Thursday, July 27, 2017
Bài Thơ Nhớ. Sóng Việt Đàm Giang
Nhớ Em
Sóng Việt Đàm Giang
Em xa rồi trong chiều mưa tháng sáu
Mưa hắt hiu sầu kéo nặng bài thơ
Ngẩn ngơ viết dăm hàng buồn man mác
Tìm dấu yêu giữa heo hút bơ vơ
Chưa qua mùa mà chim di đã hối
Đường Em đi gió lộng ở đâu về
Ngày chưa hết sao trời đà che lối
Cơn mưa nhớ lại cuối dốc gọi mê
Những vô tình và bao lần Em dỗi
Theo thời gian nhanh vút đến quên ngày
Chiều hoang vu nay còn ai bắt lỗi
Đếm nhớ thương không kể hết bàn tay
Nhớ Em hoài, anh ngồi bên quán nhớ
Ướp trà hương chan kỷ niệm yêu nhau
Nước trong lành là tình yêu anh đó.
Đang chờ Em mang nắng ngọt về mau.
Remembering
Sóng Việt Đàm Giang
You had left me one rainy evening in June
The morose rain weighs heavily on the lyrics
My soul’s lost as I am writing a few lines
To remember our shared love in the wilderness.
The birds are hurrying south as the season’s not yet over
Wild gusts of wind are sweeping the road you walked
The sky darkens as the day hardly ends
And the rain brings back the memories.
I remember the many flashes of your anger
Which dissipated as time flew that erased the day
On this desolated evening who else could I blame
As I count our love memories with endless fingerings.
I miss you longingly as I sit in the roadside hub
Cherishing a scented cup of tea symbol of our love
My true love is reflected in the pure limpid liquid
Nurturing the hope of a hearty reconciliation.
Quoc Sung
Un doux souvenir
Sóng Việt Đàm Giang
Tu m’a quitté un soir de Juin pluvieux
La pluie triste pèse lourdement sur les vers
Comme j’écris ces lignes, mon âme se perd
Dans le souvenir de nos amours tumultueux.
Les oiseaux s’enfuient alors que la saison bat son plein
Le ciel soudain s’assombrit en plein jour
Des vents turbulents balayent sauvagement ton chemin
Et la pluie rappelle les souvenirs tour à tour.
Je me souviens de mon inconscience et tes sautes d’humeur
Lesquelles, fugaces, disparaissent comme le temps effaçant le jour
Au sein de cette nuit désolée à qui pourrais-je faire des reproches
Tout en comptant sans fin sur mes doigts nos souvenirs d’amour?
Assis dans une cabane au bord du chemin, je ressens ton absence
Je savoure une tasse de thé parfumé, symbole de notre passion
Mon amour se réflète dans l’eau limpide lancinante
De plein coeur je nourris l’espoir d’une réconciliation.
Quoc Sung
Metro Paris. France
CHUYỆN “MÉTRO” PARIS
Paris nổi tiếng là thành phố có mật độ đi lại cao, đồng thời có một mạng lưới giao thông công cộng thuận tiện. Hệ thống tàu điện ngầm Paris và vùng phụ cận hiện được đánh giá là nổi tiếng nhất thế giới, sánh ngang với thủ đô Luân Đôn và thành phố New York.
Với tổng chiều dài 213 km, hàng năm có khoảng 1,4 tỉ lượt người sử dụng mạng lưới tàu điện ngầm được xây dựng từ hơn một thế kỷ. Ngay từ đầu thế kỷ XX, tàu điện ngầm là phương tiện đi rất phổ biến, gắn liền với tầng lớp công nhân Paris, giúp họ tới công xưởng hay nhà máy tập trung chủ yếu trong thành phố. Tới đầu thập niên 1970, tàu điện ngầm trở thành hình ảnh gắn liền với nhịp sống nhanh và buồn tẻ, với khẩu hiệu cho tới giờ vẫn phổ biến : « métro, boulot, dodo » (tàu điện, công việc, giấc ngủ).
Hơn 100 năm lịch sử hệ thống métro Paris
Phải nói rằng, nếu không có Haussmann thì sẽ không có tàu điện ngầm. Trong khoảng thời gian từ 1865-1869, Nam tước Georges Eugène Haussmann (1809-1891), lúc đó là tỉnh trưởng vùng Seine (Paris ngày nay), quy hoạch lại toàn bộ thành phố như hình ảnh Paris ngày nay, với các trục đường lớn và không gian sống thoáng đãng hơn. Nhờ vậy mà các tuyến tàu điện ngầm mới được xây dưới lòng những con phố và đại lộ lớn.
Vào cuối thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX, điều kiện giao thông tại Paris xuống cấp, trong khi đó, số lượng xe hơi tăng nhanh hơn. Ngoài ra, Paris đăng cai tổ chức cuộc Triển lãm Hoàn cầu năm 1900. Tất cả những yếu tố trên buộc thành phố Paris phải nghĩ tới dự án xây ựng một hệ thống giao thông ngầm. Kỹ sư cầu đường Fulgence Bienvenüe, tốt nghiệp trường đại học Giao Thông nổi tiếng của Pháp, là người thực hiện dự án được Hội đồng thành phố Paris thông qua ngày 09/07/1897. Sau này, tên của ông được đặt cho một bến tàu điện ngầm lớn, Montparnasse-Bienvenüe, dẫn tới nhà ga Montparnasse, nằm ở quận 14 của Paris.
Công trường được khởi công ngày 04/10/1898, theo thoả thuận được ký kết giữa chính quyền thành phố và Công ty Đường xe điện ngầm Paris (CPM).
