Đây là vài đọan trích từ bài viết của BS Trần Văn Tích trên trang svqy.org số tháng 8-9 2016.
Từ là một thi loại đặc biệt
Từ là một thể loại thi ca cổ điển của Trung Hoa. Thoạt tiên chữ "từ" dùng để chỉ loại thơ có thể phối hợp với nhạc dùng để ca xướng. Sau này từ thoát ly khỏi âm nhạc và trở thành một văn thể độc lập. Giống như luật thi, từ được qui định chặt chẽ về đặt câu, số chữ, bằng trắc, gieo vần nhưng đặc trưng nhất của từ là câu dài ngắn không đều nên từ còn được gọi là trường đoản cú thi. Từ manh nha thời Nam triều, hình thành ở đời Đường, thịnh hành ở đời Tống. Từ sản sinh sớm nhất trong dân gian, đến đời Đường bắt đầu có văn nhân sáng tác từ, như bài Ức Tần nga tương truyền do Lý Bạch sáng tác hoặc bài Trúc chi từ mà Lưu Vũ Tích là tác giả.
Từ, như đã nói, khác thơ Đường ở chỗ có câu dài câu ngắn, khác Nhạc phủ ở cách luật hết sức nghiêm ngặt, khác thơ cổ phong ở số chữ cố định. Từ có nhiều điệu. Điệu ngắn nhất là Trúc chi từ, chỉ có mười bốn chữ; điệu dài nhất là Oanh đề từ, có hai trăm bốn mươi chữ. Có bài từ dài hơn hai trăm bốn mươi chữ - ví dụ bài từ theo điệu Ỷ la hương - nhưng thực ra đó là những điệu gồm nhiều đoạn với công thức hoặc hoàn toàn giống nhau hoặc khác hẳn nhau. Có những câu trong bài từ rất dài; mười hai, mười ba chữ; có câu lại chỉ gồm một chữ duy nhất. Tuy nhiên mỗi điệu từ thường có những biến thể.
Trong thơ Đường luật và ở câu thất ngôn, chữ thứ nhất và chữ thứ ba không bắt buộc phải theo tiết điệu bằng trắc: nhất tam bất luận là vậy; thậm chí có khi chữ thứ năm cũng thoát khỏi luật lệ bằng trắc; ta có nhất tam ngũ bất luận. Bài từ, nhìn chung, không chấp nhận lệ bất luận theo cung cách đó: từ luật về tiết điệu hết sức chặt chẽ.
Từ là một thể loại thi ca cổ điển của Trung Hoa. Thoạt tiên chữ "từ" dùng để chỉ loại thơ có thể phối hợp với nhạc dùng để ca xướng. Sau này từ thoát ly khỏi âm nhạc và trở thành một văn thể độc lập. Giống như luật thi, từ được qui định chặt chẽ về đặt câu, số chữ, bằng trắc, gieo vần nhưng đặc trưng nhất của từ là câu dài ngắn không đều nên từ còn được gọi là trường đoản cú thi. Từ manh nha thời Nam triều, hình thành ở đời Đường, thịnh hành ở đời Tống. Từ sản sinh sớm nhất trong dân gian, đến đời Đường bắt đầu có văn nhân sáng tác từ, như bài Ức Tần nga tương truyền do Lý Bạch sáng tác hoặc bài Trúc chi từ mà Lưu Vũ Tích là tác giả.
Từ, như đã nói, khác thơ Đường ở chỗ có câu dài câu ngắn, khác Nhạc phủ ở cách luật hết sức nghiêm ngặt, khác thơ cổ phong ở số chữ cố định. Từ có nhiều điệu. Điệu ngắn nhất là Trúc chi từ, chỉ có mười bốn chữ; điệu dài nhất là Oanh đề từ, có hai trăm bốn mươi chữ. Có bài từ dài hơn hai trăm bốn mươi chữ - ví dụ bài từ theo điệu Ỷ la hương - nhưng thực ra đó là những điệu gồm nhiều đoạn với công thức hoặc hoàn toàn giống nhau hoặc khác hẳn nhau. Có những câu trong bài từ rất dài; mười hai, mười ba chữ; có câu lại chỉ gồm một chữ duy nhất. Tuy nhiên mỗi điệu từ thường có những biến thể.
Trong thơ Đường luật và ở câu thất ngôn, chữ thứ nhất và chữ thứ ba không bắt buộc phải theo tiết điệu bằng trắc: nhất tam bất luận là vậy; thậm chí có khi chữ thứ năm cũng thoát khỏi luật lệ bằng trắc; ta có nhất tam ngũ bất luận. Bài từ, nhìn chung, không chấp nhận lệ bất luận theo cung cách đó: từ luật về tiết điệu hết sức chặt chẽ.
…
Từ là tổng hoà thi và nhạc vì gốc gác của từ vốn
là chốn thanh lâu và các chuyên viên trình diễn từ đầu tiên là giới kỹ nữ. Nhà
thơ đến xóm bình khang tìm vui với giai nhân và soạn từ khúc cho người đẹp hát.
Đó là một lề lối sinh hoạt rất quen thuộc vào các đời Đường, Tống, Ngũ Đại.
Nhưng rồi dần dà từ tự tách rời khỏi âm nhạc và trở thành một thể thơ mới tự do
với câu ngắn câu dài. Nó không còn là một nhạc thức, nó trở thành một thi loại
và đến thời điểm này thì, cũng vẫn như thơ, từ được viết ra không phải để hát nữa
(tụng nhi bất ca).
…
Dịch từ không phải là dịch thơ
Mỗi một bài từ đều được viết theo một nhạc phổ mà thuật ngữ chuyên môn gọi là từ phổ và công việc đặt lời ca cho từ phổ gọi là điền từ. Nếu có người muốn chuyển một bài từ sang một ngôn ngữ khác một cách đứng đắn và trung thực thì dịch giả cũng phải làm công việc điền từ trong ngôn ngữ mới.
Mỗi một bài từ đều được viết theo một nhạc phổ mà thuật ngữ chuyên môn gọi là từ phổ và công việc đặt lời ca cho từ phổ gọi là điền từ. Nếu có người muốn chuyển một bài từ sang một ngôn ngữ khác một cách đứng đắn và trung thực thì dịch giả cũng phải làm công việc điền từ trong ngôn ngữ mới.
…
Trần
Văn Tích
*
No comments:
Post a Comment