Cầu Dây Văng ở Việt Nam
Sóng
Việt sưu tầm và tổng hợp
Cầu dây văng? Chữ này nghe thật lạ cho những người mới
nghe đến lần đầu, và không hiểu là người ta nói đến cầu gì? Chính người viết này
cũng thấy lạ khi đọc báo nghe chữ này lần đầu. Gần đây báo chí loan tin thêm hai
cầu dây văng nữa đang được xây cất ở Việt Nam, nên tưởng cũng nên tìm hiểu một
chút về nó cùng lướt qua những cây cầu dây văng hiện có và còn đang hay sẽ xây cất tại Việt Nam. Tài liệu và hình ảnh
thu thập trên Wikipedia.
Cầu dây võng
Cầu dây văng dạng đàn hạc (harpe)
Cầu dây văng là một loại cầu bao gồm một hoặc nhiều trụ (thường được
gọi là tháp), với dây cáp neo chịu đỡ toàn bộ hệ mặt cầu và các dầm cầu.
Có ba loại cầu dây văng chủ yếu, được phân biệt theo cách nối cáp vào trụ
cầu.
Theo kiểu thiết kế đàn harpe, các dây cáp được bố trí gần như song song nhau
bằng cách buộc đầu cáp vào các điểm khác nhau của tháp để chiều cao khoảng cách
giữa các dây văng gắn liền ở tháp gần bằng khoảng cách giữa các dây văng phần
dưới gắn với các vị trí trên cầu, dọc theo lòng đường.
Theo kiểu thiết kế rẻ quạt, tất cả
các dây cáp đều được nối vào, hoặc nối qua đỉnh tháp.
Kiểu thứ ba là thiết kế tất cả dây
văng neo vào một điểm cố định trên tháp gọi là sơ đồ dây đồng quy.
Kiểu thiết kế cầu dây văng là kiểu cầu tối ưu, vì độ dài nhịp của nó nằm
giữa độ dài của hai loại cầu dầm lien tục và cầu treo dây võng. Với cùng một
khoảng chiều dài, nhịp thì cầu dây võng cần một số lượng dây cáp nhiều hơn, còn
cầu dầm liên tục đỡ trên cần một lượng vật tư nhiều hơn và trở nên nặng nề hơn.
Cầu dây võng
Cầu dây võng, còn gọi là cầu
treo dây võng, là một loại cầu có kết cấu cầu treo dạng cáp treo trên cáp, thay vì cáp treo trực tiếp vào
trụ cầu như cầu treo dây văng. Hệ cáp treo chính của cầu được móc liên kết chắc
chắn vào đỉnh các trụ cầu, như đường dây điện cao thế, nhưng do khoảng cách
nhịp lớn và chịu tải nặng chúng thường có dạng bị võng xuống ở khoảng giữa nhịp
cầu. Từ hệ cáp treo chính này, thường nằm 2 bên thành cầu, các hệ cáp treo
thẳng đứng được (móc vào hệ cáp chính) treo rủ xuống với khoảng cách song song
đều nhau đỡ lấy từng đốt bản mặt cầu. Chính nhờ có hệ kết cấu dây cáp treo
không phụ thuộc vào góc neo cáp, chiều cao trụ cầu và khoảng cách điểm neo đốt
cầu vào cáp treo tới trụ tháp, mà cầu treo dây võng có thể vượt được các nhịp
lớn hơn cầu treo dây văng (loại cầu phụ thuộc nhiều vào những yếu tố đó). Những
cầu treo nhịp dài nhất trên thế giới là các cầu treo dây võng.
Cầu treo dây võng có sớm nhất ở Việt Nam có lẽ là cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra
Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải
Châu và Sơn Trà thuộc
thành phố Đà nẵng (2003-2009).
Cầu dây võng/treo Thuận Phước
(photo Cuong Nguyen)
Cầu dây văng L. Zakim. Boston, MA
Tại sao lại gọi là cầu dây văng?
Từ văng trong cầu dây văng có nghĩa là gì?
Theo trang nhà về từ nguyên thì c
ầu dây văng là cầu gồm một hoặc nhiều trụ, với cáp neo chịu đỡ toàn bộ hệ mặt cầu và
các dầm cầu.