Tuyến đầu tiên, đường số 1 (màu vàng), chưa có kỹ thuật khoan ngầm nên được xây hoàn toàn lộ thiên. Được khánh thành ngày 19/07/1900, chạy xuyên Paris theo hướng Đông-Tây, tuyến số 1 đi qua các khu vực thi đấu của Thế Vận Hội mùa hè được tổ chức tại khu rừng Vincennes (phía đông Paris).
Người dân Paris nhanh chóng “mê” loại hình phương tiện giao thông mới này. Ngay năm 1901, Fulgence Bienvenüe đưa ra tham vọng xây dựng cả một mạng lưới tàu điện ngầm để bất kỳ địa điểm nào trong Paris không cách một bến tàu điện quá 500 mét. Các tuyến lần lượt ra đời và được đánh số theo thứ tự thời gian hoàn thành.
Hệ thống tàu điện ngầm Paris được xây dựng trong một khoảng thời gian kỷ lục, từ 1898 đến 1914. Năm 1910, sáu tuyến đường métro đầu tiên được đưa vào phục vụ công chúng. Cho tới trước Thế Chiến thứ nhất, mạng lưới dài 91 km, gồm 10 tuyến đường và chuyên chở 467 triệu lượt người. Trong những năm 1920, dân cư sống tại các khu vực ven đô Paris tăng nhanh hơn nên mạng lưới tàu điện ngầm đã được nối dài tới một số thành phố nằm ở ngoại ô (như các tuyến 1, 9, 12).
Trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, dù thường xuyên thiếu điện, rất nhiều tuyến vẫn được kéo dài. Tuy nhiên, các trận oanh kích đã phá hủy nặng nề hệ thống tàu điện ngầm và buộc thành phố phải đầu tư trùng tu sau khi chiến tranh kết thúc, dưới sự chỉ đạo của Sở quản lý Vận tải được thành lập theo một đạo luật ký ngày 21/03/1948.
Sau gần 20 năm ngừng phát triển, chính quyền thành phố mới nhận ra vai trò quan trọng của hệ thống giao thông đường sắt ngầm. Mọi hoạt động mở rộng được nối lại từ năm 1971 cho phép hình thành mạng lưới métro như hiện nay.
Năm 1998, một sự kiện mới đánh dấu lịch sử métro Paris. Tuyến 14 là tuyến cuối cùng được khánh thành và là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới hoàn toàn tự động, không người lái. An toàn cho hành khách trên ke chờ cũng được đảm bảo hơn nhờ hệ thống cửa tự động. Trong tương lai gần, vào khoảng trước năm 2040, dự án ‘Tầu điện Paris mở rộng’ (Métro du Grand Paris) sẽ được hoàn thành. 155 km đường sắt mới, giao với các tuyến đường đang tồn tại, cho phép hàng chục nghìn người dân Paris và các vùng phụ cận tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi lại, và đi được xa hơn.
Dĩ nhiên là vé tầu điện ngầm xuất hiện ngay từ khi tuyến số 1 đi vào hoạt động. Ngay ngày đầu tiên đã bán được 30.000 vé với mức giá 15 xu/vé hạng hai. Chỉ riêng năm 1900, đã có 17 triệu lượt khách sử dụng tuyến đường này. Trước khi hệ thống kiểm tra vé tự động được đưa vào sử dụng năm 1973, tại lối vào tàu điện luôn có nhân viên soát vé đứng ở cửa để bấm vé.
Tàu điện ngầm Paris là hệ thống duy nhất trên thế giới được chia thành hai hạng, « hạng nhất » và hạng bình dân, và duy trì cho tới tận cuối năm 1991. Vào thời điểm đó, cả đoàn tầu luôn có một toa gần như không có người, trong khi đó ở các toa khác, người đứng sát nhau như « cá hộp » vào giờ cao điểm.
Một số bí mật về tàu điện ngầm Paris
Hầu hết tường và trần của các bến métro đều được lát gạch men vuông màu trắng vì chúng phản quang. Trước đây, hệ thống chiếu sáng rất yếu, cứ cách 5 mét mới có một bóng đèn 15 watt nên cần một lớp phủ tường đặc biệt để không mất ánh sáng.
Độ sâu trung bình của métro là từ 4 đến 12 mét. Thế nhưng, một số bến có độ sâu tới gần 32 mét, như dưới lòng đồi Chaumont (Buttes Chaumont), ở quận 19, phía bắc Paris.
Từ đường số 1 tới 11 là do thành phố Paris xây dựng. Để nối hai bến Cité và Saint-Michel trên tuyến số 4, nằm ở hai bên bờ sông Seine, kiến trúc sư Léon Chagnaud đã cho làm một đường hầm lớn bằng nhờ các giếng chìm bằng kim loại, dài từ 20-40 mét. Các đường ống này được lắp ráp trên bờ, sau đó lần lượt được chôn dưới lòng sông. Quá trình thực hiện ly kỳ nên thu hút rất nhiều ánh mắt tò mò. Để có thể khoan được đường hầm nối hai trạm tàu điện, nằm sâu 15 mét dưới lòng sông Seine, các kỹ sư đã cho đóng băng toàn bộ khu đất xung quanh ở nhiệt độ -24°C nhờ loại muối clorua canxi.
Các tuyến 12 và 13 là do tư nhân đầu tư, đó là kĩ sư Berlier. Có thể dễ dàng nhận ra được các tuyến đường của ông nhờ những dấu hiệu sau : Khung viền của các tấm quảng cáo lớn gắn trên tường được lát bằng gạch men nâu, điểm xuyết một vài viên gạch có chữ N và chữ S lồng vào nhau để đánh dấu tuyến đường Bắc (Nord) Nam (Sud). Các tuyến đường của ông là những tuyến đầu tiên có các họa tiết trang trí.
