Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà tại Paris.
Victor Hugo
Cuốn tiểu
thuyết Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà là cuốn sách đầu tiên viết bao
quanh cuộc đời từ vua nước Pháp cho đến chuột cống rãnh Paris. Victor Hugo đã
diễn tả câu chuyện như một kịch trường vĩ đại về lịch sử thời đó, hiện thân qua
bối cảnh nhà thờ, xã hội như nhân chứng và chủ xướng thầm lặng. Đây cũng là
cuốn chuyện đầu tiên nói đến những kẻ nghèo hèn, hành khất, những kẻ bị coi như
thành phần bất hảo, được xem như là những kẻ chủ xướng.
Cuốn tiểu
thuyết ra mắt năm 1831 đã thu hút quần chúng mãnh liệt và là động lực khơi mào
sự tu bổ những kiến trúc bị tổn hại theo thời gian và chiến tranh. Tối hậu đã
dẫn đến sự trùng tu và xây dựng một kho để Thánh vật cho Nhà Thờ Paris vào giữa
thế kỷ thứ 19 bởi chính quyền thời vua King Louis-Philippe I. Công việc trùng
tu được giao cho Kiến Trúc sư Jean-Baptiste Lassus và Eugene Viollet-le-Duc
thực hiện bắt đầu vào năm 1844. Sau khi Lassus qua đời năm 1857 thì
Viollet-le-Duc là người duy nhất tiếp tục công việc.
Viollet-le-Duc
là một người có đầu óc phóng khoáng, ông đã có lời như sau: "bảo
trì, tu bổ một tòa nhà lớn không phải chỉ là duy trì nó, sửa chữa nó, hay làm
lại nó, mà là công việc tái thiết lập để nó trở nên một trạng thái hoàn tất có
thể chưa từng hiện hữu ở một thời điểm nhất định nào đó".
Viollet
Le-duc đã biến một Nhà Thơ đổ nát điêu tàn thành một nhà thờ như chúng ta hiện
thấy.
Ngoài
những máng xối thoát nước có hình thú hả miệng (gargoyles) ra thì kiến trúc sư
Villolet Le-Duc thêm vào một số quái vật mình sư tử đầu thú (chimieres) được
trưng ở tầng hai giữa hai tòa tháp. Một tòa tháp nhọn ở phía đông của nhà thờ
cao 90 m cũng được xây lại. Một vài điểm lý thú chung quanh công việc tu bổ bảo
trì Nhà Thờ Notre Dame của Le-Duc đã được biết đến. Chung quanh ngọn tháp nhọn
cao vút này có trưng tượng của nhiều thánh. Tất cả các tượng đều quay lưng vào
tháp nhọn, hướng mặt xuống phía dưới, riêng một tượng ở cửa Nam (tượng St
Thomas) thì trong tay phải cầm một thước vuông, lại quay mặt nhìn lên ngọn tháp
mà khuôn mặt thánh này giống kiến trúc sư Le-Duc. Mời quan sát hình đính kèm
xem có đúng không nhé.
(*) Tượng
Quasimodo có thể thấy tại cửa Bắc phía trên cao.
Ông Le-duc
là một người rất hâm mộ chuyện của Victor Hugo với Chàng Gù Nhà Thờ Đức
Bà. Chúng ta có thể đã biết như trên rằng Le-Duc là người đã xây cái
ngọn tháp cao vút (spire), và có tượng thánh St Thomas, tay cầm một cái thước
vuông, ngửng mặt ngưỡng mộ nhìn lên ngọn tháp, công trình xây dựng của chính
ông, mà khuôn mặt thánh St Thomas giống hệt khuôn mặt của Le-Duc; nhưng có mấy
ai biết rằng trên một góc vách cao bên cửa Bắc (trên Rue du Cloitre Notre Dame)
có hình một tượng bán thân nhân vật gù Quasimodo trong chuyện Chàng Gù
nhà thờ Đức Bà ?
Chàng
Gù Nhà Thờ Đức Bà (Notre Dame de Paris)
Nhà
thờ cổ kính tại Paris
Có chuyện chàng gù thật dị kỳ
Ẩn náu đời buồn đầy tuyệt vọng
Yêu thầm chết thảm ngập lâm li.
Hugo viết chuyện tình lưu vết (1)
Le-Duc tu trì dấu vẫn ghi (2)
Góc vách cheo leo nhìn tuyệt vọng
Ngày đêm nắng gió hứng sầu bi.
Sóng Việt Đàm Giang
Có chuyện chàng gù thật dị kỳ
Ẩn náu đời buồn đầy tuyệt vọng
Yêu thầm chết thảm ngập lâm li.
Hugo viết chuyện tình lưu vết (1)
Le-Duc tu trì dấu vẫn ghi (2)
Góc vách cheo leo nhìn tuyệt vọng
Ngày đêm nắng gió hứng sầu bi.
Sóng Việt Đàm Giang
(1) Victor
Hugo
(2) Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc
(2) Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc
No comments:
Post a Comment