Cầu dây văng tiếng Anh được viết là
cable-stayed bridge.
Văng có lẽ là từ phiên
âm từ gốc Nga ванты, có nghĩa là thừng chăng cột buồm. Cầu dây văng (tiếng Nga : ВАНТОВЫЙ МОСТ ) cũng được gọi là
cầu dây băng.
Cũng có thể cầu dây
băng xuất phát từ thuật ngữ tiếng Pháp tương đương là pont à haubans (?).
Và có thể văng
và băng đều là biến thể phát âm
của cùng một từ (?).
Vì Liên Bang Nga có liên hệ với Việt Nam từ những thập niên 1980s, nên có lẽ
là phiên âm từ chữ Nga thành cầu văng (?) . Hay từ chữ nguồn gốc Pháp haubans
thành cầu dây băng (?). Và nay cầu dây văng hay cầu dây băng cùng được hiểu như
là nói về loại cầu với trụ có nhiều dây cáp neo chịu đỡ gắn vào cột trụ.
Những câu cầu dây văng ở Việt Nam.
Dưới đây là danh sách những cầu dây văng
theo thứ tự năm cầu đuợc khánh thành.
Cầu Mỹ Thuận. Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc
qua song Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu này là trục giao
thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu dây văng đầu tiên của
Việt Nam (1997-2000).
Cầu
Bính
Cầu Bính.
Cầu Bính là cây cầu dây văng (đàn hạc) bắc qua sông Cấm nối thành
phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và đi ra
tỉnh Quảng Nin (2002-2005).
Cầu Bãi Cháy.
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối
hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn Gai và Bãi Cháy qua cửa sông Cửa Lục nơi
đổ ra vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. (2006)
Cầu Rạch Miễu.
Cầu Rạch Miễu là một câycầu dây văng
nối liền hai tỉnh Tiền Giang (trước năm 1976 là tỉnh Mỹ Tho) và Bến Tre với
nhau. Cây cầu này khi hoàn thành giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về
giao thông bộ. Ngoài cầu chính, công trình này còn bao gồm đường dẫn hai đầu (2002-2009)
Cầu Cần Thơ. Cầu Cần Thơ
là cây cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối Cần thơ và Vĩnh Long (2004-2010). Vào thời điểm 2010, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất đầu tiên ở Việt Nam.
Cầu Nhật Tân.
Cầu Nhật Tân là một cầu
bắc qua
sông Hồng đoạn Hà Nội, kết cấu nhịp của cầu
chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây
văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ
3, xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh . Mỗi nhịp cầu có 11 đôi dây văng chịu tải. Với
yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, cầu Nhật Tân được thiết kế và xây dựng để trở thành
một biểu tượng mới của Thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà
Nội (2009-2015).
Cầu
Nhật Tân
CầuVàm Cống.
Cầu Vàm Cống là cây cầu dây văng đang
xây dựng bắc qua sông Hậu, nối liền hai tỉnh Cần thơ và Đồng Tháp, Việt Nam.
Cầu Vàm cống cách bến phà Vàm Cống khoảng 3 km về phía hạ lưu sông Hậu, và
sẽ thay thế cụm phà này khi cầu đi vào hoạt động. Cầu được khởi công xây dựng
từ tháng 9 năm 2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Cầu Phước Khánh.
Cầu Phước Khánh là cây cầu dây văng
đường bộ đang xây dựng nằm trong dự án
Đường
cao tốc Long Thành-Bến Lức
và là cây cầu
thứ ba được xây dựng trên tuyến cao tốc này.
Cầu Phước Khánh bắc qua
sông Lòng Tàu, nối huyện Cần Giờ, HCM city, với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai, Việt Nam và dự trù hoàn thành vào năm 2019.
Cầu
Bình Khánh. Cầu Bình Khánh là cây cầu dây văng sắp được khởi công
xây dựng nằm trong dự án Đường cao tốc Long Thành-Bến Lức . Cầu Bình Khánh bắc
qua sông Soài Rạp, nối hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ của HCM city,Việt Nam. Cầu sẽ
được xây dựng từ tháng 8 năm 2015 và dự trù hoàn thành vào tháng 7 năm 2019.
Sóng
Việt
Tháng
Bảy 2015