Tất cả tầu điện đều được tự động hoá từ năm 1960. Công việc duy nhất hiện nay của người lái tàu là đóng và mở cửa. Tuy nhiên, vì lý do an toàn và để tránh mất thói quen, họ phải tự lái mỗi ngày ít nhất một lần. Các toa tàu màu xanh mà chúng ta thấy trên tuyến số 6 hay số 12 ngày nay có từ năm 1967.
Trước đây, tại các bến tầu điện ngầm đường số 3 (Gallieni-Pont de Levallois) và số 9 (Mairie de Montreuil-Pont de Sèvres), người ta thường nghe thấy tiếng dế kêu. Nhưng hiện nay, khó tìm lại được tiếng của chúng vì một trong những lý do là RATP đã đổ bê tông thay vì dùng đá balat để cố định đường ray nên các chú dế không còn tổ ấm với nhiệt độ chừng 34°C.
Thiết kế trang trí lối xuống đặc trưng của Guimard
Năm 1899, kiến trúc sư Hector Guimard (1867-1940), đồng thời là nhà thiết kế, được giao xây dựng lối lên xuống bến tàu điện ngầm. Ông phát minh bốn kiểu lối dẫn xuống tàu điện ngầm theo phong cách « Nghệ thuật mới » (Art nouveau) gồm : nhà ga nhỏ (mini-gare, hiện không còn), nhà nhỏ (édicule), các lối xuống có mái che với hàng rào xung quanh hay chỉ đơn thuần là lan can bao quanh lối xuống không có mái che. Riêng kiểu « nhà nhỏ », ông lại chia thành hai loại : mẫu A là một cấu trúc có bốn trụ chống đỡ, mái che lợp kính hình bầu dục ; mẫu B có dạng cổng tròn bằng gang có hai chân, trên gắn biển « Métropolitain » (tên viết đầy đủ của métro).
Năm 1908, Công ty đường sắt Paris (Compagnie métropolitaine de Paris, CMP) tháo dỡ hàng rào cầu thang xuống tại trạm Franklin D. Roosevelt (nằm trên đại lộ Champs-Elysées) vì cho rằng quá cồng kềnh và mẫu mã không phù hợp. Tuy nhiên, sau khi cho tháo dỡ quá nhiều mái che, công ty bắt đầu gặp phải sự phản đối của người dân muốn bảo vệ di sản Guimard. Vì vậy, theo một nghị định ngày 25/05/1965, bẩy bến tàu điện ngầm được đưa vào danh sách di sản lịch sử cần được bảo vệ, gồm bến Cité (tầu 4, giữa lòng Paris), Porte Dauphine (tầu 2), Hôtel de Ville (tầu 2), Pigalle (tầu 2), Ternes (tầu 2), Tuileries (tầu 1) và Château d’Eau (tầu 4).
Tới ngày 29/05/1978, một nghị định khác quy định tất cả các lối xuống do kiến trúc sư Guimard thực hiện đều được ghi vào danh sách bảo tồn, gồm 87 hàng rào và 3 nhà có mái che (Porte Dauphine, Chatelet và Abbesses (nhà cũ từ bến Hôtel de Ville chuyển sang)).
Công ty quản lý hệ thống đường sắt Paris ngày nay, RATP, là chủ sở hữu những khuôn đúc các hoạ tiết và biển chỉ của Guimard. Nhiều bản sao đã được đúc để tặng một số thành phố lớn trên thế giới như Montréal, New York, Lisboa và Mehicô.
Những bến tàu điện ngầm đẹp nhất Paris
Chỉ vào năm 1968, ý tưởng « bến tàu văn hoá » mới ra đời với sự ủng hộ của André Malraux. Ông vừa là nhà văn và là một chính trị gia, phụ trách về lĩnh vực văn hoá của chính phủ. Dần dần, các bến tàu điện ngầm không chỉ còn là những điểm qua lại thông thường, mà là nơi truyền tải lịch sử Paris.
Bến Arts et Métiers, trên tuyến 11, lấy cảm hứng từ cách trang trí của Bảo tàng Nghệ thuật và Nghề nghiệp (Musée des Arts et Métiers) chuyên trưng bày các loại hình sáng tạo kỹ thuật và công nghệ. Đây là một trong những trạm khiến hành khách ngạc nhiên nhất, vì hoàn toàn được lát bằng ván đồng ghép chặt với nhau bằng đinh tán và được trang trí với những mô hình cửa tàu ngầm Nautilus lấy cảm hứng từ phim 20 vạn dặm dưới đáy biển của Jules Verne.
Bến Concorde, trên đường 12, chứa đầy lịch sử. Trên bức tường của bến này là bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, khai sinh nước Cộng hoà Pháp. Mỗi viên gạch lát ghi một chữ cái và không hề có một dấu chấm hay dấu phẩy nào.
Mái che tại bến Palais-Royal-Musée du Louvre, tuyến 1 và 7, lối lên xuống dẫn tới quảng trường Colette, mang một phong cách hoàn toàn độc đáo, được nghệ sĩ Jean-Michel Othoniel thực hiện nhân kỷ niệm métro Paris tròn 100 tuổi. Tác phẩm nghệ thuật được gắn từ những quả cầu thuỷ tinh lớn đầy màu sắc tạo nên như một ki-ốt nhỏ sặc sỡ và phá cách. Vì vậy, tác phẩm còn được gọi là « Ki-ốt của những người về đêm » (Kiosque des Noctambules).
Cũng giống như thời kỳ đầu phong cách nghệ thuật mới của Guimard, kiểu dáng trên cũng là chủ đề tranh luận và đàm tiếu vì phá vỡ nét cổ điển sang trọng của khu phố với những công trình nổi tiếng như Nhà hát kịch Pháp, Hội đồng Lập hiến, bảo tàng Louvre hay Hoàng cung…
Tại trạm Bastille, ke của tuyến đường số 1 được trang trí bằng những phù điêu thuật lại những sự kiện quan trọng của cuộc Cách mạng Pháp, từ thời kỳ phôi thai tới ngày cướp ngục Bastille. Ngoài ra, trên ke tuyến số 5, vẫn còn lưu lại một số vết tích thành cổ.
