu
sa, cát bay theo gió thổi, ở miền bắc Trung Quốc. Như Mạc Bắc là vùng sa mạc ở
cao nguyên Mông Cổ
2-Mạc 漠 còn có nghĩa là mênh mông bao la .
Như quảng mạc.
3-Mạc 漠 còn có nghĩa là lãnh đạm, không
chú ý. Như trong thành ngữ "mạc bất quan tâm 漠 不 關 心", hình dung thái độ lãnh đạm đối với
người hay sự vật, không hề chú tâm đến một chút nào.
Chữ "mạc 漠" kết hợp với các chữ Hán khác tạo
ra các cụm từ như:
lãnh
mạc 冷 漠,
hoang
mạc 荒 漠,
đạm
mạc 淡 漠,
quảng
mạc 廣 漠
lạc
mạc 落 漠,
mạc
bắc 漠 北
mạc
bạc 漠 泊
b - Mạc 漠, là chữ Nôm.
Theo học giả Đào Duy Anh, trong các cách
thức cấu tạo chữ Nôm, có cách được gọi là giả tá, tức mượn âm chữ Hán, đọc theo
Hán Việt, để biểu hiện những từ Nôm đồng âm mà không đồng nghĩa.
1-Như chữ "tốt 卒" chữ Hán (âm Hán Việt) có nghĩa là
binh lính, nôm thì lại có nghĩa là "tốt lành".
Cũng theo cách giả tá này, chữ Nôm mượn
âm Hán của hai chữ mạc 漠 và mạc 莫(đọc theo âm Hán Việt) biểu thị chữ Việt
đồng âm mà không đồng nghĩa, như trong những cụm từ :
làng mạc, trận mạc, họ mạc, mộc mạc, mặt mạc, miễu mạc... Chữ "mạc"
trong các cụm từ nôm này vô thực nghĩa, chỉ đóng vai trò của một tiếp vĩ ngữ để
nhấn mạnh âm đứng đằng trước nó, mà không mang một ý nghĩa nào cả. .
2-Sau nữa, chữ "mạc 漠" đọc trại đi, để đọc là
"mác", biểu thị âm "mác 漠", trong cụm từ "man
mác 蠻 漠" , như trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du có câu :
花 鱩 蛮 漠 別 纙 衛 兜
Hoa trôi man mác biết là về đâu".
Đúng ra trôi trong trôi chẩy phải được
viết bằng hai chữ thủy +lôi=氵+雷". Còn trôi 鱩 có nghĩa là cá trôi, chúng tôi mượn
tạm để viết
Cụm từ man mác được Đào Duy Anh giải
thích là tản mạn, hình dung có nhiều vật gì rải rác trên một khỏang
rộng, không tập trung).
C-Tìm
hiểu nghĩa của chữ "莫"
(đọc mạc)
Cũng như chữ "mạc 漠 ", chữ "mạc 莫 " vừa là Hán vừa là Nôm.
a - Mạc 莫 là chữ Hán.
Theo Thực Dụng Trung Y Tự Điển 實 用 中 醫 字 典 ấn hành năm 2001, thì chữ mạc
"莫 " là
một chữ hội ý. Giáp cốt văn ghi chữ này thành ba phần. Phần trên
cùng là chữ "thảo 艸 ",
trung gian là chữ "nhật 日",
bên dưới lại là chữ "thảo 艸 ", sau thay đổi dạng thành
chữ "đại 大", mô tả trạng
thái mặt trời lặn giữa đám cỏ cây.
Sách "Thuyết Văn Giải Tự" của
Hứa Thận, đời Đông Hán, giải nghĩa chữ mạc 莫 là "日且 暝 也 nhật thả minh dã - Nghiã là ngày sắp
tối, tức lúc mặt trời sắp lặn, vì thế, sau viết thành 暮, "đọc mộ".
Về cách đọc, Từ Nguyên chỉ cách đọc theo
lối phiên thiết là :"mộ các thiết, đạc vận 慕 各 切 鐸 韻"
Ngoài nghĩa gốc ở trên, chữ "mạc 莫" còn có một số nghĩa khác như dưới
đây:
-Không ai, không có gì, dùng làm phó từ.
Như "Mạc danh kỳ diệu 莫 名 其 妙-Không ai có thể nói được chỗ kỳ diệu ấy"
-Có nghĩa là không, dùng trong câu phủ định.
Như "Aí mạc năng trợ 愛 莫 能 助 -Muốn giúp mà không giúp được.
