Sự phán
xét linh hồn người chết bởi Osiris.
Trên bức họa có đề tựa Sự
phán xét linh hồn bởi Osiris, từ trái qua phải là sự hiện diện của Anubis, với Anubis đang tiến hành cán cân bên
cạnh cân là Ammit đang ngồi chờ, Thoth, và Horus. Dưới trướng lọng là Osiris,
Isis, và Nephthys ngồi quan sát.
Mỗi linh hồn đều phải tham gia xét xử tại Duat,
cõi âm của Ai Cập, nơi có một gian phòng gọi là "Đại sảnh của sự thật". Ở đó, Anubis sẽ đặt trái tim của người chết lên một đĩa
cân, đĩa còn lại đặt chiếc lông vũ của Maat.
Nếu trái tim nặng hơn chiếc lông vũ, thì người đó đã phạm nhiều tội
lỗi, linh hồn đó sẽ không được bước chân lên thiên đường, và sẽ bị Ammit
nuốt chửng, không được siêu thoát. Những người này sẽ "chết lần thứ
hai".
Còn nếu
bằng, thì đó là trái tim của người xứng đáng và được tới Aaru - vùng đất
mà thần Osisris cai quản. Tại phiên tòa này, Osiris sẽ là thẩm phán tối
cao, ngoài ra sẽ có nhiều vị thần quan trọng cũng tham gia vào.
Đôi nét về những vị thần trong tôn giáo cổ đại Ai Cập trong bức vẽ.
Chiếc lông vũ của Maat.
Maat là nữ thần hiện thần của
trật tự, công lý, sự thật, đạo đức và chính nghĩa, Maat là vợ của Thoth, thần Mặt
Trăng của văn bản và trí tuệ. Thần Maat mang chiếc lông vũ trên đầu tay cầm vương
trượng và biểu hiệu ankh.
Anubis.
Anubis.
Thần
phán xét và là thần ướp xác có đầu chó sói, biểu tượng là cán cân công lý . Anubis là con của Osiris và Isis. Là em của Horus.
Ammit là một nữ thần trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Ammit
là nữ thần có đầu cá sấu, nửa thân trước là sư tử và nửa thân sau là hà mã.
Đây là ba con vật ăn thịt người lớn nhất theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại.
Ammit sẽ nuốt những linh hồn phạm tội, không
xứng đáng được lên thiên đàng.. Vì thế, Ammit còn được gọi là "Kẻ ăn những
trái tim" hay "Kẻ nuốt linh hồn".
Ammit sống dưới địa ngục tại "Sảnh đường của hai sự
thật".
Ammit không được thờ cúng, và cũng không được xem là một nữ thần
chính thức nhưng hình ảnh của Ammit xuất hiện nhiều trong những cảnh "cân
tim". Hình tượng Ammit là sự nhắc nhở cho người dân Ai Cập phải biết tôn
trọng trật tự của Ma'at.
Thoth là
vị thần cai quản Mặt Trăng trong tín ngưỡng c Ai Cập. Ông là thần của pháp
thuật, văn tự và kiến thức, được gọi là "Vị thần của Thánh thư" hay V
thần của sự cn bằng. Thần
Thoth dưới hình dạng một người có đầu một con cò quăm (hay đôi khi môt con khỉ đầu
chó).
Thoth là người tạo nên các văn bản về y học,
nghi lễ và pháp thuật. Ông còn là thần bảo trợ của những người ghi chép.
Thoth có trách nhiệm ghi chép phán quyết của
tòa án xét xử người chết dưới địa ngục Duat và là một trong 42 vị thẩm phán tối
cao.
Horus. Vua của các pharaoh, thần có đầu chim ưng có biểu tượng là mắt Wedjat và lôi trượng. Horus là con của Osiris và Isis, anh của thần Anubis.
Horus. Vua của các pharaoh, thần có đầu chim ưng có biểu tượng là mắt Wedjat và lôi trượng. Horus là con của Osiris và Isis, anh của thần Anubis.
Osiris.Trước
kia là 1 pharaoh đức độ, sau khi bị Seth giết thì thần được Anubis hồi
sinh và trở thành vua của thế giới âm phủ, có da màu xanh lá
cây biểu thị cho sự tái sinh. Là cha của 2 vị thần quan trọng của Ai Cập là thần Anubis và
Horus, có biểu tượng là gậy uốn cong và cây gậy đập lúa.
Isis là một trong 9 vị thần tối cao của tôn giáo cổ đại
Ai Cập. Bà đội trên đầu ngai vàng của pharaoh, tay cầm quyền trượng và thường
liên kết sức mạnh với nhiều vị nữ thần khác. Đôi khi bà thường được thể hiện
với đôi cánh lớn đang dang rộng và che chở.
Nephthys hay Nebthet, là một trong 9 vị thần tối cao của Ai Cập cổ đại.
Bà là con gái của thần đất Geb và nữ thần bầu trời Nut, là em gái của các thần Osiris, Isis, và Set, đồng thời cũng là vợ của ác thần Set. Tên của bà có
nghĩa là "Người đàn bà trong nhà".
Thần Nephthys đội vương
miện hình căn nhà trên đầu, tay cầm vương trượng và ankh. Là thần của sa mạc, chết chóc và tang lễ. Mái tóc của Nephthys
tượng trưng cho những cuộn vải lanh dùng trong việc ướp
xác. Người ta nói rằng, 2 chị em Isis và Nephthys giống nhau đến nỗi chỉ khi đội
vương miện vào thì mới phân biệt được hai bà.
Đàm
Giang tổng hợp.
Những vị thần trong tôn giáo Ai Cập Cổ Đại
No comments:
Post a Comment