Cảnh đẹp hút hồn nhất Paris có thể chiêm ngưỡng được từ métro là đoạn giữa hai trạm Passy và Bir-Hakeim, dài 230 mét, trên đường số 6 dẫn tới tháp Eiffel. Đây là tuyến duy nhất không chạy hết dưới lòng đất mà phần lớn nằm trên cầu cao. Toàn cảnh tháp Eiffel, trước mặt là cây cầu Iéna và hai bờ sông Seine thơ mộng, hoà quyện với nhau tạo thành một bức tranh hữu tình huyền ảo.
Và những bến tàu… ma
Bên cạnh những bến métro đẹp nhất là những bến tàu điện ngầm bị bỏ hoang, được mệnh danh là « những bến tàu điện ma », vì không mở cửa đón khách.
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính phủ áp dụng chính sách giảm bớt tần suất phục vụ và chỉ khai thác 85 trạm, do một phần nhân viên được tổng động viên ra chiến trận. Những năm sau chiến tranh, phần lớn được mở cửa trở lại. Thế nhưng, nhiều bến không được sử dụng thường xuyên, hay quá gần với các bến lân cận nên vẫn bị ngừng hoạt động, còn một số bến khác thì được sử dụng vào mục đích khác hay biến mất theo thời gian.
Ba bến bị đóng cửa vĩnh viễn từ năm 1939 là Arsenal, Champ-de-Mars và Croix-Rouge. Bến Arsenal (nằm ngay cạnh Quai de la Rapée, tầu 5) được cải tạo thành trung tâm đào tạo kỹ thuật viên và kỹ sư điện. Còn bến Croix-Rouge được một nghệ sĩ biến thành bãi biển với những chiếc ghế dài vào những năm 1980.
Hai bến khác được mở cửa trở lại, song do ít hành khách nên đóng cửa là Porte des Lilas-Cinéma và một trong những lối xuống tại bến Invalides. Trạm Porte des Lilas-Cinéma được cho thuê để quay phim hay quảng cáo, trong đó nhiều cảnh trong bộ phim Amélie Poulain nổi tiếng cũng được quay tại đây.
Bến Saint-Martin được mở cửa trở lại sau Giải phóng và có đông người sử dụng vì nằm trên trục đường Grands Boulevards. Song do chỉ cách bến Strasbourg-Saint Denis chừng 100 mét, nên bến này vẫn bị đóng cửa vĩnh viễn. Hiện giờ, tổ chức từ thiện Armée du Salut (Đội quân cứu thế) đang sử dụng làm nơi ngủ nghỉ cho người vô gia cư.
Khoảng 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc, các bến Varenne, Rennes, Liège mới được mở cửa trở lại. Tới tận năm 2004 và 2006, các bến Rennes và Liège mới được mở cửa theo giờ bình thường như các tuyến khác, thay vì bị đóng cửa sau 20 giờ, cũng như hai ngày cuối tuần và các ngày lễ.
Trạm Cluny nổi tiếng cũng bị chìm trong quên lãng gần một nửa thế kỷ. Nhờ xây dựng ga tàu RER B Saint-Michel – Notre-Dame nên được mở cửa trở lại để nối với tuyến métro số 10 và được đặt tên Cluny-La Sorbonne.
Có hai bến được xây dựng, Porte Molitor-Murat và Haxo, nhưng chưa bao giờ đón một hành khách nào và không có lối lên mặt đường. Porte Molitor được xây dựng tại điểm giao giữa hai tuyến 9 và 10, để dẫn tới sân vận động Công viên các Hoàng tử (Parc des Princes) vào các buổi tối có sự kiện. Nhưng việc khai thác quá phức tạp nên dự án bị từ bỏ, vì thế các lối lên xuống không được xây dựng. Hiện giờ, bến này được dùng làm gara tàu. Một vài chuyến tàu đặc biệt cho phép thăm quan chúng cho tới năm 2007.
Theo RFI
Catégories : phương tiện giao thông công cộng tại Pháp, tàu điện ngầm tại Pháp
www.phap.fr/nghe-thuat-song-du-lich
Tuesday, July 11, 2017
Leaf-Footed Bug Nymph and Assassin Milkweed Bug Nymph. GNT
Côn Trùng: So Sánh Bọ Assassin Milkweed và Leaf-Footed.
Đàm Giang biên soạn.
Chụp hình côn trùng sâu bọ nhỏ qua macro cũng là một thích thú trong nhiếp ảnh. Đi công viên hay vườn cây cảnh nhà ai cũng ngắm hoa, ngắm cây và dán mặt, dán mắt đi tìm côn trùng sâu bọ trên cây trên lá để chụp hình.
Vài tháng trước, cô bạn trẻ NN có mang lên treang FB HAVN-H vài tấm hình con bọ thật bắt mắt, tôi có đi tìm xem tên nó là con bọ gì; bây giờ Google thật là phương tiện tuyệt vời để tìm hiểu những gì mà người đọc muốn biết.
Con bọ này nhìn thấy giống ấu trùng/con nhộng (nymph) của loài Milkweed Assassin bug nên tôi đã cho nó là Milkweed Assassin bug nymph.
Photos: Ngan Nguyen
Nhưng sau khi tôi được nhìn tận mắt, chụp hình ấu trùng/con nhộng (nymph) này và tìm hiểu lại thì mới biết nó là ấu trùng của loài Leaf-Footed bug.
Hai loài này có ấu trùng (giai đoạn chưa trưởng thành) với hình dạng và màu sắc tựa như nhau, nhưng khi biến thành con bọ có cánh thì hoàn toàn khác biệt.