-Có nghĩa là có lẽ là, ước chừng, biểu
thị sự suy đóan. Như mạc phi 莫 非
-Có nghĩa là họ Mạc.
-Có nghĩa là rất. Như "mạc đại 莫 大-rất lớn"
-Có nghĩa là đừng, chớ, dùng trong câu
khuyên ngăn, cấm đóan. Như "Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ 莫 愁 前 路 無 知 己 Đừng có lo sau này không có người
tri kỷ.
-Thông dụng với chữ mạc 瘼, 莫
-Thông dụng như chữ 謨 (đọc mô), có nghĩa là mưu mô.
b-Mạc 莫, là chữ Nôm.
Cũng như trường hợp chư "mạc 漠", Nôm mượn âm Hán Việt của chữ mạc莫 này để ghi âm "mạc"
trong các cụm từ như :
-
làng mạc 廊 莫 (J. L Taberd)
-
miễu mạc 庙 莫(J. L Taberd)
-
họ mạc 户 莫 ...( J. L Tarberd)
-trận
mạc 陣 莫
Ngoài ra mạc 莫 được đọc trại ra thành
"mác" để biểu thị âm "mác" trong các cụm từ
"chếch
mác 隻 莫, "có nghĩa là tản mạn ,
buồn bực quá chừng (Pigneau de Béhaine)
"man
mác 蠻 莫" có nghĩa là tản mạn, có nhiều lo
toan (Pigneau de Béhaine).
D-Tìm hiểu nghĩa của chữ (đọc
mặt)
Chữ
"mặt "là một âm thuần Việt, không phải là một chữ Hán, được cấu tạo
theo lối hình thanh, bởi hai thành tố chữ Hán :末+ 面 = -
( mạt + diện = mặt. )
1-Chữ
Mặt , theo các từ điển Việt Nam giải thích thì là phần trước của đầu, và gồm
mắt, mũi, mồm Như trong Truyện Kiều có câu :
Mặt
mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng
2-Nhưng người ta cũng dùng chữ mặt để chỉ
những vật gì có hình dáng tròn và phẳng, như :
mặt trăng
mặt trời
mặt đất 坦
mặt hồ 湖.
3-Chỉ chiều hướng, như
- mặt phải mặt trái 沛 債.
4-Mặt còn là lượng từ, dùng để đếm. Như:
- Chị tôi có bốn mặt con với anh ấy
"
5-Tên một lọai cây gọi là :
-cây mặt giăng
-cây mặt giời
6-Theo Vũ Văn Kính thì "mặt",
theo giả tá nôm còn đọc là mặc.
E-
"Mạc" có nghĩa là "vẽ".
Sau hơn một tuần lễ "ngao du"
trong đống thư tịch hán nôm và những tự điển rách nát, cũ kỹ của mình, nhưng vì
khả năng hạn hẹp, và tài liệu ít ỏi, tôi chỉ lượm lặt được một số nghĩa có liên
quan đến hai chữ 漠 và 莫 mà tôi đã mạn phép trình trên đây,
chỉ tiếc rằng đã không tìm thêm được câu văn nào có chữ "mạc 莫 "với nghĩa là vẽ, để giải
đáp thỏa đáng cho câu hỏi quyến rũ đã đặt ra.
Dầu vậy, không thể vì thế mà khẳng định
rằng hai chữ "mạc 莫 và 漠" không có nghĩa là "vẽ"
được.
Thật ra, trong cuốn "Gíup đọc Nôm
và Hán Việt", của Linh Mục Trần Văn Kiệm, một tác phẩm công phu và giá trị,
người ta có thể tìm thấy hai chữ "mạc" , viết là :
瘼 và 抹
được tác giả giải thích là vẽ, và nêu ra
thí dụ :
Nào
ai mạc mặt nào ai gọi hồn.
Tiếc rằng tác giả không chua
rõ chữ 瘼, và 抹, đã được trích từ bản nôm
Chinh Phụ Ngâm năm nào.
Hai chữ mạc này cũng đều là chữ Hán đọc
theo âm Hán Việt.
Chữ mạc 瘼, có nghĩa là sự khổ sở, bệnh hoạn. Còn
chữ mạc 抹, là một chữ thuộc
lọai đa âm tự, và ta quen đọc là mạt, có nghĩa xoa bôi, xóa bỏ, như mạt phấn 抹 粉, mạt tường 抹 墻.
