Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việt Nam
và
Những Di tích Lịch Sử chung quanh hồ.
SV Đàm Giang thu thập và biên soạn.
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có diện tích khoảng 12 ha (dài tối đa khoảng 700m, rộng tối đa khoảng 250m, chu vi 1750m, độ sâu trung bình 1- 1,4m).
Trước kia, hồ còn có tên là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm).
Tên gọi của hồ Hoàn Kiếm xuất
hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn liền với truyền thuyết Vua Lê
Thái Tổ/Lê Lợi (1428-1443) trả gươm báu cho Rùa thần. Lê Lợi là người anh hùng
dân tộc đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại
độc lập dân tộc ở thế kỷ XV.
Khi
Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm báu. Kiếm theo ông suốt 10
năm dài chống quân Minh xâm lược (thế kỷ XV).
Sau chiến thắng quân Minh, Vua Lê có một buổi dạo thuyền chơi trên
hồ, bỗng gặp rùa vàng nổi lên mặt nước. Vua rút kiếm chỉ cho quân sĩ thấy, thì
rùa vàng đã nhảy lên đớp lấy thanh kiếm rồi lặn mất tăm. Vua cho là điềm lành,
đất nước có giặc, rùa thần cho mượn kiếm, nay đã thanh bình nên lấy lại. Từ đó đặt
tên là hồ Hoàn Kiếm (trả kiếm), gọi tắt là hồ Gươm
Vào thế kỷ 16, chúa
Trịnh cho
xây dựng lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả
Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang (chúa Trịnh thứ
6 thời Lê Trung Hưng, trị vì năm 1729 – 1740), cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ
để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung; cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả
Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều
đình. Đến đời vua Tự Đức (hoàng đế thứ 4
triều Nguyễn, trị vì 1847-1883),
hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính
là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo
hộ Pháp cho
lấp hồ Thuỷ Quân để mở rộng trung tâm Hà Nội.
Trong hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía Bắc hồ, gần
bờ Đông có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo có đền Ngọc Sơn. Đảo Rùa
nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía Nam hồ.
Ngoài
Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn trong hồ, chung quanh Hồ Hoàn Kiếm có nhiều di tích: có tháp
Hòa Phong, đền Bà Kiệu, nhà Thủy tạ, đền thờ vua Lê Thái Tổ, và tượng đài vua Lý
Thái Tổ, v.v...
Tháp
Rùa nằm
ở trung tâm hồ, trên gò Rùa, được xây dựng vào năm 1884-1886. Công trình có
hình thức ảnh hưởng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật.
Tầng 1: dài 6,28m (mặt Đông, Tây), mỗi mặt có 3 ô cửa; rộng 4,54m (mặt
Bắc, Nam), mỗi mặt có 2 ô cửa; các cửa đều được xây cuốn vòm nhọn.
Tầng 2: dài 4,8m, rộng 3,64m
và có kiến trúc như tầng một.
Tầng 3: dài 2,97m, rộng
1,9m; chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68m, phía trên cửa
có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa).
Tầng đỉnh: có nét giống một
vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m.
Đền thờ vua Lê Thái Tổ. Khu di tích tượng đài Vua Lê Thái Tổ nằm tại phía Tây của hồ, số 18 đường Lê Thái Tổ. Phía trước đền
có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm lưỡi kiếm trả lại cho Rùa thần
hồ Gươm.
Tượng Vua Lê được
xây dựng năm 1889, đời Thành Thái Nhà Nguyễn, trên khu vực đền cũ thờ Vua Lê
Thái Tổ. Tượng bằng đồng, cao 120m, đứng trên trụ đá cao nhìn ra mặt hồ.Phía
trước tượng còn có nhà phương đình xây gạch kiểu hai tầng mái.
(**)
Tháp Hòa Phong nằm tại phía Đông Nam Hồ
Hoàn Kiếm, trên đường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Đây là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn xây năm 1842. Chùa Bảo Ân đã bị người Pháp phá bỏ
năm 1888 để lấy đất xây Bưu điện Hà Nội, chỉ còn giữ lại Tháp Hòa Phong.
Tháp
cao 3 tầng, tầng một có 4 cửa (tứ môn pháp) theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Ứng
với mỗi cửa tháp có dòng chữ Hán: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn và Báo
Phúc môn. Tầng 2 nhỏ hơn có viết một chữ
Phạn lớn. Tầng 3 mặt đông tây ghi Hoà Phong tháp, mặt bắc nam ghi là Báo Thiên
tháp.
Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc Nữ Quế Hoa.
Nhà bái đường đền Bà Kiệu (**)
Nhà Thủy Tạ nằm tại phía Tây Bắc của hồ, được khởi
công năm 1937 trên nền Tả Vọng đình thời Trịnh Sâm (chúa Trịnh thứ 7, thời Lê Trung Hưng, trị vì 1767-1782).
Tên hiệu kem Thủy Tạ
đã có từ rất lâu - từ năm 1954 tại nhà hàng Thủy Tạ (bờ Hồ Hoàn Kiếm - tiền
thân của Cà Phê Thủy Tạ bây giờ) đã sản xuất kem ăn để cung cấp cho người
tiêu dùng tại Hà Nội.
Tượng
đài Vua Lý Thái Tổ: Được đặt tại
vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà
Nội. Tượng đài nhằm tôn vinh vị Vua Lý
Thái Tổ (974-1028), người có công khai sáng Kinh thành Thăng Long.
Tượng đài được khởi công xây dựng ngày 17-8-2004, và được khánh thành ngày 07-10-2004. Tượng đài khắc hoạ hình tượngVua Lý Thái Tổ, đầu đội mũ bình thiên, tay phải cầm Chiếu dời đô, tay trái chỉ xuống nơi định đô. Tượng được đặt trên đài hình bát giác (tượng trưng cho tám hướng), phần trên đài cách điệu bốn cổng thành Hà Nội, phần bệ ba bậc thềm tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hoà, những yếu tố làm cơ sở để Vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên.
SV Đàm Giang
April 11 2020
(**) Hình Internet
Tài liệu Trang du lịch và Wikipedia.
No comments:
Post a Comment