Bản so sánh giữa ấu trùng của bọ có Chân Hình Lá và bọ Milkweed Giết trùng .
Bọ Milkweed Giết trùng là loại kiểm soát được những côn trùng như ruồi, muỗi, sâu, bọ cánh cứng loại ăn dưa, sâu bọ ăn mướp, v.v…Loại này rất có ích cho cây cảnh vườn tược.
Còn loại bọ có Chân Hình lá là loài không có ích, thường phá hoại nhiều loại cây ăn trái, loại cây chanh, cà chua, các loại cây dưa v.v…
Assassin MilkWeed bug nymph (Photos internet)
Leaf-Footed bug nymph (photos internet & GNT)
Ấu trùng của bọ Chân Hình Lá thường sống thành đoàn và thường xuất hiện ít nhất là hai con kề cận, các chân đều ngắn, đôi chân sau của nó có dạng như chiếc lá và khi nó trưởng thành thì chân sau có dạng lá càng rõ. Thân/bụng ngắn hơn, tròn hơn và trên lưng bụng có hai chấm đen.
Ấn trùng của bọ Milkweed Giết trùng thường thấy đơn độc, lặng lẽ đi tìm mồi để giết, chân nó thường dài hơn bọ Chân lá nhiều. Thân/bụng thon dài và trên phần bụng thường thấy ba chấm đen.
Bọ Leaf-Foot trưởng thành mầu nâu, dẹp, có đôi chân sau có phần giống như cái lá.
Bọ Assassin Milk Weed trưởng thành có mầu đen và cam, không thay đổi trừ đôi cánh.
Leaf-Footed bug Adult & Nymph (photos internet)
Assassin Milkweed bug, adult (photo internet)
Monday, July 10, 2017
A Simple Rose.QSDA
Une simple petite rose
C’est si peu de chose
Mon âme est intense
Et mon coeur danse
C’est tout l’essentiel
D’un amour éternel.
QSDA
Fall 2016
Tuesday, July 4, 2017
Tòa Thánh Cao Đài Houston, Texas. TNĐG
Tuesday, September 3, 2013
Tòa Thánh Cao Đài Houston, Texas
Thánh Thất Cao Đài Houston
Trịnh Nguyễn Đàm Giang biên soạn
Hình ảnh do SVĐG chụp
Tài liệu từ Wikipedia
Vào ngày 28-11-2009 nhân Lễ Tạ Ơn 2009 Lễ Khánh Thành Hậu Điện và Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Thất tại Thánh Thất Cao Đài Houston Texas đã được cử hành tại địa điểm 8415 South Breeze Dr, Houston TX 77071.
Và ngày Chủ nhật, mùng 1 tháng 9, năm 2013, sau gần bốn năm, Thánh thất Cao Đài đã hoàn tất. Chánh Điện được thiết kế theo kiểu mẫu số 4 Tòa Thánh Tây Ninh có diện tích 6804 square ft, với Hiệp Thiên Đài cao 60 ft và Bát Quát Đài cao 50 ft , 22 cột rồng (2 xích long, 12 thanh long, 8 huỳnh long và nhiều tượng thờ khác). Công trình Thánh thất được thông báo là trị giá khoảng hơn một triệu Mỹ kim (USD)
Lễ Khánh Thánh Chánh điện Thánh Thất đã được cử hành rất trọng thể với sự hiện diện của Bà Thị Trưởng thành phố Houston, Annise Parker, cùng Nghị viên địa hạt liên hệ, các Giáo chức, những đại diện các nơi trên toàn quốc, cùng những mạnh thường quân và quan khách. Thị trưởng thành phố Houston, Bà Parker đã đề nghị gọi ngày 1 tháng 9 là ngày Cao Đài.
Ảnh Cao Đài Tam Thánh ở Tòa Thánh Cao Đài Houston.
Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tôn Dật Tiên ( còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông Tôn Dật Tiên nêu ra chủ thuyết "Tam dân" (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là "Quốc phụ" (người cha của đất nước).
Victor Hugo (1802 -1885) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một nhà chính trị, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Victor Hugo chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tư cách là nhà thơ trữ tình, Hugo đã xuất bản tập Odes et Ballades (1826), Les feuilles d'automne (1931) hay Les Contemplations (1856). Nhưng ông cũng thể hiện vai trò của một nhà thơ dấn thân chống Napoléon III bằng tập thơ Les Châtiments (1853) và vai trò một nhà sử thi với tập La Légende des siècles (1859 và 1877). Thành công vang dội của hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. Về kịch, ông đã trình bày thuyết kịch lãng mạn trong bài tựa của vở kịch Cromwell (1827) và minh họa rõ nét thể loại này ở hai vở kịch nổi tiếng Hernani (1830) và Ruy Blas (1838).
Victor Hugo đã cống hiến lớn lao cho sự đổi mới thơ ca và sân khấu. Cuộc lưu đày 20 năm trong đế chế thứ hai của ông đặt ra sự suy ngẫm cho nhiều thế hệ về vai trò của một nhà văn trong đời sống chính trị xã hội.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.
Tấm tranh Tam Thánh ký hòa ước là một bản sao chép của bức tranh nguyên thủy có lẽ còn được lưu giữ tại Tòa Thánh Tây Ninh, Việt Nam. Bức tranh vẽ hình ba danh nhân được xem là Tam Thánh của Đạo Cao Đài đang cùng nhau viết một hòa ước giữa Thượng đế và nhân loại gọi là bản Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước.