Mà theo cách cấu tạo giả tá về chữ nôm,
người ta có thể mượn âm Hán Việt của một chữ Hán, để tạo một chữ nôm đồng âm,
nhưng vì không có qui định thống nhất phải dùng chữ Hán
nào để có một chữ nôm tương ứng. Thành thử xẩy ra tình trạng có một chữ nôm,
cùng một âm, cùng một nghĩa, có thể được viết bằng nhiều chữ Hán khác nhau. Như
trường hợp chữ "mạc" là vẽ vậy, khiến cho sau này hậu thế gặp nhiều
khó khăn khi tìm nghĩa của một chữ nôm cổ đã không dùng nữa.
Đó cũng là trường hợp của cụm từ quen đọc
là "cổ lục" ở câu thứ 7 của Truyện Kiều:
風 情 固 錄 群 傳 史 撐
Phong
tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Thật ra, trong các bản nôm Truyện Kiều
được lưu hành rộng rãi như các bản:
1-Liễu
Văn Đường
2-Văn
Nguyên Đường.
3-Quảng
Văn Đường
4-Phúc
Văn Đường
5-Abel
des Michels.
6-Thúy
Kiều Truyện Tường Chú.
7-Kim
Vân Kiều Chú.
Thì tám chữ trong câu 7 trên đây không hề
có chữ nào đọc là cổ 古 cả, còn
hai chữ người ta quen đọc là "cổ lục" này đều khắc bằng
hai chữ Hán là "cố lục 固 錄".
Chữ 固 âm Hán Việt đọc là cố (cố định, cố
thể), nôm đọc là có (có vợ có con, có khi có lúc).
Chữ 錄 âm Hán Việt đọc là lục (mục lục,
sao lục)
Theo bản Kiều phiên âm lần đầu tiên ra
quốc ngữ năm 1875 của học giả Trương Vĩnh Ký thì câu số 7 này đã được phiên âm
là :
Phong
tình có lúc còn truyền sử xanh
Đọc là "có lúc", sẽ hợp với
văn cảnh hơn. (Truỵên "phong tình" tức truyện trai gái yêu đương,
cũng có lúc được ghi vào sử xanh).
Âm "lúc" của tiếng Việt, thường
được viết theo cách giả tá bằng chữ Hán là lục 六, thì cũng có thể viết bằng một chữ Hán
khác cũng âm là lục 錄.
Tuy vậy, tôi không thể khẳng định rằng
"có lúc" là hoàn toàn đúng, và "cổ lục" là hòan toàn sai,
vì gần đây có hai bản nôm Truyện Kiều viết tay mới được tìm thấy, một của Lâm Nọa
Phu (chép năm 1870) và một của Tăng Hữu Ứng(chép năm 1874), cho biết là hai chữ
quen đọc đó viết là "cổ lục 古 錄".
Như thế, đứng về văn bản học, bản chép
tay của Lâm Nọa Phu ra đời sau bản Liễu Văn Đường –Nghệ An bốn năm, chúng ta sẽ
phải trọn lựa văn bản nào trong hai văn bản trên đây để làm tiêu chuẩn nghiên cứu
?
Vậy xin ghi ra đây để tồn nghi.
Ngoài ra, trong các từ điển của Gustave
Hue, của Eugène Gouin, ...người ta có thể tìm được những chữ "mạc"
với nghĩa là "peindre" (vẽ), nhưng viết một cách khác.
Gustave Hue thì viết là : 貌
Còn Eugène Gouin là : 藐
Cả hai chữ trên đây đều là chữ Hán, âm
Hán Việt đọc là "mạo" có nghĩa là diện mạo 面 貌. Tôi không rõ hai chữ mạo trên
đây tại sao lại được đọc là mạc? Phải chăng những chữ này cũng thuộc
lọai đa âm tự và có một âm là mạc chăng.
D-
Mạc mặt và Lăng Yên Các.
Mạc mặt có nghĩa là vẽ hình mặt.
Ở nguyên bản chữ Hán của
Chinh Phụ Ngâm câu 447 ghi :
凌 煙 閣 兮 秦 叔 寶
Lăng yên các hề Tần Thúc Bảo
Lăng Yên Các là tên một điện các nằm
trong Thái Cực Cung ở kinh đô Trường An đời Đường. Sách "Cựu Đường
Thư-Thái Tông Kỷ", ghi rằng vào tháng hai năm Trinh Quan thập thất niên, tức
năm 643, Đường Thái Tông Lý Thế Dân, người đã có công tạo dựng lên một đế quốc
cường thịnh, rộng lớn bậc nhất lịch sử Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6, tức vương
triều nhà Đường, từng sai họa sĩ tài danh đương thời là Dương Lập Bổn vẽ hình
hai mươi bốn vị công thần theo phò Lý Thế Dân, như Trưởng Tôn Vô Kỵ, Đỗ Như Hối,
Ngụy Trưng, Lý Tĩnh, Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim...đem treo ở Lăng Yên Các để
ghi nhớ công lao của họ.