Thông tin bức tranh
Bức "Tam Thánh ký hòa ước" do họa sĩ Lê Minh Tòng sáng tác năm 1947, vẽ Tam Thánh của đạo Cao Đài, mặc y phục tiêu biểu, đầu có ánh hào quang. Một người ghi nội dung hòa ước bằng chữ Hán, một người ghi bằng tiếng Pháp, cùng nội dung "Thiên Thượng Thiên Hạ ( Dieu et Humanité) Bác Ái Công Bình (Amour et Justice)".
Tam Thánh Cao Đài
Ba danh nhân trong bức "Tam Thánh ký hòa ước" là những danh nhân nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, được các tín đồ Cao Đài tôn xưng bậc Thánh đứng đầu Bạch Vân Động, một nơi trong cõi thiêng liêng trong tín ngưỡng Cao Đài, đại diện cho tri thức nhân gian, gồm:
Thanh Sơn Chơn nhơn
Các tín đồ Cao Đài tôn phong ông đạo hiệu Thanh Sơn Đạo sĩ, là Sư phó, tức ông thầy, đứng đầu Bạch Vân động.
Trong "Tam Thánh ký hòa ước", Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc quan phục Đại Việt, viết chữ Nho, hàm ý đại diện cho Triết học Đông phương.
Nguyệt Tâm Chơn nhơn
Tức văn sĩ Victor Hugo (1802-1885). Các tín đồ Cao Đài tôn phong ông đạo hiệu Nguyệt Tâm Chơn nhơn, làm Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo.
Trong "Tam Thánh ký hòa ước", Victor Hugo mặc quan phục Pháp thời cận đại, viết bằng Pháp văn, hàm ý đại diện cho Triết học Tây phương.
Trung Sơn Chơn nhơn
Tức chí sĩ Tôn Dật Tiên (1866-1925). Các tín đồ Cao Đài tôn phong ông đạo hiệu Trung Sơn Chơn nhơn.
Trong "Tam Thánh ký hòa ước", Tôn Dật Tiên mặc y phục Trung Hoa đầu thế kỷ 20, mang nghiên mực, hàm ý đại diện cho tri thức tổng hợp của 2 nền triết học Đông - Tây.
Monday, July 3, 2017
Trường Trưng Vương Theo Dòng Thời Gian. Đàm Giang
Trường Trưng Vương Theo Dòng Thời Gian.
Đàm Giang
Lời mở đầu. Tháng ba năm nay 2017, trường nữ Trung học Trưng Vương trong nước và nước ngoài, tại nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức kỷ niệm 100 năm từ ngày trường Trưng Vương được thành lập. Bài viết dưới đây thu thập từ những tài liệu trên internet, đặc san Trưng Vương , và một số liên kết; nguồn chính thức không thể phối kiểm. Bài chỉ có mục đích giúp người đọc biết thêm môt chút về lịch sử Trường Trưng Vương từ ngày trường được thành lập.
Trường Trưng Vương Hà Nội
Trường Trưng Vương hiện nay tại Hà Nội mang tên là Trường Trung Học Cơ Sở Trưng Vương (THCS Trưng Vương).
Trường này trước đây đã từ lâu có tên là trường nữ sinh Đồng Khánh, một trường trung học cơ sở tại Hà Nội được thành lập năm 1917 và là một trong các trung tâm giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc lại trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, trên Tiểu học và dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường Trung học cơ sở là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Tiếp nồi trung học cơ sở là trung học phổ thông.
Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, cao hơn tiểu học, trung học cơ sở và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học. Trung học phổ thông kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12). Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vượt qua kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vào cuối năm học lớp 12 (Thi Tú Tài).
Chữ Trung học cơ sở là chữ không dùng trong thời kỳ trước 1975. Theo trí nhớ của người viết thì trường sở trước 1975 theo thứ tự là trường mẫu giáo rồi trường tiểu học rồi đến trung học gồm trung học Đệ Nhất Cấp và trung học Đệ Nhị Cấp. Như thế Trung học Cơ Sở là trường trung học từ đệ thất đến đệ tứ (lớp 6 đến lớp 9), và trung học Phổ Thông là từ đệ tam lên đệ nhất (lớp 10 đến 12).
Trường Trung học Trưng Vương Hà Nội hiện nay nằm ở ngã tư phố Hàng Bài và phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội (thời Pháp là đại lộ Đồng Khánh và đại lộ Carreau), ngôi trường này trước kia có tên chính thức gọi là Trường trung học Paul Bert. Trường Trung học Paul Bert (Collège Paul Bert) là trường trung học công lập đầu tiên được thành lập ở Bắc kỳ vào năm 1886, dành cho học sinh con em người Pháp làm việc ở Hà Nội, trường dạy hai cấp Tiểu học và Cao đẳng Tiểu học gồm cả trường nam sinh và nữ sinh.
Ngôi trường được xây dựng trong những năm 1897 -1898, trên thửa đất ở ngã tư đại lộ Đồng Khánh, dài 100 mét và đại lộ Carreau, dài 87 mét, (tức phố Hàng Bài và phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội ngày nay). Ngôi trường được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc cũ, mái ngói một tầng, phần giữa và hai cánh ở hai đầu xây sâu hơn, rộng hơn và lên cao tầng. Bên cánh phải (nhìn từ trường ra cổng) dành cho Giám hiệu và bên cánh trái dành cho các phòng Quản lý trường, chủ yếu theo nguyên tắc đối xứng về xây dựng.
Theo thời gian trường có các tên gọi khác nhau theo hệ đào tạo là Trường Cao đẳng tiểu học Nam sinh (Trường Con Trai/École des Garçons), Cơ sở giáo dục Nữ sinh người Việt (Institution de Jeunes filles annamites), Trường Sư phạm nữ sinh người Việt (École Normale des Institutrices annamites), Trường Trung học nữ sinh người Việt (Collège de Jeunes filles annamites), hay trường được gọi theo tên phố là Trường Nữ sinh Đồng Khánh (École de Jeunes filles de Đồng Khánh), vì mặt chính nhìn ra đại lộ Đồng Khánh.
Ngay từ đầu, trường được thiết kế xây dựng như một tổ hợp cho trường học nam sinh và nữ sinh. Khu chính nhìn ra đường Đồng Khánh là khu trường học nam sinh nên ngay trên tường cao ở chính giữa, mặt chính có đắp nổi chữ "École des Garçons" và có ba cổng mang ba số 26, 28 và 30.
Năm 1904, Trường Nữ sinh Pháp chuyển sang cơ sở nằm trên phố Thợ Nhuộm (rue des Teinturiers), rồi phát triển thành một trường độc lập dành riêng cho nữ học sinh người Pháp cơ sở ở đại lộ Hai Bà Trưng (boulevard Rollandes).
Từ đây Trường Paul Bert (phố Đồng Khánh) chỉ còn học sinh nam nên còn gọi là Trường Nam sinh, hay Trường học con trai (École des Garçons).
Năm 1912, Chính quyền Pháp ở Đông Dương có dự định biến Trường Paul Bert đường Đồng Khánh thành trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội. Tuy nhiên, vì địa điểm này quá chật hẹp nên dự án không thực hiện được phải chuyển về xây dựng ở Đại lộ République, nay là phố Hoàng Văn Thụ. Trường Trung học Đông Dương là tên gọi ban đầu của Trường Trung học Albert Sarraut.
Năm 1917, theo Nghị định 2229, ký ngày 10 tháng 11 năm 1917 chính quyền Pháp mở Cơ sở giáo dục Nữ sinh Việt Nam (Institution de Jeunes Filles Annamites) với hai bậc học Tiểu học và Cao đẳng Tiểu học. Các em được học các môn học bằng chữ Quốc ngữ và Pháp ngữ. Các cô giáo một số người Pháp, và một số môn do các cô giáo ngưòi Việt dậy. Vì nhu cầu cần một số cô giáo dậy tiếng Việt nên năm 1917, chính quyền Pháp cho mở Cơ sở Đào tạo nữ giáo viên người Việt (École normale d'Institutrices annamites),
Về trường lớp, năm 1918, chính quyền Pháp cho xây dựng khu trường học nằm trên phố Trần Phú (thời Pháp thuộc là phố Félix Faure), dành cho Cơ sở Giáo dục nữ sinh người Việt và Cơ sở Đào tạo nữ giáo viên người Việt của Trường Cao đẳng tiểu học nữ sinh bản xứ.
Dự án xây dựng và mở rộng Trường cao đẳng tiểu học Nam sinh ở phố Đồng Khánh được thực hiện trong những năm 1927 – 1928.
Giữa tháng 8 năm 1928, công trình xây dựng và mở rộng ngôi trường này hoàn thành, được bàn giao cho nhà trường để kịp khai giảng ngày 11 tháng 9.
Ngay năm học 1928 này, các trường Pháp và bản xứ có sự hoán đổi.
Trường Cao đẳng Nữ sinh Pháp rời chuyển từ phố Hai Bà Trưng về phố Trần Phú.
Trường Trung học Paul Bert (hay Cao đẳng Tiểu học Nam sinh Pháp) rời chuyển từ phố Đồng Khánh- Hàng Bài về thế chỗ Trường Cao đẳng nữ sinh Pháp ở phố Hai Bà Trưng
Toàn bộ ngôi trường Paul Bert ở đường Đồng Khánh đã được xây thêm, mở rộng dành riêng cho Trường Cao đẳng tiểu học nữ sinh người Việt, gồm Cơ sở Giáo dục Nữ sinh người Việt, và Cơ sở Đào tạo giáo viên Nữ người Việt, chuyển từ phố Trần Phú về phố Hàng Bài, theo dự án kiện toàn và chuyển đổi trường lớp do Nha Học chính Đông Dương tại Hà Nội báo cáo và lập ngày 31 tháng 12 năm 1925.
Năm 1937, do chương trình học thay đổi, Trường Cao đẳng Tiểu học Nữ sinh bản xứ ở Đại lộ Đồng Khánh, gồm Cơ sở Giáo dục nữ sinh người Việt và Cơ sở Đào tạo nữ giáo viên người Việt đổi tên, gọi là Trường Trung học Nữ sinh Việt Nam (Collège de Jeunes Filles Annamites), hay Trường Nữ Trung học Đồng Khánh.
Năm 1943, trong thời kỳ chiến tranh Trường nữ Trung học Đồng Khánh được rời về Hưng Yên. Ngày 12 tháng 10 năm 1945, Bộ Quốc gia Giáo dục ra nghị định cho dọn trường Nữ Trung Học Đồng Khánh dọn về khu học Hoàng Mai" (có ghi trong tập Nữ sinh hà Nội thời ấy cho biết đó là Trường tiểu học Công Ích cạnh chùa Liên Phái- Bạch Mai.
Ngày 14 tháng 2 năm 1946, theo nghị định của Bộ Trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe ra Nghị định, số 85 Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Hà Nội được đổi tên là Trường Trung học Hai Bà Trưng. Theo những dòng hồi ký đăng trong tập Nữ sinh Hà Nội thời ấy, Trường Trung học Hai Bà Trưng khóa 1946-1947 học ở Phố Lò Đúc, tức Trường Lê Ngọc Hân bây giờ.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cả khu Trường Hàng Bài được chọn làm trụ sở Tổng trấn Bắc kỳ của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong Hồ sơ lịch sử kiến trúc, quyển số 100, lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ số I Nhà nước còn lưu một bản vẽ ghi rõ tiêu đề góc trên bản vẽ là "Hà Nội - Trường Trung học Đồng Khánh làm trụ sở Tổng trấn Bắc phần Việt Nam – Bản đồ tầng dưới".