Tần Thúc Bảo là một tướng lãnh đời sơ Đường,
tên thật là Quỳnh, tự là Thúc Bảo, người Tề Châu Lịch Thành. Cuối đời nhà Tùy,
Tần Thúc Bảo theo Trương Tu Đà trấn áp các cuội nổi dậy của Lý Mật và Lư Minh
Nguỵêt. Sau khi Trương Tu Đà chết, Tần Thúc Bảo lại theo về với Lý Mật, được Mật
dùng làm Trướng Nội Phiêu Kỵ. Sau khi Lý Mật bị bại trận, Tần Thúc Bảo bị Vương
Thế Sung bắt, ít lâu sau thì hàng Đường, theo Lý Thế Dân, được Lý Thế Dân dùng
làm Mã Quân Tổng Qủan, đánh bại được Tống Kim Cương, Vương Thế Sung, rồi trấn
áp đuợc các cuộc nổi dậy của Đậu Kiến Đức và Lưu Hắc Đạt, làm quan đến chức Tả
Võ Vệ Đại Tướng Quân.
Tần Thúc Bảo còn được người Tầu tôn thờ
là Môn Thần, thần canh giữ cửa, khu tà và trừ ác. Người ta thường thấy tượng của
ông cùng với tượng của Uất Trì Kính Đức đứng trấn giữ ở ngoài cửa đền
đài, lầu các và thường được mệnh danh là "Môn Thần Nhị Tướng Quân".
Nguyên có giai thoại về Tần Thúc Bảo, kể rằng:
"Đường Thái Tôn Lý Thế Dân, ban đêm
không ngủ được, thường nghe tiếng gạch ngói ném trên nóc nhà, tiếng ma quỉ gào
thét, thì lấy làm sợ, mới đem truyện hỏi các đại thần, thì Tần Thúc Bảo xuất
ban tâu:
-Thần bình sinh giết người như cắt cỏ,
thây tích nhiều như kiến, lẽ nào lại sợ ma quỉ? Xin bệ hạ cho thần cùng với
Kính Đức mang khí giới đứng canh ngoài cửa.
Đường Thái Tôn chuẩn tấu. Qủa nhiên ban
đêm không còn nghe tiếng quỉ hú nữa. Đường Thái Tôn lấy làm mừng , bèn sai hoạ
công vẽ hình Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung treo ở hai bên tả hữu ngoài cửa cung
điện. Và đích thân Đường Thái Tôn viết hai câu đối ca tụng:
雙 銅 打 出 唐 世 界
單 鞭 撐 住 李 乾 坤
Song đồng đả xuất Đường thế giới
Đơn tiên sanh chú Lý Càn khôn.
Riêng tôi, hồi bé ham đọc truyện Tầu,
trong chiến tranh thường trốn mẹ tôi sang làng Lương Đường, quê cụ Phạm Quỳnh,
mượn người quen cuốn Thuyết Đường in bằng giấy gió về đọc.
Trong truyện kể Tần Thúc Bảo có xước hiệu
là "Trại Chuyên Chư", nhà nghèo, mồ côi cha, làm chân bổ khoái ở huyện
Lịch Thành, có ngón đòn Kim Gỉan tổ truyền thần sầu quỷ khốc, nặng một trăm ba
mươi cân, lợi hại không thua gì ngón hồi mã thương của La Thành, lấy đầu địch nhân
nhanh như lấy khăn trong túi. Tần Thúc Bảo từng sáp huyết ăn thề kết giao với bọn
lục lâm hào kiệt, trừ gian diệt ác, cứu khốn phò nguy, như Trình Giảo Kim, Từ Mậu
Công, Lý Tích, Ngụy Trưng rồi cùng họ phò giúp Lý Thế Dân dựng lên nghiệp đế,
lưu danh muôn thuở. Nhiều chi tiết trong truỵên tôi đã quên, nhưng còn nhớ mãi
cảnh tác giả mô tả Tần Thúc Bảo khảng khái, không sợ liên lụy, chuốc
rượu tế sống người bạn kết nghĩa là Đan Hùng Tín, để đưa tiễn Tín lên đọan đầu
đài, mà trong tuồng Tàu thường có vở gọi là "Tống Tửu Đan Hùng Tín".
…
20-9-2006
Phạm Xuân Hy.