Đầu năm 1948, Trường Hàng Bài vẫn chưa được dùng lại làm trường học, Trường Nữ Trung học phải học nhờ trường tiểu học phố Hàng Than, Hà Nội (nay là Trường Nguyễn Công Trứ ) và Hiệu trưởng đầu tiên là bà Nguyễn Thị Yến, cựu giáo sư trường Đồng Khánh. Đến cuối năm học, trường được giấy báo sẽ chuyển về cơ sở số 9 phố Hai Bà Trưng (nay là cơ sở của Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp số 4, thuộc Sở Giáo dục Hà Nội). Vậy là sang niên học 1949, trường được xử dụng toàn ngôi nhà của sở Công Chính, số 9 Hai Bà Trưng.
Năm 1948 là một mốc thời gian quan trọng, đánh dấu một lần đổi tên mới là Trường Nữ Trung học Trưng Vương. Ngôi trường mang tên hai vị nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng được chuyển về đúng phố Hai Bà Trưng. Có một thời gian khi bà Hiệu Trưởng Nguyễn Thị Yến vắng mặt vì lý do gia đình thì đầu niên khoá 1949-1950, giáo sư Nguyễn Kim Oanh đuợc chỉ định quyền Hiệu Trưởng trong thời gian bà Yến vắng mặt.
Việc mang tên mới từ năm 1948 là Trường Nữ Trung học Trưng Vương, hay Trường Nữ sinh Trưng Vương đã được ghi lại trong những bài viết và hồi ký của nhiều thế hệ nữ học sinh ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn như một sự kiện lịch sử của Trường. Theo "Đại hội toàn cầu Trưng Vương" cho biết đến năm 1948, trường chuyển đến đường Hai Bà Trưng, Hà Nội và tên trường được đổi thành Trưng Vương.
Trường Trưng Vương từ khi thành lập đã mở rộng từ trung học cơ sở (Thất, Lục, Ngũ, Tứ), đến niên khóa 1949-1950 thì có thêm lớp đệ Tam. Và bà Hiệu trưởng thứ hai của trường là bà Nguyễn Thị Phú, cựu giáo sư trường Đồng Khánh; giáo sư Kim Oanh giữ chức Giám Học; và bà Vũ Thị Nguyệt Minh là Tổng Giám Thị.
Sang niên khóa 1950-1951 thì có thêm lớp Đệ Nhị.
Cũng ghi nhận từ năm học 1950-1951, ngôi trường Hàng Bài bắt đầu được dùng trở lại làm trường học, nhưng đó là Trường Trung học Nguyễn Trãi. Trường Trưng Vương vẫn tiếp tục hoạt động ở số 9, phố Hai Bà Trưng đến năm 1956 mới chính thức trở lại ngôi trường Hàng Bài cho đến ngày nay.
Niên khoá 1951-1952 bà Tăng Xuân An được bổ nhiệm chức Hiệu Trưởng, bà Nguyễn Thị Phú thành Giám Học, bà Vũ Thị Nguyệt Minh vẫn giữ chức Tổng Giám Thị.
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và Trường Trưng Vương Saigon được thành lập. Hiệu trưởng trường Trưng Vương Saigon vẫn là bà Tăng Xuân An.
Tạm kết
Qua các tài liệu và bài viết về trường Trưng Vương thì năm 1948 đã được xem như một mốc son của Trường Nữ sinh Trưng Vương, một cái tên đã đi theo ngôi trường và các thế hệ học sinh đến tận ngày nay.
Trường Trưng Vương theo dòng thời gian có thể kể như sau:
- 1886: Trường Trung học Paul Bert được thành lập.
- 1897: Trường Trung học Paul Bert, hay còn gọi là Trường Đồng Khánh được xây dựng trên ngã tư đại lộ Đồng Khánh và đại lộ Carreau (1897-2017).
- 1917: Thành lập Cơ sở Giáo dục Nữ sinh bản xứ và Trường Sư phạm Nữ sinh bản xứ - tiền thân của Trường Nữ sinh Đồng Khánh hay Trường Nữ sinh Trưng Vương, ngày nay là Trường THCS Trưng Vương.
- 1927: Ngôi trường Đồng Khánh được xây mới và nâng cấp từ nhà một tầng thành khu nhà hai tầng có mô hình kiến trúc như hiện nay.
- 1937: Cơ sở Giáo dục Nữ sinh và Trường Sư phạm Nữ sinh của Trường Cao đẳng Tiểu học Nữ sinh Đồng Khánh được đổi tên, gọi chung là Trường Trung học Nữ sinh người Việt.
- 1948: Trường Nữ Trung học đổi tên là Trường Trung học Hai Bà Trưng (năm học 1946-1947) - Năm 1948: Trường đổi tên là Trường Nữ Trung học Trưng Vương.
- 1954: Sau Hiệp định Geneve, một số giáo sư và học sinh rời Hà Nội vào Saigon và trường Trưng Vương Saigon thành lập.
- 1956: Trường Nữ Trung học Trưng Vương Hà Nội chuyển về nơi thành lập đầu tiên trên phố Hàng Bài, tức đại lộ Đồng Khánh xưa kia.
Đàm Giang biên soạn.
Tài liệu tham khảo.
1- Đào tạo nữ giáo viên:
http://www.le-temps-des-instituteurs.fr/doc-ecole-normale.html
2- Một phần Lịch sử Trường Trưng Vương viết theo bài của NVT:
http://trungvuong.edu.vn/mo-hinh-ban-tru-chuyen-biet/
3- Nhớ về Trường Trưng Vương Hà Nội. Vũ Thị Nguyệt Minh. Giai Phẩm Trưng Vương Mê Linh 2015.
4- Và vài chi tiết thu thập tại links khác nhau trên internet.
Subscribe to:
Posts (Atom)